CON NGƯờI RONG CHƠI

Một phần của tài liệu con người phận vị và con người hưởng lạc trong sáng tác của nguyễn công trứ (Trang 85)

7. ĐÓNG GÓP CủA LUậN VĂN

3.2. CON NGƯờI RONG CHƠI

3.2.1. Nhân sinh quí thích chí

“Nhân sinh quí thích chí” là một quan niệm sống xuất phát từ câu nói của Trương Hàn đời Nam Tề “Nhân sinh quí thích chi, tu phú quí hà vi” (Người ta ở đời cốt thỏa chí mình, nào cần giàu sang làm gì). Người ta sống trên đời cốt là có niềm vui, nếu không có nó, cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Quan niệm này cũng được một số nhà thơ trung đại Việt Nam tiếp thu nhưng nó thể hiện tập trung, nổi bật nhất và trở thành phương châm sống thì chỉ có ở thơ văn của Nguyễn Công Trứ. Hành lạc trở thành giá trị của cuộc sống.

“Cõi nhân sinh thích chí

Lúc thái bình hà nhật bất xuân phong

(Lúc thái bình ngày nào mà không mát như có gió xuân) (Thú thanh nhàn)

“Nhân sinh quí thích chí”

(Người ta sinh ra cốt được thích chí) (Thú tổ tôm)

Nguyễn Công Trứ không chịu sống khép mình mà trong bất cứ trường hợp nào ông cũng “lập ngôn”. Chí nam nhi, khát vọng lập thân của ông được thể hiện một cách ồn ào ta vẫn có thể hiểu được. Vì đó là chuyện lớn lao của người nam nhi ở trên đời. Nhưng chuyện hưởng lạc, hành lạc, vốn rất khó nói vì nó riêng tư và tế nhị, ông cũng “ồn ào” không kém. Với ông hành lạc đâu phải là chuyện bình thường, nó là triết lý sống hẳn hoi. Cuộc sống mà không hành lạc thì sống hàng ngàn năm cũng có ý nghĩa gì?

Nhân sinh bất hành lạc

Thiên tuế diệc vi thương”

(Đời người không hành lạc

Sống hàng ngàn năm cũng như chết non) (Đánh thức người đời)

Nguyễn Công Trứ quan niệm đời người không chỉ lo công danh sự nghiệp mà còn phải biết hưởng lạc thú ở đời. Quan niệm này gần với quan niệm về cuộc sống của con người hiện đại và khác xa với con người “khắc kỷ phục lễ” của nho giáo.

Hành lạc là tạo ra niềm vui sống cho nên hành lạc là lãi rồi, tính toán, so đo làm gì cho thêm rắc rối. Đời người có giới hạn, con người không thể sống hai lần để hưởng thụ cuộc sống nên nếu sống không vui vẻ, không biết thú vui ở đời sẽ là thiệt thòi của con người.

Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy Nếu không chơi thiệt ấy ai bù”

(Con tạo ghét ghen)

Nguyễn Công Trứ tổng kết cuộc đời mình bằng một triết lý mang ý nghĩ nhân sinh quan nghiêm chỉnh: Đời rút lại chỉ là một cuộc chơi lớn, một cuộc chơi trong cõi nhân sinh “ba vạn sáu nghìn ngày” và “chơi là lãi”.

Ông chịu ảnh hưởng khá sâu sắc quan niệm của Đạo giáo về đời người. Đời người chỉ là phù du, ảo ảnh, kiếp người ngắn ngủi. Vì thế con người hãy sống đúng là mình, sống theo thiên tính trong con người mình.

