Phân tích hậu nghiệm

Một phần của tài liệu vấn đề so sánh các mẫu dữ liệu thống kê, sự nối khớp giữa dạy học xác suất thống kê với đào tạo cử nhân kinh tế (Trang 61)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.Phân tích hậu nghiệm

Thông qua việc phân tích 118 phiếu thực nghiệm thu được, chúng tôi tổng kết được những kết quả sau: Bài 1 Chiến lược S1a S1b S1c S1d Không trả lời Số sinh viên 72 30 0 5 11 Tỉ lệ 61,02% 25,42% 0% 4,24% 9,32% Bài 2 Chiến lược S2a S2b S2c S2d Không trả lời Số sinh viên 83 0 0 3 32 Tỉ lệ 70,34% 0% 0% 2,54% 27,12%

Từ bảng tóm tắt kết quả thu được chúng tôi có những kết luận sau:

 Đối với bài 1, đa số sinh viên sử dụng chiến lược S1a, một số ít sinh viên làm theo chiến lược S1b và phần còn lại (rất ít) bỏ trống phiếu hoặc cho rằng không so sánh được độ phân tán của hai tổng thể khi trung bình không bằng nhau.

Điều này khẳng định phần lớn sinh viên luôn so sánh độ phân tán của hai tổng thể dựa trên việc so sánh hai phương sai mà không quan tâm tới giá trị trung bình của hai tổng thể. Với kết quả này, giả thuyết H1 mà chúng tôi đưa ra đã được kiểm chứng.

 Đối với bài 2, đa số sinh viên sử dụng chiến lược S2a, một số rất ít chọn S2d, phần còn lại (khá ít) bỏ trống phiếu.

Như vậy, mặc dù chúng tôi đã cố ý chọn số liệu sao cho cách so sánh từng cặp giá trị trung bình (của lượng hàng bán được ứng với mỗi giá tiền khác nhau) gặp khó khăn. Tuy nhiên, sinh viên vẫn sử dụng S2a và kết luận: với cùng giá bán thì mặt hàng B bán chạy hơn mặt hàng A. Điều này chứng tỏ giả thuyết H2 mà chúng tôi đưa ra là hợp lý.

Những kết quả thu được từ thực nghiệm đã cho phép chúng tôi làm rõ được phần nào quan hệ cá nhân của sinh viên năm hai Đại học Kinh tế TP.HCM đối với vấn đề so sánh các mẫu dữ liệu thống kê thông qua việc hợp thức hai giả thuyết:

H1: Môn XS – TK đã hình thành ở sinh viên quy tắc hành động: muốn so sánh độ phân tán của hai mẫu thì phải so sánh hai phương sai (độ lệch chuẩn) của hai mẫu đó.

H2: Sinh viên không sử dụng mô hình hồi qui với biến giả khi so sánh trung bình của hai tổng thể.

Sự hiện diện của hai qui tắc này cho thấy quá trình dạy học XS –TK của Đại học kinh tế TP.HCM vẫn chưa cung cấp đủ kiến thức và kĩ năng cho sinh viên, cụ thể là trong vấn đề so sánh các mẫu dữ liệu thống kê. Trong khi các kiến thức và kĩ năng đó lại rất cần thiết cho sinh viên học hai môn chuyên ngành: Kinh tế lượng và Phân tích & đầu tư chứng khoán.

Đây chính là sự không nối khớp giữa dạy học XS –TK với dạy học hai môn chuyên ngành nêu trên.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu thực hiện trong chương 1, 2, 3 cho phép chúng tôi giải đáp được những câu hỏi liên quan đến việc dạy học XS – TK ở trường đại học mà chúng tôi đặt ra ở lời mở đầu của luận văn.

Nghiên cứu về vấn đề so sánh các mẫu dữ liệu thống kê trong các môn Phân tích và đầu tư chứng khoán và Kinh tế lượng, chúng tôi thấy bài toán so sánh các mẫu dữ liệu thống kê có tác động đến nhiều vấn đề của ngành kinh tế. Các tổ chức toán học liên quan đến so sánh các mẫu dữ liệu thống kê có yếu tố công nghệ - lý thuyết toán là: mô hình hàm hồi qui với biến giảkỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến động.

Phân tích giáo trình XS – TK kết hợp với chương trình dạy học XS – TK ở trường Đại học Kinh tế TP.HCM, chúng tôi nhận thấy rằng: Thứ nhất, hệ số biến động hoàn toàn không được đưa vào trong giáo trình, điều đó đồng nghĩa với việc sinh viên thiếu đi một công cụ để so sánh độ phân tán của hai tổng thể khi có giá trị trung bình khác nhau. Thứ hai, các mô hình hồi qui không được dạy trong chương trình XS – TK. Điều này khiến cho sinh viên sau khi học xong môn XS – TK không hề biết xây dựng các hàm mô tả sự phụ thuộc của các biến với nhau, đặc biệt là không biết sử dụng mô hình hồi qui với biến giả để so sánh tham sô trung bình của các tổng thể.

Như vậy, hai giáo trình chuyên ngành (Kinh tế lượng, Phân tích và đầu tư chứng khoán) đã phải bổ sung thêm vào một số khái niệm và công thức liên quan đến hệ số biến động, mô hình hồi qui hai biến mà đáng lẽ phải được cung cấp ở môn XS – TK. Đây chính là sự không nối khớp giữa dạy học XS – TK với dạy học Kinh tế lượng và Phân tích và đầu tư chứng khoán. Sự không nối khớp này đã hình thành ở sinh viên cách ứng xử trước bài toán so sánh các tham số tổng thể như sau:

H1: Môn XS – TK đã hình thành ở sinh viên quy tắc hành động: muốn so sánh độ phân tán của hai mẫu thì phải so sánh hai phương sai (độ lệch chuẩn) của hai mẫu đó.

