Có rất nhiều cách để xử lý rủi ro trong doanh nghiệp, những phương pháp được đề cập dưới đây là một trong những biện pháp phổ biến nhất. Những phương pháp này kết hợp với các chiến lược quản trị rủi ro tổng thể giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, xác định cách thức quản lý các rủi ro như thế nào và tác động của chúng ra sao.
Tránh né rủi ro (Avoid risk) : Một doanh nghiệp có thể lựa chọn tránh né rủi ro nếu nó quá mạo hiểm. Biện pháp này luôn luôn có hiệu quả, tuy nhiên, không thể áp dụng trong tất cả mọi trường hợp, vì rủi ro đôi lúc cũng mang lại lợi nhuận cho tổ chức.
Chuyển giao rủi ro (Transfer risk): Trong một số trường hợp, rủi ro có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cho bên thứ ba. Một ví dụ phổ biến của việc này là mua bảo hiểm, nó làm giảm nguy cơ mạo hiểm nhưng lại làm tăng chi phí phải trả.
Đồng chịu rủi ro (Pool risks): Mỗi hoạt động riêng lẻ đều có ưu và nhược điểm riêng, do đó, khi gộp nhiều hoạt động lại, rủi ro của chúng có xu hướng triệt tiêu lẫn nhau làm cho rủi ro chung của nhóm thấp hơn so với rủi ro của từng hoạt động riêng lẻ.
Đa dạng hóa rủi ro: khái niệm này tương tự như “đồng chịu rủi ro” (pool risks), nhưng thường liên quan đến những ngành công nghiệp hoặc những quốc gia khác nhau.
Giảm thiểu rủi ro (Risk reduction): Nếu một công ty không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro, bằng những biện pháp kiểm soát nội bộ, họ có thể giảm thiểu chúng đến một mức độ có thể chấp nhận được.
Bảo hiểm rủi ro (Hedging risks): giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra với một doanh nghiệp bằng cách kết hợp những giao dịch hoặc hoạt động có rủi ro trái ngược nhau của những tổ chức khác nhau vào một nhóm, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro trên tổng thể.
16
Chia sẻ rủi ro (Risk sharing): Một công ty có thể hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng cách chia sẻ rủi ro với những đối tác khác. Đây là một trong những nguyên nhân chính hình thành nên các tập đoàn liên doanh.