Ôi nhân sinh là thế đấy,

Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào,

Vừa tỉnh dậy nồi kê chưa chín

Cái hình hài đã chắc thực chưa Mà lẽo đẽo khóc hoài rứa mãi

(Chơi là lãi)

Nhưng ông sống có điểm khác với quan niệm của Đạo giáo. Ông không vì cuộc đời ngắn ngủi mà quay lưng với nó để tìm thú tiêu dao ngoài nó mà ngược lại càng phải tính toán để hưởng trọn vẹn cuộc đời. Cuộc đời này quá ngắn ngủi với Nguyễn Công Trứ, cách cảm nhận và tính toán thời gian của ông rất đặc biệt. Ông luôn nói gộp thời gian một đời người “Nhân sinh ba vạn sáu ngàn thôi”, “Trăm năm trong cõi người ta/ Sóc sổ tính ngày chơi đà được mấy” (Trong trần mấy mặt làng

không kể”(Chữ nhàn) , “Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy/ Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười”(Vịnh nhàn). Thời gian trong thơ nói chung là thời gian tâm trạng.

Thời gian trong thơ trung đại thường là thời gian của quá khứ, thời gian hoài niệm, thời gian nặng trĩu tâm tư với bao nỗi niềm ngổn ngang của con người “Canh khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hông nhan với nước non” (Tự tình – Hồ

Xuân Hương). “Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa” (Chinh phụ ngâm- Đặng Trần Côn). Trong thơ Nguyễn Công Trứ ta không thấy có thời gian hoài niệm. Thời gian trong thơ ông hầu như không có những khoảng lặng, mà thời gian như lúc nào cũng trôi chảy rất nhanh. Trôi nhanh đến mức con người chưa làm hết những điều mình mong muốn. Chính vì thế mà quĩ thời gian đời người hạn hẹp, ngắn ngủi hơn. Ngắn đến nỗi con người không kịp thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ cuộc sống nên mong tạo hóa cho khách tang bồng thêm thời gian để thưởng thức lạc thú ở đời.

Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi Vạn sáu tiêu nhăng đã hết rồi Nhắn với con tạo xoay vần lại

Để khách tang bồng rộng bước chơi” (Đời người thấm thoát)

Nguyễn Công Trứ ý thức giới hạn của đời người và thấy sự “bất nhân” của tạo vật “Đã sinh người lại hẹn lấy năm” nhưng ông không bị chi phối bởi điều đó vì ông biết tận dụng quĩ thời gian vốn có để vui chơi

Song bất nhân mà lại chí nhân Hạn lấy tuổi để mà chơi lấy

(Con tạo ghét ghen)

Nếu nợ công danh, chí nam nhi, nợ anh hùng,… được nhắc với tần số cao thì

nợ phong lưu, hành lạc, nghề chơi, thú yên hà, chơi xuân,… được nhắc nhiều không

kém. Và nợ nam nhi “đeo nặng kẻ rừng nho”, cái nợ phải mang hết sức mình mà gánh vác thì nợ phong lưu “tính đã lãi rồi”, cái nợ mà sao nhẹ tênh và thoải mái đến thế! Tinh thần nhập thế với ý thức về trách nhiệm cao cả của người nam tử làm cho nhà thơ thấy áp lực thì tinh thần phóng khoáng tự do rong chơi khi hưởng lạc cho nhà thơ cảm giác thư thái. Con người vì rất nhiều lí do đã không hưởng lạc trong cuộc đời: vì cuộc mưu sinh vất vả, vì phải lo công danh sự nghiệp, lo việc nước ...

Cho nên với những người này hưởng lạc chỉ là mơ ước “Bao giờ làm được nhà dưới

núi mây/ Múc nước suối nấu chè, gối hòn đá ngủ” (Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác -

Nguyễn Trãi). Nguyễn Công Trứ nghĩ đơn giản hơn: trời đất cho ta cả một kho vô tận: mây, gió, trăng, hoa,... cớ sao ta không biết tận hưởng? “Của trời trăng gió kho

vô tận/ Cầm hạc tiêu dao đất nước này”, “Của trần hoàn không có có không/ Kho vô tận không không rồi lại có”.

