2.3.2.1 Nhập dữ liệu đối với cấu trúc hình học:
Hình 2.2 Cấu trúc hình học của EGSnrc NR : (radial regions) biểu thị số vùng bán kính
NZ : (depth slabs) biểu thị số lớp mà được tạo bởi NZ+1 mặt phẳng
Có hai cách nhập dữ liệu cấu trúc hình học, có thể chọn Groups hoặc Individal.
- Nếu chọn Groups: có thể nhập dữ liệu cho một bộ các lớp có bề dày bằng nhau Z OF FRONT FACE(R) bắt đầu lớp thứ 1
NSLAB(M) các lớp trong một nhóm cùng bề dày SLAB THICKNESS bề dày của nhóm đó
- Nếu chọn Individal: nhập dữ liệu để xác định bề dày cùa mỗi lớp Z OF FRONT FACE ( R ) bắt đầu mặt phẳng thứ 1
DEPTH BOUDARIES(M) xác định tọa độ Z của măt phẳng RADII (M) xác định tọa độ R của mặt phẳng
2.3.2.2 Nhập dữ liệu cho vật chất:
Mỗi vùng hình học cần một vật liệu đi kèm với nó. Tên của những vật liệu phải được nhập vào ô “MEDIA”. Tên của vật liệu phải chính xác như tên trong bộ dữ liệu của PEGS4. Ngoài ra cũng có thể khai báo các môi trường vật chất vào trong bộ dữ liệu PEGS4 bằng cách sử dụng chương trình EGSnrc MP GUI. Lưu ý, mỗi môi trường tối đa 24 ký tự.
Việc xác định môi trường cho các vùng hình học có thể thực hiện theo hai cách dựa trên việc lựa chọn DESCRIPTION BY = Regions hoặc Planes.Nếu chọn DESCRIPTION BY = Regions thì người sử dụng xác định số vùng bị lấp đầy bởi môi trường tương ứng. Nếu chon DESCRIPTION BY = Planes thì ngưởi sử dụng xác định số mặt phẳng ( IZ ) và hình trụ ( IX ) được lấp đầy bởi môi trường tương ứng