Www.vncold.vn + Dự trữ vật liệu đắp đập nên dự trữ 1 khối lượng đất sét cần thiết đã được xử lý độ

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng Thi công các công trình thuỷ lợi (phần 2) pptx (Trang 39 - 40)

+ Dự trữ vật liệu đắp đập nên dự trữ 1 khối lượng đất sét cần thiết đã được xử lý độ ẩm đem đổ đống và đậy kỹ. Nếu sau khi mưa đất ở bãi vật liệu chưa dùng được thì dùng đất dự trữ.

9.5 Tu sửa đập đất.

Độ bền của các công trình thủy lợi không những do thiết kế, thi công chính xác quyết định mà còn do vận hành hợp lý và tu sửa quyết đinh nữa. Trong thời gian vận hành ( Quản lý ) phải thường xuyên giám sát, khi phát hiện có hiện tượng nghi vấn phải có biện pháp xử lý.

Những sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành : + Đập bị ngấm 1 cách nghiêm trọng

+ Thân đập bị lún hay trượt mái + Nứt nẻ cửa đập

9.5.1 Đập bị ngấm nghiêm trọng:

Nguyên nhân đập bị ngấm là do thiết kế tính toán chưa đầy đủ hay thi công chất lượng chưa tốt. Khi đó nước sẽ thấm khá lớn về phía hạ lưu và sẽ xảy ra các tình hình sau:

- Anh hưởng đến hiệu ích dùng nước như tưới

- Lượng nước thấm tăng dần làm lưu tốc thấm tăng lên, lưu tốc thấm tăng lên một mức độ nào đó sẽ xảy ra hiện tượng xói ngầm cuốn đất đi uy hiếp đến an toàn của đập

- Có thể mái sau của đập tạo thành dòng xói làm cho sạt mái Biện pháp xử lý :

- Tăng cường chống thấm ở thượng lưu: Do kiến trúc tầng phủ chưa đủ hay chất lượng khônng tốt có thể dùng cách đổ đất trong nước tăng độ dày hay độ rộng của tầng phủ. Nếu biện pháp tầng phủ không đuủ thì tháo cạn hồ chứa để làm tầng răng hay phụt vữa.

- Thoát nước ở hạ lưu: Khi năng lực thoát nước ở hạ lưu không đủ hay bị tắc làm cho đường bão hòa dâng cao làm ảnh hưởng đến sự ổn định của mái đập. Trường hợp đó phải sửa lạiốnggg đá tiên nước (kể cả tầng lọc) hay tăng kích thước nó ra. Nếu gặp trường hợp nghiêm trọng ở hạ lưu làm giếng giảm áp lực bằng cách dùng máy khoan hay đào thi công đào thành giếng sâu sau lấp lại bằng tầng lọc làm cho nước thấm đi dễ dàng.

9.5.2 Đập bị lún, trượt mái:

- Quá trình vận hành đập bị lún. Nếu do tính toán không lường trước dẫn đến độ cao bộ phận phòng thấm không đạt tới mức thiết kế vì thế phải tăng thêm chiều cao cho bộ phận phòng thấm đó.

- Ngoài ra do tính toán hay thi công không tốt thường xảy ra hiện tượng trượt mái. Hiện tượng này thường xảy ra sự cố cho toàn thân đập. Nếu trượt mái phía sau trước tiên phải đắp đất áp mái để cho đập ổn định sau sẽ dùng biện pháp khác. Trượt mái do địa chấn phải tháo cạn hồ chứa để xử lý.

9.5.3 Nứt nẻ đập:

Nguyên nhân : + Do tiêu chuẩn thiết kế không thỏa đáng + Chất lượng thi công kém

+ Nền lún, kết hợp ở vai đập hay nối tiếp đoạn thi công không tốt làm đát khô bị co lại. . . hay lún không đều, trượt mái

Biện pháp xử lý : Đập bị nứt nẻ do lún không đều hay thường sau khi xử lý có thể lại phát sinh nứt nẻ nên xử lý vài lần. Trước hết phải giữ cho thân đập ổn định sau đó hãy tiến hành xử lý nứt nẻ.

* Phương pháp đào lên rồi đắp lại : Đây là phương pháp xử lý tương đối triệt để dùng xử lý các vết nứt nẻ trên tầng mặt, độ sâu vết nứt không sâu lắm, nứt nẻ ở bộ phận phòng thấm. - Trong đập đồng chất hay tường tâm mà vết nứt nẻ tương đối sâu, phân bố rộng, độ thấm nước lớn thì đào lên hình phễu để xử lý

- Nếu bộ phận phòng thấm vết nứt không sâu hoặc vết nứt do khô co lại ta đào theo hình thẳng đắp lại

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng Thi công các công trình thuỷ lợi (phần 2) pptx (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)