Dù là nợ tang bồng hồ thỉ hay nợ phong lưu, Nguyễn Công Trứ luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động để nhập. Ông không chịu bị động bao giờ! “Đánh ba

chén rượu khoanh tay giấc/ Ngâm một câu thơ vỗ bụng cười”. Thơ của Nguyễn Công Trứ có rất nhiều câu thơ ẩn chủ ngữ, động từ được đặt ở đầu câu. Vị trí của động từ như thế cho thấy việc nhấn mạnh các hoạt động, hành động mang tính chất chủ động của nhân vật trữ tình trong thơ.

Bất cứ một môn nghệ thuật nào cũng đòi hỏi ở người chơi phải có một khả năng, năng khiếu nhất định. Nguyễn Công Trứ đòi hỏi còn cao hơn thế. Với nhà thơ hành lạc không phải sự tùy tiện, dung tục, tầm thường mà nó là cả một triết lý, một nghệ thuật đầy công phu mà không phải ai cũng có thể thưởng thức được “Nghề

chơi cũng lắm công phu”, “Biết mùi chơi chưa dễ mấy người”. Nghề chơi của ông

đòi hỏi sự mài giũa tài nghệ không ngừng. “Chơi cho lịch mới là chơi

Chơi cho đài các cho người biết tay Tài tình dễ mấy xưa nay

(Cầm kì thi tửu)

Nguyễn Công Trứ đi dạo trong cõi nhân gian với quan niệm « nhân sinh quí thích chí«. Ông đã dạo chơi, thăm thú, thưởng thức các thú vui trên đời. Ông biết tận dụng từng khoảnh khắc đáng quí của đời người để sống và để rong chơi.

3.2.2 Con người với những thú chơi tao nhã

Cầm, kì, thi, tửu là những thú vui thanh tao, lành mạnh để di dưỡng tinh thần của các nhà nho. Đây là thú chơi làm tăng giá trị tinh thần, giá trị cuộc sống của nhà nho. Không nhà nho chân chính nào lại không biết ngâm ngợi vài câu thơ, bài phú hay đủng đỉnh thưởng hoa, uống trà, uống rượu, ngắm trăng. Mỗi nhà nho đều chọn cho mình những thú chơi riêng có thể người thì thiên về thú vui này người thiên về thú vui khác nhưng tất cả đều có chung một mục đích là di dưỡng tinh thần.

Một điều đáng quan tâm là các nhà nho chỉ thưởng thức cảnh đẹp, rượu ngon,.. sau khi đã làm xong việc nước. Bởi theo quan niệm nho giáo nhà nho phải là người “tiên ưu hậu lạc”, lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ. Nguyễn Trãi là người thể hiện rõ quan niệm này trong thơ “Nụy ốc, thê thân, kham độ lão/ Thương sinh

tại niệm, độc tiên ưu”(Nhà nhỏ, nương thân, có thể qua tuổi già/ Lúc nào cũng nghĩ

đến dân, riêng ôm mối tiên ưu) (Mạn hứng, bài 2 – Nguyễn Trãi).

Vì thế khi về nghỉ ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi mới được thưởng thức thú vui làm bạn với thiên nhiên, ngắm cảnh sắc thiên nhiên ở quê nhà. Ông thong thả để nghe âm thanh của cuộc sống vọng lại.

Am rợp, chim kêu, hoa sẽ động Song âm, hương tiễn, khói sơ tàn Mưa thu tưới ba đường cúc Gió xuân đưa một luống lan

(Ngôn chí, bài 6 – Nguyễn Trãi)

“Ngư ca tam xướng yên hồ khoát Mục địch nhất thanh, thiên nguyệt cao”

(Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra Chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu t rời được đẩy cao hơn)

(Chu trung ngẫu thành – Nguyễn Trãi)

Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng rũ sạch bụi trần khi thong dong trong cuộc sống nhàn tản

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao”

(Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Thú vui cầm kì thi tửu với Nguyễn Công Trứ không chỉ là thú chơi tao nhã để di dưỡng tinh thần và đạo đức mà đó còn là một thú vui chơi đem đến cho con người sự thích thú, say mê thực sự. Vì thế không chờ đến lúc về nghỉ hưu mà ông

vui chơi ngay khi hoàn cảnh cho phép. Ông nhập cuộc chơi một cách háo hức, nhiệt huyết và hoàn toàn để cả tâm trí vào đấy. Cuộc chơi như thế mới đáng giá.

