Tổng kết chương 2

Một phần của tài liệu vấn đề so sánh các mẫu dữ liệu thống kê, sự nối khớp giữa dạy học xác suất thống kê với đào tạo cử nhân kinh tế (Trang 50)

3. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Tổng kết chương 2

Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành phân tích giáo trình XS - TK. Trong đó, chúng tôi tập trung vào các đối tượng: kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến động, trung bình, mô hình hồi qui bởi đây là những lý thuyết toán có liên quan đến so sánh các mẫu dữ liệu thống kê trong hai giáo trình chuyên ngành mà chúng tôi đã phân tích. Các kết quả chính của chương 2 như sau:

• GT3 chỉ giới thiệu với sinh viên các khái niệm: kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn của các đại lượng ngẫu nhiên; giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn của tổng thể và mẫu. Khái niệm hệ số biến động không được đưa vào giáo trình. Thêm vào đó, trong chương trình dạy XS – TK của Đại học Kinh tế TP.HCM thì mô hình hồi qui không được dạy. Chính những điều này khiến cho sinh viên sau khi học xong môn XS – TK bị “hổng” một số kiến thức và thiếu một số kĩ năng trong so sánh các tham số của hai hay nhiều tổng thể.

• Các nhiệm vụ liên quan đến so sánh hai trung bình của hai tổng thể luôn được giải quyết bằng việc so sánh trực tiếp 2 giá trị trung bình tính được hoặc kiểm định sự bằng nhau của hai trung bình khi có mẫu ngẫu nhiên của hai tổng thể đó. Các nhiệm vụ này hoàn toàn không được giải quyết bằng mô hình hồi quy với biến giả. Điều này khiến cho sinh viên học xong XS – TK hoàn toàn không biết so sánh hai trung bình tổng thể bằng cách sử dụng mô hình hồi quy.

• Kiểu nhiệm vụ so sánh độ phân tán của hai tổng thể được giải quyết thông qua so sánh trực tiếp hai phương sai hoặc kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai..

Chính sự thiếu sót trong chương trình dạy XS – TK mà các môn chuyên ngành, cụ thể là hai môn Kinh tế lượng và Phân tích và đầu tư chứng khoán đã phải đưa thêm vào những khái niệm toán mới để bổ sung thêm cho những kiến thức XS – TK mà sinh viên được học trước đó, đồng thời để ứng dụng vào chính hai môn chuyên ngành đó. Giáo trình Kinh tế lượng phải cung cấp cho sinh viên các khái niệm về tương quan, mô hình hồi qui hai biến, mô hình hồi qui ba biến mà đáng lẽ phải được cung cấp trong XS – TK. Còn giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán đã phải đưa thêm vào công thức hệ số biến động CV nhằm ứng dụng vào so sánh rủi ro của hai phương án đầu tư chứng khoán trong trường hợp hai phương án này có lợi nhuận kỳ vọng khác nhau.

Như vậy, mô hình hồi qui hai biến cũng như hệ số biến động là hai khái niệm cần thiết cho các môn chuyên ngành nhưng các khái niệm này đã không được cung cấp trong môn XS – TK. Chính hai môn chuyên ngành (Kinh tế lượng, Phân tích và đầu tư chứng khoán) đã phải đưa thêm vào trong chương trình để ứng dụng giải quyết các vấn đề liên quan đến hai chuyên ngành đó. Vì vậy, chúng tôi đưa ra kết luận là tồn tại sự không nối khớp giữa dạy học xác suất thống kê với dạy học hai môn chuyên ngành kinh tế (Kinh tế lượng, Phân tích và đầu tư chứng khoán). Sự không nối khớp này khiến cho sinh viên sau khi học xong môn XS - TK sẽ thiếu một số kĩ năng so sánh các tham số của hai tổng thể, mà các kĩ năng này rất cần thiết cho họ khi học hai môn chuyên ngành: Kinh tế lượng; Phân tích và đầu tư chứng khoán. Sự thiếu sót trên được thể hiện qua hai giả thuyết mà chúng tôi đưa ra sau đây:

H1: Môn XS – TK đã hình thành ở sinh viên quy tắc hành động: muốn so sánh độ phân tán của hai mẫu thì phải so sánh hai phương sai (độ lệch chuẩn) của hai mẫu đó.

H2: Sinh viên không sử dụng mô hình hồi qui với biến giả khi so sánh trung bình của hai tổng thể.

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Qua quá trình phân tích thể chế dạy học XS – TK và thể chế dạy học các môn chuyên ngành kinh tế, chúng tôi đưa ra được kết luận:

Mô hình hồi qui hai biếnhệ số biến động là hai khái niệm cần thiết cho một số môn

chuyên ngành nhưng các khái niệm này đã không được cung cấp trong môn XS – TK. Chính hai môn chuyên ngành (Kinh tế lượng, Phân tích và đầu tư chứng khoán) đã phải đưa thêm vào trong chương trình để ứng dụng giải quyết các vấn đề liên quan đến hai chuyên ngành đó. Từ đó, chúng tôi đưa ra kết luận: Tồn tại sự không nối khớp giữa dạy học xác suất thống kê với dạy học hai môn chuyên ngành kinh tế (Kinh tế lượng, Phân tích và đầu tư chứng khoán). Sự không nối khớp này khiến cho sinh viên (sau khi học xong XS - TK) thiếu một số kĩ năng khi so sánh các tham số của hai tổng thể. Chúng tôi đưa ra hai giả thuyết đối với đối tượng là sinh viên học xong chương trình XS – TK trước khi học hai môn chuyên ngành (Kinh tế lượng, Phân tích và đầu tư chứng khoán) như sau:

H1: Môn XS – TK đã hình thành ở sinh viên quy tắc hành động: muốn so sánh độ phân tán của hai mẫu thì phải so sánh hai phương sai (độ lệch chuẩn) của hai mẫu đó.

H2: Sinh viên không sử dụng mô hình hồi qui với biến giả khi so sánh trung bình của hai tổng thể.

Trong chương 3, chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng hai giả thuyết đã đưa ra.

Một phần của tài liệu vấn đề so sánh các mẫu dữ liệu thống kê, sự nối khớp giữa dạy học xác suất thống kê với đào tạo cử nhân kinh tế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)