Thực trạng huy động vốn tại công ty Cổ phần Thương mại và du lịch Thành Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại công ty cổ phần thương mại và du lịch thành nam (Trang 26)

2.1. Thực trạng huy động vốn tại công ty Cổ phần Thương mại và du lịchThành Nam Thành Nam

Để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng lớn, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, công ty còn tiến hành huy động từ nhiều nguồn, bằng nhiều hình thức khác nhau. Để xem xét một cách toàn diện về tình hình huy động vốn của công ty Cổ phần Thương mại và du lịch Thành Nam, chúng ta nghiên cứu thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn.

Bảng 1. Cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nợ phải trả 104.63 7 66,04 123.979 67,82 123.732 66,26 Nợ ngắn hạn 101.82 7 64,27 122.666 67,1 93.316 49,97 Nợ dài hạn 2.810 1,77 1.314 0,72 30.416 16,29 NV CSH 53.797 33,96 58.835 32,18 63.001 33,74 Vốn CSH 53.455 33,74 58.761 32,14 63.001 33,74 Tổng NV 158.43 3 100,0 182.81 5 100,0 186.73 3 100,0

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008 - 2010

Trước hết ta thấy, tổng nguồn vốn của công ty tăng nhanh qua các năm. Năm 2008, tổng nguồn vốn mới là 158.433 triệu đồng, sau hai năm, giá trị này đạt mức 186.733 triệu đồng, tăng gần 1,18 lần. Công ty Cổ phần Thương mại và

du lịch Thành Nam hoạt động chủ yếu với nguồn vốn chủ sở hữu, vốn chủ sở hữu của công ty luôn đáp ứng được mục tiêu bảo toàn và phát triển, trong 3 năm nguồn vốn chủ sở hữu của tổng công ty liên tục tăng trưởng. Năm 2009, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 5.038 triệu đồng. Đến năm 2010, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 4.240 triệu đồng so với năm 2009. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm dần do nguồn vốn vay tăng liên tục với tốc độ cao, năm 2008, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là 33,96%, năm 2009 tương ứng là 32,14%, năm 2010 tương ứng là 33,74%

Nợ phải trả là nguồn vốn chủ yếu và có vai trò quan trọng đối với công ty, đáp ứng hầu hết nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn, giá trị của nó cũng tăng liên tục qua các năm, từ 104,637 triệu đồng năm 2008 tới 123.732 triệu đồng năm 2010, gấp 1,18 lần.

2.1.1. Vốn chủ sở hữu

Bảng 2. Cơ cấu vốn chủ sở hữu

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Vốn CSH 53.455 99,4 58.763 99,9 63.001 99,99

Vốn đầu tư của CSH 25.000 46,5 25.000 42,5 25.000 39,7

Thặng dư vốn cổ phần 24.078 44,8 24.078 41 24.078 38,2

Vốn khác của CSH - - - - - -

Quỹ đầu tư phát triển 1.035 1,9 1.443 2,36 1.443 2,3

Quỹ dự phòng tài chính 562 1,08 11 0,02 394 0,6

Quỹ khác thuộc vốn CSH - - - - - -

Lợi nhuận chưa phân phối 2.782 5,1 8.233 14 12.088 19,2

Nguồn vốn đầu tư XDCB - - - - - -

Nguồn kinh phí, quỹ khác 342 0,62 74 0,12 - -

Nguồn vốn CSH 53,799 100,0 58.839 100,0 63.003 100,0

Nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn liên tục tăng qua các năm về giá trị, đây là một tín hiệu tốt vì nguồn vốn chủ sở hữu tăng không những đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, mà còn tăng tính độc lập, tự chủ, hạn chế rủi ro cho công ty về năng lực tài chính.

Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng giảm dần do nguồn vốn vay tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu,

Trong nguồn vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư của chủ sở hữu liên tục chiếm tỷ trọng lớn nhất, nguồn vốn này giữ nguyên qua các năm, tuy nhiên về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm nhẹ, từ 46,5% năm 2008, cuối năm 2010 chỉ đạt 39,7%

Nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng là một nguồn quan trọng góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Nó không những góp phần làm tăng quy mô nguồn vốn của công ty, mà còn là cơ sở chứng minh hoạt động kinh doanh có lãi của doanh nghiệp.

Năm 2008, giá trị của phần lợi nhuận để lại này đạt 2.782 triệu đồng, sang năm 2009 đã đạt mức 8.233 triệu đồng, tới năm 2010 đã lên tới 12.088 triệu đồng, như vậy, trong 3 năm, nguồn lợi nhuận này đã tăng hơn gấp bốn làn. Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng liên tục, 5,1% năm 2008, lên 14% năm 2009 và 19,2% năm 2010.

Các nguồn quỹ, kinh phí và nguồn vốn chủ sở hữu khác, bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ hỗ trợ thất nghiệp, nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí quản lý cấp trên và từ một số nguồn chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đánh giá lại tài sản… chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn vốn của công ty, đây là những loại quỹ phổ biến mà doanh nghiệp nào cũng phải có, được trích lập một phần từ lợi nhuận sau thuế, làm cơ sở để tái đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp công ty khắc phục những rủi ro về giá cả và tiền tệ.

Như vậy, từ năm 2008 tới nay, nguồn vốn chủ sở hữu liên tục tăng, đây là một thuận lợi lớn đối với công ty bởi nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn có thời gian sử dụng dài, ổn định và chi phí thấp hơn so với nguồn vốn vay. Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu thường có khối lượng nhỏ và không đủ để đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Hàng năm, công ty phải tiến hành vay vốn qua các kênh huy động khác: các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay cán bộ công nhân viên và chiếm dụng từ khách hàng và nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại công ty cổ phần thương mại và du lịch thành nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w