7. ĐÓNG GÓP CủA LUậN VĂN
3.2.4. Con người tìm về với thiên nhiên
Trong tâm thức của người phương đông thiên nhiên là người bạn gần gũi và tâm giao. Khi có tâm sự khó nói họ đều hướng đến thiên nhiên mong tìm sự sẻ chia “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du). Với các nhà nho ở ẩn thì thiên
nhiên đã trở thành người bạn tri kỉ “Cò nằm hạc lặn nên bầu bạn/ Ấp ủ cùng ta làm cái con” (Nguyễn Trãi). Vì thế mà mảng thơ vịnh cảnh, tả cảnh chiếm vị trí khá quan trọng, với số lượng khá nhiều trong văn học trung đại. Hầu như nhà thơ nào cũng có một vài bài về thiên nhiên, có nhà thơ giành cả tập thơ cho thiên nhiên quê nhà (Nguyễn Khuyến là điển hình). Theo Trần Đình Sử, các tác giả trung đại “cảm
nhận thiên nhiên theo lối sánh đức, tức là tìm thấy các biểu tượng đạo đức trong thiên nhiên, như thể Khuất Nguyên yêu sen, Tô Đông Pha yêu trúc, Lâm Hòa Tĩnh yêu mai”. Tức là họ nhìn thiên nhiên theo con mắt đạo đức của nho giáo. Thiên nhiên trở thành những biểu tượng cho phẩm chất đạo đức của con người: tùng, trúc, cúc, mai tượng trưng cho người quân tử; hoa sen tượng trưng cho khí tiết thanh cao không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống xung quanh.
Thiên nhiên không phải là mảng thơ chiếm vị trí quan trọng trong thơ văn Nguyễn Công Trứ nhưng nó lại là một phần không thể thiếu. Nguyễn Công Trứ đi khá nhiều và cảnh đẹp của đất nước ít nhiều đọng lại trong tâm hồn ông. Ông không tả thiên nhiên như một tập nhật trình ghi lại những mốc quan trọng trên hành trình của mình mà chỉ chọn những cảnh đẹp ưng ý để ghi lại trong thơ: Vịnh cảnh Hồ Tây, Vịnh Hà Nội.
Thú vui tìm về với thiên nhiên của Nguyễn Công Trứ rất giản dị, tự nhiên. Đó là thưởng thức vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng cho con người.
“Gió trăng chứa một thuyền đầy Của kho vô tận biết ngày nào vơi”
(Vịnh Tiền Xích Bích)
Nguyễn Công Trứ ca ngợi Tô Đông Pha là người biết thưởng cảnh, tâm hồn tự do không vướng bụi trần. Vì thế mà Tô Đông Pha đã thả hồn vào cảnh vật để khám phá ra vẻ đẹp trên sông Xích Bích.
“Ông Tô tử qua chơi Xích Bích Một con thuyền với một túi thơ Gió hiu hiu mặt nước như tờ Trắng chênh chếch đầu non mới ló
Thuyền một lá xông ngang ghềnh bạch lộ Buông chèo hoa len lỏi chốn sơn cương”
(Vịnh Tiền Xích Bích)
Ông chê Tào Tháo bởi Tào Tháo tự phụ cho mình là bậc anh hùng, coi thường thiên hạ. Vì ham chinh chiến, đánh nhau với Khổng Minh mà Tào Tháo đã bỏ qua vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên trên dòng sông Xích Bích.
“Sực nhớ kẻ quay ngọn giáo vịnh câu thơ thuở trước Nghĩ sự đời thêm cảm nỗi phù du”
(Vịnh Tiền Xích Bích)
Nguyễn Công Trứ có chùm bài vịnh cảnh bốn mùa. Cảnh sắc hiện lên đã có nét của cảnh thực ở quê Hà Tĩnh. Nhà thơ nhìn cảnh vật bằng con mắt trẻ trung, tươi mới nên dù tả mùa đông vẫn không có sự ảm đạm, lạnh lẽo. Mùa nào cảnh đó, bức tranh bốn mùa rất đẹp. Mùa xuân với hoa đua sắc, chim bướm bay lượn, .. Phong cảnh đẹp, không khí đầm ấm, chan hòa. Khoảng khắc xuân tươi đó đáng giá nghìn vàng “Ngàn vàng một khắc xuân tiêu” (Vịnh mùa xuân). Mùa hạ tràn đầy sức
sống, cây cối đang độ sinh trưởng, phát triển nhất “Quanh ngọn tường lửa lựu phun
hồng/ Trên mặt nước, tiền sen nảy lục” (Vịnh mùa hạ). Mùa thu rất đặc trưng với
khí trời se lạnh, sen phai hương, cúc vàng, cảnh đẹp như một bức tranh “trời biếc
trong thoáng chốc và nhà thơ đã thấy sự dịch chuyển của khí trời “Trời đông lạnh
giá như đồng/ Cái cơ lai phục đã trong hỗ hàn” (Vịnh mùa đông).