Cách uống rượu của các nhà nho xưa là hớp vài chung rượu, thưởng thức vị ngon của nó. Họ mang dáng vẻ của nhà nho chuẩn mực, làm việc và vui chơi có giới hạn. Nguyễn Công Trứ đã uống rượu phải uống cho say, vì như thế mới thích. Khi say ông quên hết mọi sự, chẳng lo lắng gì. Ông đã đạt đến cốt cách thanh cao mà chỉ Bành Trạch và Thanh Liên mới đạt được.

Say chưa? Say mới thú! Hỏi làng chơi ai đủ thứ say? ...

Lúc đan biểu tùy ngộ nhi yên Thuở hiên tứ nhược do cố hữu Khuyến quân cánh tận tam bôi tửu Dữ ngã đồng tiêu vạn cổ sầu

(Vịnh say rượu)

Trong văn học trung đại ta cũng bắt gặp hình ảnh các nhà nho uống rượu. họ uống rượu khi có tâm sự chất chứa trong lòng. Và họ mượn chén rượu để giải tỏa những tâm sự sâu kín không biết tỏ cùng ai. Nguyễn Khuyến từ quan về quê không hợp tác với thực dân Pháp, ông giữ được nhân cách thanh cao của mình. Nhưng tình hình đất nước ngày càng xấu đi, quân ta nhanh chóng bị thực dân Pháp đánh bại. Là một người nặng lòng với nước, Nguyễn Khuyến không khỏi đau buồn. Ông thể hiện tâm sự của mình “Những lúc say sưa cũng muốn chừa/ Muốn chừa nhưng tính lại

hay ưa/ Hay ưa nên nỗi không chừa được/ Chừa được mà ta cũng chẳng chừa”. Cao Bá Quát uống rượu để giải sầu. Nhưng có một nghịch lí mà từ trước đến này ai cũng biết, đó là càng uống say nỗi buồn càng đong đầy.

Rót đi, rót nữa đi, xin đừng từ chối Cõi đời buồn hay vui từng lúc khác nhau

Nơi người này vui ngắm lại là nơi người sau ngậm ngùi Tắt hết tâm cơ, hiểu làu nghĩa lý, thực chỉ là ngây Ngồi thừ ra để say cùng đạo Phật, hỏi để làm gì? Rót đi, rót nữa đi, xin đừng từ chối

(Dữ thi hữu Phan Long Trần du Côn Sơn, nhân tác Côn Sơn hành vận – Cao Bá Quát)

Nguyễn Công Trứ uống rượu với tâm trạng khá thoải mái, tâm thế thưởng thức rượu ngon, ngón đàn điêu luyện và thơ hay.

Cầm kì thi tửu,

Đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay

Đàn năm cung giéo giắt tính tình đây Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà Thú xuất trần tiên vẫn là ta

Sánh Hoàng Thạch, Xích Tùng ờ cũng phải” (Cầm kì thi tửu, bài 2)

Thơ một túi gieo vần Đỗ, Lý Rượu một bầu rót chén Lưu Linh Đàn Bá Nha gảy khúc tính tang tình Cờ Đế Thích đi về xe pháo mã

(Cầm kì thi tửu, bài 2)

