Con người với những thú chơi tao nhã

Một phần của tài liệu con người phận vị và con người hưởng lạc trong sáng tác của nguyễn công trứ (Trang 88)

7. ĐÓNG GÓP CủA LUậN VĂN

3.2.2Con người với những thú chơi tao nhã

Cầm, kì, thi, tửu là những thú vui thanh tao, lành mạnh để di dưỡng tinh thần của các nhà nho. Đây là thú chơi làm tăng giá trị tinh thần, giá trị cuộc sống của nhà nho. Không nhà nho chân chính nào lại không biết ngâm ngợi vài câu thơ, bài phú hay đủng đỉnh thưởng hoa, uống trà, uống rượu, ngắm trăng. Mỗi nhà nho đều chọn cho mình những thú chơi riêng có thể người thì thiên về thú vui này người thiên về thú vui khác nhưng tất cả đều có chung một mục đích là di dưỡng tinh thần.

Một điều đáng quan tâm là các nhà nho chỉ thưởng thức cảnh đẹp, rượu ngon,.. sau khi đã làm xong việc nước. Bởi theo quan niệm nho giáo nhà nho phải là người “tiên ưu hậu lạc”, lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ. Nguyễn Trãi là người thể hiện rõ quan niệm này trong thơ “Nụy ốc, thê thân, kham độ lão/ Thương sinh

tại niệm, độc tiên ưu”(Nhà nhỏ, nương thân, có thể qua tuổi già/ Lúc nào cũng nghĩ

đến dân, riêng ôm mối tiên ưu) (Mạn hứng, bài 2 – Nguyễn Trãi).

Vì thế khi về nghỉ ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi mới được thưởng thức thú vui làm bạn với thiên nhiên, ngắm cảnh sắc thiên nhiên ở quê nhà. Ông thong thả để nghe âm thanh của cuộc sống vọng lại.

Am rợp, chim kêu, hoa sẽ động Song âm, hương tiễn, khói sơ tàn Mưa thu tưới ba đường cúc Gió xuân đưa một luống lan

(Ngôn chí, bài 6 – Nguyễn Trãi)

“Ngư ca tam xướng yên hồ khoát Mục địch nhất thanh, thiên nguyệt cao”

(Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra Chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu t rời được đẩy cao hơn)

(Chu trung ngẫu thành – Nguyễn Trãi)

Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng rũ sạch bụi trần khi thong dong trong cuộc sống nhàn tản

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao”

(Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Thú vui cầm kì thi tửu với Nguyễn Công Trứ không chỉ là thú chơi tao nhã để di dưỡng tinh thần và đạo đức mà đó còn là một thú vui chơi đem đến cho con người sự thích thú, say mê thực sự. Vì thế không chờ đến lúc về nghỉ hưu mà ông

vui chơi ngay khi hoàn cảnh cho phép. Ông nhập cuộc chơi một cách háo hức, nhiệt huyết và hoàn toàn để cả tâm trí vào đấy. Cuộc chơi như thế mới đáng giá.

Cách uống rượu của các nhà nho xưa là hớp vài chung rượu, thưởng thức vị ngon của nó. Họ mang dáng vẻ của nhà nho chuẩn mực, làm việc và vui chơi có giới hạn. Nguyễn Công Trứ đã uống rượu phải uống cho say, vì như thế mới thích. Khi say ông quên hết mọi sự, chẳng lo lắng gì. Ông đã đạt đến cốt cách thanh cao mà chỉ Bành Trạch và Thanh Liên mới đạt được.

Say chưa? Say mới thú! Hỏi làng chơi ai đủ thứ say? ...