Vịnh cảnh Hà Nội, vẫn với tâm trạng hoài cổ “Đã mấy đọ sao dời vật đổi/
Nào vương cung đế miếu ở đâu nào?”, ông còn cảm nhận riêng về vẻ đẹp của chốn
kinh kì. Hà Nội không chỉ có con người thanh lịch, hào hoa mà giữa chốn thành thị lại có vẻ đẹp yên tĩnh của thiên nhiên.
“Nước non một dải hữu tình Trời Nam Việt trước gây đồ đế kỉ Người thôn ổ dấu phong lưu thành thị Đất kinh kì riêng một áng lâm tuyền Men sườn non tiếng vượn véo von In mặt nước tiền sen lã chã”
(Vịnh cảnh Hà Nội)
Đến chơi hồ TâyVịnh, Nguyễn Công Trứ đi với tâm thế của người đi du lãm, khoáng đạt, thư thái
“Dập dìu trăng mạn gió lèo
Lỏng ngâm vân thủy, lơi chèo yên ba” (Vịnh hồ Tây)
Câu thơ khiến cho ta nhớ đến bài phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. Trương Hán Siêu có một hoài bão lớn lao là đi thăm thú và tìm hiểu cảnh đẹp ở nhiều nơi. Ông đã diễn tả tâm hồn khoáng đạt của mình bằng những câu thơ phóng khoáng “Khách có kẻ/ Giương buồm giong gió chơi vơi/ Lướt bể chơi trăng mải miết” (Phú sông Bạch Đằng). Nguyễn Công Trứ không mang hoài bão đó nhưng
tâm thế của người thưởng cảnh rất giống với Trương Hán Siêu.
Tác giả khám phá vẻ đẹp đầy thú vị của hồ Tây ở ngay trong đô thị. Chính hồ Tây đã tô điểm thêm cho kinh kì Thăng Long với vẻ đẹp riêng của mình. Vẻ đẹp đó được gợi lên với cảnh thiên nhiên hài hòa, yên tĩnh: cây cao, bóng cò, trời chiều, rêu xanh,...
“Cảnh Tây hồ khen ai khéo đặt
Trong thị thành riêng một áng lâm tuyền Bóng kì dài, trăng mặt nước như in Tàn thảo thụ, lum xum tòa cổ sát
Chiếc cô lộ mảnh lạc hà bát ngát Hỏi nơi nào vũ quán điếu đài”
(Vịnh hồ Tây)
Cảnh còn có hình ảnh ngôi chùa Trấn Quốc, như muốn gợi sự yên tĩnh trong tâm hồn con người khi đến đây thưởng cảnh
“Chiền đâu đây một tiếng chuông rơi” (Vịnh hồ Tây)
Tiếng chuông chùa gợi cho du khách sự lắng đọng trong tâm hồn, nó gột rữa những lo toan của đời thường. Chu Mạnh Trinh khi miêu tả cảnh chùa Hương cũng có ý thơ này “Thảng đâu đây một tiếng chày kình/ Khách tang hải giật mình trong
giấc mộng” (Hương Sơn phong cảnh ca – Chu Mạnh Trinh)
Cảnh đẹp hồ Tây còn gợi cảm hứng cho tác giả tìm thú vui trong câu thơ, chén rượu. Đây chính là điều đặc biệt của riêng nhà thơ. Ông luôn tìm thấy niềm vui trong những việc giản dị, gần gũi quanh mình. Hưởng lạc thú đâu cần phải tìm ở đâu xa xôi!
“Yêu tiêu Nam quốc mĩ nhân tận Oán nhập đông phong phương thảo đa Đồ thiên nhiên một áng yên ba
Để khiến hứng câu thơ chén rượu” (Vịnh hồ Tây)
Nếu Cao Bá Quát có những tứ thơ đẹp, sự liên tưởng lạ khi viết về thiên nhiên “Sông tựa giải là cô gái đẹp/ Núi như chén ốc khách làng say” (Bài số 54 – Cao Bá Quát) thì Nguyễn Công Trứ thường chú ý mặt thưởng ngoạn của người ngắm cảnh. Cảnh phải đi liền với những thú vui của con người trần thế chứ nó ít mang tâm trạng ưu tư, sầu muộn hay hoài bão cần được giải bày, chia sẻ “Ngã dục đăng cao sầm/ Hạo ca kí vân thủy” (Ta muốn trèo lên đỉnh cao ngất kia/ Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước) (Quá Dục Thúy sơn- Cao Bá Quát). Khi ngắm cảnh dường như Nguyễn Công Trứ đã tạo được cho mình một sự thoải mái tột độ trong mọi trạng thái tâm lý, tinh thần và vươn đến sự tự do có thể có.