Bảng 4. Cơ cấu vốn chiếm dụng
Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tín dụng thương mại 4.244 2,86 5.679 3,11 5.265 2,82 Phải trả người bán 1.009 0,82 1.439 0,79 3.444 1,84 Người mua ứng trước 3.235 2,04 4.240 2,32 1.821 0,98 Phải trả công nhân
viên
369 0,23 469 0,26 222 0,12
Vay Ngân hàng 33.680 21,25 44.973 24,6 46.406 24,85 Nợ phải trả khác 41.515 26,22 39.642 21,68 31.308 16,76 Nguồn vốn CSH 53.799 33,96 58.839 32,18 63.003 33,74 Lợi ích cổ đông thiểu số 24.526 15,48 33.213 18,17 40.529 21,71 Tổng nguồn vốn 158.43 3 100,0 182.81 5 100,0 186.73 3 100,0
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008 - 2010
Bên cạnh nguồn vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng thì chiếm dụng từ khách hàng và người cung cấp cũng là một giải pháp, và là giải pháp quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh, hơn
thế, nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền.
Tuy nhiên, nguồn vốn chiếm dụng của công ty chiếm tỷ trọng còn thấp (chỉ gần 3%). Năm 2008, tỷ lệ nguồn vốn chiếm dụng thương mại trên tổng nguồn vốn là 2,86%, năm 2009 là 3,11% đến năm 2010 giảm còn 2,82%.
Huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng là một hình thức khá phổ biến trong doanh nghiệp vì đây là nguồn vốn dễ huy động, chi phí thấp, dựa trên quan hệ đã được thiết lập từ trước giữa cán bộ công nhân viên và công ty, việc huy động nguồn vốn này không chỉ thắt chặt quan hệ, củng cố niềm tin, khuyến khích sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn công ty, mà còn giúp đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu vốn. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn này tuy có tăng thêm qua các năm nhưng khá nhỏ bé và chưa tương xứng với tiềm năng: cao nhất là năm 2009, quy mô nguồn vốn này đạt 469 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,26% tổng nguồn vốn. Những năm qua, số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty và thu nhập bình quân một cán bộ công nhân viên một tháng liên tục tăng lên, do vây, thời gian tới, công ty Cổ phần Thương mại và du lịch Thành Nam cần thực hiện những biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả huy động từ hình thức này, bởi đây là một hình thức huy động vốn khá triển vọng, có cơ hội mở rộng trong tương lai.