Giải pháp thứ 1: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn trong

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại công ty cổ phần thương mại và du lịch thành nam (Trang 35)

vốn trong toàn tổng công ty

Một kế hoạch rõ ràng, chi tiết là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực tế, công ty Cổ phần Thương mại và du lịch Thành Nam mới thực hiện lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự báo một số chỉ tiêu tài chính trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trong đó phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, chi phí, thu nhập bình quân, giá trị sản xuất kinh doanh và một số chỉ tiêu khác mà chưa thực sự quan tâm tới xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn cụ thể.

Bởi vậy, công ty cần xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đảm bảo đủ vốn góp theo kế hoạch huy động. Xây dựng phương án chi tiết, cân đối vốn để thực hiện đầu tư tài chính vào các Công ty Cổ phần, Ngân hàng Cổ phần, quỹ đầu tư để thực hiện các dự

án trong lĩnh vực có thế mạnh, tính cạnh tranh cao trên thị trường như: điện, hạ tầng, đô thị, khai thác chế biến khoáng sản, trồng cao su,…

Để xây dựng kế hoạch huy động vốn tối ưu, cần dựa trên một số căn cứ: - Nghiên cứu và nắm vững những biến đổi của thị trường tài chính, bao gồm cả thị trường vốn và thị trường tiền tệ cũng như hoạt động của những trung gian tài chính, để có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu về vốn mở rộng sản xuất kinh doanh vì nhìn chung, nguồn vốn tự có không đủ đáp ứng.

- Rà soát, tăng cường, củng cố các mối quan hệ của doanh nghiệp đối với cán bộ công nhân viên, với khách hàng, nhà cung cấp, với đối tác tham gia liên doanh, liên kết cũng như đối với Nhà nước, để có thể tận dụng, phát triển, khai thác tối đa nguồn vốn từ những mối quan hệ này: vay nợ cán bộ công nhân viên, ngơừi mua ứng trước, trả chậm người bán, những khoản phải trả, phải nộp Nhà nước. Sử dụng những nguồn vốn này chủ yếu dựa trên những mối quan hệ sẵn có với chi phí thấp, thậm chí không phải trả lãi do đó tiết kiệm được chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

- Tình hình sản xuất kinh doanh kinh doanh thực tế của công ty, đồng thời phải dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh dự kiến hàng năm và một số các kế hoạch liên quan đến lĩnh vực thị trường, tài chính, đấu thầu, lao động, tiền lương… trên cơ sở đó, xác định nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cân đối nhu cầu vốn với vốn đối ứng của tổng công ty, xác định số vốn còn thiếu, cần phải được huy động.

- Hàng quý, 6 tháng, năm phải kiểm tra, đánh giá để khắc phục hạn chế và triển khai tiếp theo.

- Tổ chức bộ phận phân tích thị trường để linh hoạt trong việc cơ cấu lại vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại công ty cổ phần thương mại và du lịch thành nam (Trang 35)