Lúc đan biểu tùy ngộ nhi yên Thuở hiên tứ nhược do cố hữu Khuyến quân cánh tận tam bôi tửu Dữ ngã đồng tiêu vạn cổ sầu

(Vịnh say rượu)

Trong văn học trung đại ta cũng bắt gặp hình ảnh các nhà nho uống rượu. họ uống rượu khi có tâm sự chất chứa trong lòng. Và họ mượn chén rượu để giải tỏa những tâm sự sâu kín không biết tỏ cùng ai. Nguyễn Khuyến từ quan về quê không hợp tác với thực dân Pháp, ông giữ được nhân cách thanh cao của mình. Nhưng tình hình đất nước ngày càng xấu đi, quân ta nhanh chóng bị thực dân Pháp đánh bại. Là một người nặng lòng với nước, Nguyễn Khuyến không khỏi đau buồn. Ông thể hiện tâm sự của mình “Những lúc say sưa cũng muốn chừa/ Muốn chừa nhưng tính lại

hay ưa/ Hay ưa nên nỗi không chừa được/ Chừa được mà ta cũng chẳng chừa”. Cao Bá Quát uống rượu để giải sầu. Nhưng có một nghịch lí mà từ trước đến này ai cũng biết, đó là càng uống say nỗi buồn càng đong đầy.

Rót đi, rót nữa đi, xin đừng từ chối Cõi đời buồn hay vui từng lúc khác nhau

Nơi người này vui ngắm lại là nơi người sau ngậm ngùi Tắt hết tâm cơ, hiểu làu nghĩa lý, thực chỉ là ngây Ngồi thừ ra để say cùng đạo Phật, hỏi để làm gì? Rót đi, rót nữa đi, xin đừng từ chối

(Dữ thi hữu Phan Long Trần du Côn Sơn, nhân tác Côn Sơn hành vận – Cao Bá Quát)

Nguyễn Công Trứ uống rượu với tâm trạng khá thoải mái, tâm thế thưởng thức rượu ngon, ngón đàn điêu luyện và thơ hay.

Cầm kì thi tửu,

Đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay

Đàn năm cung giéo giắt tính tình đây Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà Thú xuất trần tiên vẫn là ta

Sánh Hoàng Thạch, Xích Tùng ờ cũng phải” (Cầm kì thi tửu, bài 2)

Thơ một túi gieo vần Đỗ, Lý Rượu một bầu rót chén Lưu Linh Đàn Bá Nha gảy khúc tính tang tình Cờ Đế Thích đi về xe pháo mã” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Cầm kì thi tửu, bài 2)

Không chịu kém cạnh, lép vế ở bất cứ món ăn chơi nào, Nguyễn Công Trứ tỏ ra là một tay sành điệu về cả bốn món: cầm, kì, thi, tửu. Thơ hay như thơ của thi thánh Đỗ Phủ, thi tiên Lý Bạch, uống rượu giỏi như Bá Luân, chơi cờ xuất sắc như tiên cờ Đế Thích. Đạt đến trình độ đó quả thật ít người sánh kịp! Người khác tìm thú vui và mang đạo cốt của bậc tiên, bậc thánh còn Nguyễn Công Trứ mang dáng vẻ của con người trần thế. Ông hoàn toàn tự do vui chơi thỏa thích. Ông chính là “tiên trong cuộc đời”. “Thật là sự điều hoà kỳ diệu của những cái tương phản nhau: sự

điều hoà của mộng với thực, cái ngông cuồng của một kẻ lãng tử với cái nề nếp của một nho sinh, và cuối cùng là sự điều hoà của thơ văn với Khổng giáo. Nguyễn Du muốn là người bạn hoàn toàn của thơ văn, đã phải lảng Nho mà theo Phật... Nguyễn Công Trứ vẫn ở trong cái phong khí khắc khổ của Nho mà vẫn khoáng dật thích thảng như một đồ đệ của Lão – Trang. Tiên sinh vừa hành binh trị nước, vừa ngâm hoa vịnh nguyệt, mà cái này không hại đến cái kia” (Lưu Trọng Lư) [61,120]

Một phần của tài liệu con người phận vị và con người hưởng lạc trong sáng tác của nguyễn công trứ (Trang 88)