- Bước 1: Giới thiệu website với GV tham gia thực nghiệm, trao đổi về mục đích và cách sử dụng website. Sau đó, thảo luận với các GV về phương pháp thực nghiệm.
- Bước 2: Chọn lớp TN và lớp ĐC trên cơ sở ngang nhau về trình độ giữa hai
lớp: có điểm trung bình môn Hóa năm học trước tương đương nhau.
- Bước 3: Giới thiệu website với HS lớp thực nghiệm, hướng dẫn các em
cách sử dụng, giới thiệu các nội dung của website. Khuyến khích các em sử dụng
website như là công cụ hỗ trợ cho hoạt động học tập, tự học.
- Bước 4: Tiến hành dạy ở các lớp TN và ĐC:
+ Lớp TN: hướng dẫn HS sử dụng website như tài liệu tự học, tự ôn tập kiến
thức, làm bài tập, cách tìm kiếm thông tin,… ở hai chương: chương “Dẫn xuất
halogen - Ancol - Phenol” và chương “Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic”.
+ Lớp ĐC: dạy bình thường, không sử dụng website.
- Bước 5: Đánh giá kết quả học tập của HS thông qua kết quả hai bài kiểm
tra 1 tiết cuối mỗi chương (phụ lục 2 và 3). Lấy ý kiến đánh giá website của GV và
HS bằng phiếu điều tra (phụ lục 6 và 7).
- Bước 6: Phân tích kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán
học, so sánh kết quả học tập giữa lớp TN và lớp ĐC. Đánh giá kết quả thực nghiệm
về mặt định lượng và định tính.
- Bước 7: Giới thiệu website với một số GV đang học lớp cao học chuyên
ngành “Lý luận & PPDH môn hóa học” ở trường ĐHSP TP.HCM và một số GV
trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh. Xin ý kiến đóng góp bằng phiếu điều tra và các ý
kiến đánh giá được chúng tôi thống kê, tổng hợp để đánh giá kết quả về mặt định
tính.