- Cự ly vận chuyển dài, thường > 1,2 km
- Địa hình tương đối bằng phẳng, thời gian vận chuyển tương đối lâu
8.3.2 Vận chuyển bằng đường ray rộng:
- Thích hợp với điều kiện khối lượng vận chuyển > 300 000m3
, D > 1.000m i < 0,025, R>20m. Thường đường ray rộng sử dụng tổng hợp để vận chuyển đất, máy móc, thiết bị v. v ... thường được nối liền với hệ thống đường sắt quốc gia.
- Mặt cắt ngang tiêu chuẩn đường ray rộng (cm)
- Quá trình sử dụng phải làm tốt công tác tu sửa thường xuyên, làm tốt công tác thoát nước. - Đầu máy kéo sử dụng cho đường ray rộng : điện, diezen, hơi nước và các loại gờ bằng hay kín.
8.3.3 Đường ray hẹp:
- Thích hợp với điều kiện khối lượng vận chuyển >100.000 m3
, D > 500 m, i < 0,035, R > 30m. Đường ray đặt trên các tà vẹt gỗ ( nay là bê tông cốt thép ) có rải lớp đệm bằng đá dăm dày 0,15 - 0,25m hay đặt trực tiếp lên nền đầm nén kỹ.
- Phí tổn làm đường ray hẹp < đường ray rộng
- Lực kéo có thể dùng cơ giới hay nhân công đẩy. Các gong có dạng hình chữ V có thể lật nghiêng được.
8.4 Vận chuyển bằng băng chuyền:
Băng chuyền là 1 loại công cụ vận chuyển liên tục được dùng rộng rãi để vận chuyển bê tông cốt liệu của bê tông hay đất ít dính.
8.4.1 Đặc điểm và phân loại:
- Vận chuyển được ổn định, đều đặn, liên tục, không gây tiếng động lớn.
- Có thể vận chuyển với tốc độ cao 20 - 240m/ph, năng suất cao 20 - 2.000 t/ng.
- Có thể thay đổi phương hướng vận chuyển bất kỳ góc độ nào. Trên đường vận chuyển có thể tháo được vật liệu ở bất kỳ nơi nào.
- Trong lúc sử dụng ít tốn nhân lực sửa chữa, bảo dưỡng đơn giản.
- Cự ly vận chuyển lớn thay đổi từ 10 5.000m , khả năng lên dốc lớn, độ dốc 20 - 30% * Nhược điểm:
- Băng chuyền dễ bị nứt nẻ đặc biệt về mùa đông, dễ bị mòn
- Ít cơ động và linh hoạt nếu 1 đoạn băng chuyền trên hệ thống vận chuyển bị hư hỏng thì ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
- Cần thiết phải có động cơ điện
Do băng chuyền có đặc điểm trên nó thích hợp điều kiện địa hình phức tạp nhấp nhô, diện công hẹp và vận chuyển lên cao.
* Phân loại: Dựa vào phương hướng vận chuyển vật liệu.
- Có thể bố trí nằm ngang, nghiêng, hỗn hợp. Trường hợp bố trí nằm nghiêng để tránh vật liệu rơi vãi khi vận chuyển thì góc nghiêng lớn nhất của băng chuyền phải nhỏ hơn góc ma sát trong của vật liệu đối với băng chuyền thường 10 - 15o
- Dựa vào vật liệu làm băng chuyền: băng chuyền ván mỏng, be cao su, be vải bố. Trong đó băng chuyền laọi bằng cao su được sử dụng nhiều nhất.
- Dựa vào tính chất di động của bản thân băng chuyền mà phân ra băng chuyền cố định và loại di động, loại cố định thường D lớn, loại di động thường D nhỏ.
8.4.2 Cấu tạo của băng chuyền: Bao gồm các bộ phận:băng, trục lăn, bộ phận động lực, giá đỡ băng và các bộ phận như: thiết bị kéo căng, phễu nạp, tháo vật liệu. đỡ băng và các bộ phận như: thiết bị kéo căng, phễu nạp, tháo vật liệu.
- Căn cứ vào cấu tạo của trục lăn mặt cắt ngang băng làm việc có thể là hình phẳng hay hình máng.