n : Số ngày làm việc thực tế trong tháng
K : Số kíp trong 1 ngày Chú ý :
* Cần chỉ rõ giá trị của Q là cường độ vận chuyển đắp đập bình quân của giai đoạn thi công trong kế hoạch tiến độ thi công. Thời gian sắp xếp để làm việc trong 1 kíp hay nửa kíp hoặc giờ, v. v ... để thi công trên 1 đoạn công tác tùy thuộc mặt đập rộng hay hẹp, số đoạn công tác nhiều ít mà xác định. Ở những chỗ mặt đập rộng diện công tác rộng do đó dùng đơn vị thời gian lớn. Ở những chỗ mặt đập có diện tích hẹp nếu chia đơn vị thời gian làm việc lớn số đoạn công tác tính ra ít, diện tích công tác chạy dài khó tổ chức thi công dây chuyền do đó nên chọn đối với thời gian nhỏ.
* Đơn vị thời gian ở đây có nghĩa là thời gian hoàn thành toàn bộ phần việc trên 1 đoạn công tác.
Số đoạn công tác trên mặt đập được tínnh như sau: m = F1/F = 3
Trong đó : F1 : Diện tích mặt đập ở 1 cao trình nào đó (m2 ) F : Diện tích rải đất trong 1 đơn vị thời gian (m2
)
Giá trị m phải là số nguyên nếu tính toán ra m không phải là số nguyên cần phải điều chỉnh cường độ lên đập hoặc đơn vị thời gian để m là số nguyên. Chú ý đoạn công tác 2ớppp so le nhau không trùng khoảng cách kiểu xây gạch.
- Trình tự thi công đầm nén ở 1 cao trình nào đó như sau :
+ Rải, san đất : Rải đất tốt nhất nên rải từ tuyến đập ra 2 phía thượng, hạ lưu. Rải đất trên mặt tường tâm, nghiêng nên dốc về phía thượng lưu 1 - 2%. Đập đồng chất rải đất ở giữa cao dốc về 2 phía thượng, hạ lưu 1 - 2%. Khi đắp đập có tường tâm nên đứap tường tâm cao hơn vỏ đập 1m vì đắp cao quá sẽ sinh ra nứt nẻ. Khi đắp đập có tường nghiêng thì đắp đập đến vị trí nào đó hãy đắp tường nghiêng. Quá trình đắp đập nên đắp tường nghiêng thấp hơn thân đập 1 chút. Tường nghiêng đắp đến đâu phải đắp tường bảo hộ đến đó để tường nghiêng khỏi nứt nẻ.
+ Xử lý lượng ngậm nước: Khi lượng ngậm nước trong đất không đủ phải tưới thêm nước. Đối với đất sét nên tưới nước ở bãi vật liệu đất có tính cát thì tưới nước trên mặt đập sau khi đã san phẳng.
Lượng ngậm nước tưới cho 1 đơn vị diện tích rải được tính toán bằng biểu thức sau đây :
W h K W W o t = γ − . .( 1 2) (lít)
Trong đó : γo : Dung trọng khô của đất ở bãi vật liệu (kg/m3 ) h : Độ dày rải đất trước khi đầm nén (m) Kt : Hệ số tơi xốp của đất 1,2 - 1,3
W1 : Lượng ngậm nước tốt nhất W2 : Lượng ngậm nước tự nhiên Sau khi tiến hành rải → san → dầm đất
+ Đầm đất đắp đập thường sử dụng máy đầm chân đê hay đầm bánh hơi bố trí đầm vòng hoặc đầm tiến lùi.
Phương pháp đầm vòng:
Phương phương vòng sử dụng với đoạn công tác rộng có thể dùng 1 máy kéo cho 2 - 5 quả đầm ưu điểm : năng suất cao, nén chặt đều nhưng ở 4 góc công trình dễ đầm sót hay đầm trúng. Tại chỗ quay vòng đất thường bị lực xoáy, cắt nên kết cấu của đất dễ bị phá hoại do đó khó bảo đảm chất lượng ở 2 mút công tác.
Phương pháp đầm tiến lùi : Thường dùng đoạn công tác hẹp (cũng thích hợp diện công tác rộng). Đặc điểm của phương pháp này là thao tác giản đơn dễ khống chế chất lượng. Nhưng 2 đầu đoạn công tác phải ngừng máy để thay đổi hướng máy chạy → ảnh hưởng đến năng suất.
Độ rộng xê dịch của máy đầm trong quá trình đầm nén có thể xác định như sau :
b B n
= (m)