H2: Sinh viên không sử dụng mô hình hồi qui với biến giả khi so sánh trung bình của hai tổng thể.

Do hạn chế về mặt thời gian nên chúng tôi mới chỉ nghiên cứu sự nối khớp giữa dạy học XS – TK với dạy học Kinh tế lượng và Phân tích đầu tư chứng khoán. Ngoài hai môn chuyên

ngành đó ra còn một số môn chuyên ngành khác mà chúng tôi chưa kịp nghiên cứu. Thêm vào đó nữa, chúng tôi mới chỉ phân tích trên giáo trình mà chưa đi quan sát giờ dạy của giảng viên. Đây chính là những hướng mở ra cho các đề tài mới trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

[1] Lê Thị Hoài Châu – Đào Hồng Nam (2013), Một nghiên cứu về dạy học xác suất trong đào tạo ngành Y, Báo cáo tại hội thảo Didactic Việt – Pháp 2013.

[2] Tăng Minh Dũng (2009), Dạy học thống kê và vấn đề đào tạo giáo viên, luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

[3] Quách Huỳnh Hạnh (2009), Nghiên cứu thực hành giảng dạy thống kê mô tả ở trung học

phổ thông, luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

[4] Võ Mai Như Hạnh (2012), Sự ngẫu nhiên trong dạy học thống kê ở lớp 10,luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

[5] Phạm Thị Tú Hạnh (2012), Các tham số định tâm trong dạy học thống kê ở lớp 10, luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

[6] Vũ Như Thư Hương (2005), Khái niệm xác suất trong dạy – học toán ở trung học phổ

thông,luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

[7] Hoàng Ngọc Nhậm (chủ biên) (2008), Giáo trình kinh tế lượng, Nxb Lao động - Xã hội. [8] Nguyễn Thị Ngọc Thanh (2012), Bài tập Kinh tế lượng với sự trợ giúp của Eviews,

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[9] Đặng Hùng Thắng (2007), Xác suất với thị trường chứng khoán, báo Toán học tuổi trẻ

số 336 (phát hành tháng 12/2007).

[10] Trần Gia Tùng (2009), Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán học, Nxb Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

[11] Bùi Kim Yến – Thân Thị Thu Thủy (chủ biên) (2009), Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nxb Thống kê.

[12] Annie Bessot, Claude Comiti, Lê Thị Hoài Châu, Lê Văn Tiến (2009), Những yếu tố cơ bản của Didactic Toán (Éléments fondamentaux de Didactique des Mathématiques), Nxb Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC

ĐỀ CƯƠNG MÔN KINH TẾ LƯỢNG Ngày

(Số tiết)

Nội dung giảng dạy

(tên chương, phần, phương pháp giảng dạy) Tài liệu đọc (chương, phần) Chuẩn bị của sinh viên Ghi chú Ngày (4 tiết)

Khái niệm về Kinh tế lượng Chương 1: Mô hình hồi qui hai biên. Các khái niệm cơ bản.

Giáo trình Kinh tế lượng – Mở đầu, Chương 1 Ngày (4 tiết)

Chương 2. Mô hình hồi qui hai biên. Ước lượng và kiểm định giả thiết

1- Phương pháp bình phương nhỏ nhất

2- Các giả thiết của phương pháp bình phương nhỏ nhất 3- Phương sai và sai số chuẩn

của ước lượng

4- Hệ số xác định và hệ số tương quan. Chương 2 Từ phần 1 đến phần 4. Làm bài tập chương 1 Ngày (4 tiết)

Chương 2. Mô hình hồi qui hai biên. Ước lượng và kiểm định giả thiết

5- Phân phối xác suất của các ước lượng

6- Khoảng tin cậy của các hệ số hồi qui Chương 2 Từ phần 5 đến phần 11 Làm bài tập chương 2 Chép phần mềm EViews và các file dữ

7- Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi qui.

8- Ứng dụng của phân tích hồi qui, vấn đề dự báo.

liệu

Ngày

(4 tiết) Chương 3. Mở rộng mô hình hồi qui hai biến

[1] Chương 3 Đọc hướng dẫn sử dụng phần mềm EViews Ngày

(4 tiết) Chương 4: Mô hình hồi qui bội [1] Chương 4

Sử dụng phần mềm EViews để giải các thí dụ và bài tập Ngày

(4 tiết) Chương 5: Hồi qui với biến giả [1] Chương 5

Sử dụng phần mềm EViews để giải các thí dụ và bài tập Ngày (4 tiết) Thực hành trên phòng máy [2] phần hướng dẫn sử dụng phần mềm EViews Ngày (4 tiết) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 6: Đa cộng tuyến Chương 7: Phương sai thay đổi Chương 8: Tự tương quan

[1] Chương 6 Chương 7 Chương 8 Giải các bài tập chương 3, 4, 5

(4 tiết) Chương 9: Chọn mô hình và kiểm định việc chọn mô hình

tập chương 6, 7, 8

Ngày

(4 tiết) Thực hành trên phòng máy

Giải các bài tập chương 9 Ngày (5 tiết) - Hệ thống môn học - Sửa bài tập - Giải đáp thắc mắc Tổng cộng: 45 tiết

Một phần của tài liệu vấn đề so sánh các mẫu dữ liệu thống kê, sự nối khớp giữa dạy học xác suất thống kê với đào tạo cử nhân kinh tế (Trang 61)