Không chịu kém cạnh, lép vế ở bất cứ món ăn chơi nào, Nguyễn Công Trứ tỏ ra là một tay sành điệu về cả bốn món: cầm, kì, thi, tửu. Thơ hay như thơ của thi thánh Đỗ Phủ, thi tiên Lý Bạch, uống rượu giỏi như Bá Luân, chơi cờ xuất sắc như tiên cờ Đế Thích. Đạt đến trình độ đó quả thật ít người sánh kịp! Người khác tìm thú vui và mang đạo cốt của bậc tiên, bậc thánh còn Nguyễn Công Trứ mang dáng vẻ của con người trần thế. Ông hoàn toàn tự do vui chơi thỏa thích. Ông chính là “tiên trong cuộc đời”. “Thật là sự điều hoà kỳ diệu của những cái tương phản nhau: sự

điều hoà của mộng với thực, cái ngông cuồng của một kẻ lãng tử với cái nề nếp của một nho sinh, và cuối cùng là sự điều hoà của thơ văn với Khổng giáo. Nguyễn Du muốn là người bạn hoàn toàn của thơ văn, đã phải lảng Nho mà theo Phật... Nguyễn Công Trứ vẫn ở trong cái phong khí khắc khổ của Nho mà vẫn khoáng dật thích thảng như một đồ đệ của Lão – Trang. Tiên sinh vừa hành binh trị nước, vừa ngâm hoa vịnh nguyệt, mà cái này không hại đến cái kia” (Lưu Trọng Lư) [61,120]

3.2.3 Con người với thú chơi trần tục

Các nhà nho chính thống say mê các thú vui theo kiểu của Khổng Tử “Nghe nhạc Thiều ba tháng quên mất cả mùi thịt”. Là nhà nho nhưng Nguyễn Công Trứ không khép mình theo khuôn khổ của Nho giáo mà ông có những lúc vượt rào, thoát ra khỏi khuôn khổ chật hẹp ấy để sống theo ý mình. Một trong những biểu hiện của việc vượt rào đó là các thú chơi mang đậm màu sắc thế tục: đánh tổ tôm, hát ả đào, tìm lạc thú trong chuyện đôi lứa.

Từ thuở còn là anh thư sinh nghèo ông đã tập tành đánh bạc. Nó mang tính chất vui chơi, giải trí. Nhưng qua việc chơi bạc ông cũng thể hiện ước mơ làm quan của mình.

Ngày xuân thong thả tính thờ ơ Thấy chúng chăn trâu đánh cũng ưa Tưởng làm ba chữ mà chơi vậy

Bỗng chốc nên quan đã sướng chưa!” (Thua bạc)

“Nhân sinh quí thích chí

Cuộc ăn chơi chi hơn thú tụ tam Tài kinh luân xoay dọc xoay ngang Cơ điều đạc quân ăn quân đánh

Gọi một tiếng mọi người đều khởi kính Dậy ba quân ai dám chẳng nhường? Cất nếp lên bốn mặt khôn đương Hạ bài xuống tam khôi chiếm cả! Nay gặp hội quốc gia nhàn hạ Nghĩ ăn chơi thú nọ cũng hay Gồm hai văn võ trong tay

(Thú tổ tôm)

Đánh bạc mà cứ như đang cầm quân, cũng đủ cả tướng cả quân, cả tinh thần khí thế để xông trận. Đánh bạc tưởng như một việc vặt vãnh, tầm thường nhưng được thể hiện bằng một khẩu khí hào sảng, tinh thần thoải mái của một vị tướng có tài cầm quân.

Nguyễn Công Trứ không chỉ thấy thú vui khi đánh bạc mà ông như mời gọi mọi người cùng chơi.

Tổ tôm tên chữ gọi “hà sào”

Đánh thì không thấp cũng không cao Được thì vơ cả, thua thì chạy

Nào!”

(Đánh tổ tôm)

Nguyễn Công Trứ muốn hưởng cho bằng hết những lạc thú ở đời. Với ông không có thú chơi sang không có thú chơi hèn, sang hèn là do con người quan niệm.

Một phần của tài liệu con người phận vị và con người hưởng lạc trong sáng tác của nguyễn công trứ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)