3. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Tổng kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu, phân tích và làm rõ một số praxéologie có liên quan đến so sánh tham số của các tổng thể trong GT1 và GT2. Đặc biệt, chúng tôi đã chỉ ra được những yếu tố toán thống kê trong công nghệ của các praxéologie này. Sau đây là một số kết quả chính của chương 1:
• Đối với GT1
So sánh tham số của hai tổng thể xuất hiện trong bài toán so sánh rủi ro của hai phương án đầu tư chứng khoán. Thực chất, đây chính là bài toán so sánh độ phân tán của hai tổng thể. GT1 đưa ra kĩ thuật so sánh như sau:
- So sánh phương sai hoặc độ lệch chuẩn của hai tổng thể khi hai tổng thể đó có kỳ vọng (hay trung bình) bằng nhau.
- So sánh hệ số biến động của hai tổng thể khi hai tổng thể đó có kỳ vọng (hay giá trị trung bình) khác nhau.
Như vậy, để chuẩn bị cho sinh viên học tốt môn Phân tích và đầu tư chứng khoán, môn XS – TK cần thiết phải cung cấp cho sinh viên các khái niệm, đó là kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến động. Đặc biệt là các kĩ thuật giúp so sánh độ phân tán của hai tổng thể.
So sánh giá trị trung bình của các tổng thể được giải quyết bằng cách sử dụng mô hình hồi quy với biến giả. Dựa vào hệ số của các mô hình này, chúng ta có thể đưa ra kết luận về giá trị trung bình của các tổng thể hơn kém nhau như thế nào.
Như vậy, mô hình hồi qui với biến giả là một khái niệm cần thiết phải đưa vào chương trình XS –TK để giúp sinh viên có thể học tốt hơn môn Kinh tế lượng.
Vậy, việc tiếp theo chúng tôi cần làm đó là:
- Tìm hiểu xem những khái niệm: kỳ vọng, trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ
số biến động và mô hình hồi quy với biến giả được trình bày trong giáo trình Xác
suất – Thống kê như thế nào? Trong đó có những tổ chức toán học nào liên quan đến
so sánh các mẫu dữ liệu thống kê? Có sự chênh lệch nào giữa những khái niệm, lý
thuyết toán cần thiếtcho chuyên ngành và những nội dung được dạy trong XS-TK không?
Đây cũng chính là nội dung của câu hỏi Q2 và Q3 mà chúng tôi sẽ tìm câu trả lời thông qua việc phân tích giáo trình Xác suất – Thống kê của trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Những vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong chương 2 của luận văn.
CHƯƠNG 2: SO SÁNH CÁC MẪU DỮ LIỆU THỐNG KÊ TRONG GIÁO TRÌNH XS – TK
Nội dung chính của chương 2 xoay quanh các câu hỏi sau:
Q2: Giáo trình XS – TK chuẩn bị cho sinh viên ra sao để sinh viên có thể giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến so sánh các mẫu dữ liệu TK mà hai giáo trình chuyên ngành đã đề cập tới?
Q3: Có sự chênh lệch nào giữa những khái niệm, lý thuyết toán cần thiếtcho chuyên ngành và những nội dung được dạy trong XS-TK không? Nếu có thìsự khôngnối khớp đó ảnh hưởng đến sinh viên như thế nào?
Trên cơ sở phân tích ở chương 1, chúng tôi sẽ tìm hiểu xem vấn đề “so sánh các mẫu dữ liệu thống kê” được trình bày trong giáo trình XS-TK như thế nào, đặc biệt là chỉ ra các tổ chức toán học có liên quan đến vấn đề này. Với phân tích ở chương trước, chúng tôi thấy ở đây cần phải làm rõ sự tồn tại của những tổ chức toán học liên quan đến kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến động, trung bình và hàm hồi qui với biến giả.
Giáo trình mà chúng tôi phân tích là cuốn giáo trình được sử dụng trong trường Đại học Kinh tế TP.HCM, do tác giả Trần Gia Tùng viết, có tên là: Giáo trình lý thuyết xác suất & thống kê toán học, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Đây là tài liệu được các giảng viên và sinh viên của trường Đại học Kinh tế TP.HCM tham khảo và sử dụng. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ ký hiệu đó là GT3.
Trước khi đi vào chi tiết, chúng tôi xem xét đề cương môn học XS-TK, nhằm làm rõ những nội dung được đưa vào cũng như những vấn đề được ưu tiên giảng dạy.
Đề cương chi tiết của môn học (do sinh viên cung cấp) :
Ngày (số tiết)
Nội dung giảng dạy (tên chương, phần, phương
pháp giảng dạy) Tài liệu đọc (chương, phần) Chuẩn bị của sinh viên (bài tập, …) Ghi chú
Ngày (4 tiết)
Chương 1: Các khái niệm, các công thức cơ bản
1-Phép thử, biến cố, không gian mẫu 2- Định nghĩa xác suất Giáo trình lý thuyết và xác suất thống kê. Chương 1: §1, §2 Ngày (4 tiết)
Chương I: Các khái niệm, các công thức cơ bản
3-Các công thức tính xác suất
Chương 1: §3 Giải các bài tập chương 1
Ngày (4 tiết)
Chương 2: Đại lượng ngẫu nhiên và qui luật phân phối xác suất
Chương 2 Giải các bài
tập chương 1
Ngày (4 tiết)
Chương 3: Các qui luật phân phối xác suất thông dụng
1- Phân phối nhị thức 2- Phân phối Poisson 3- Phân phối siêu bội
Chương 3 Phần §1, §2, §3 Giải các bài tập chương 2 Ngày (4 tiết)
Chương 3: Các qui luật phân phối xác suất thong dụng
4- Phân phối chuẩn 5- Phân phối χ2
6- Phân phối Student Sửa bài tập chương 1
Chương 3 Phần §4, §5 Giải các bài tập chương 3 Ngày (4 tiết)
Chương 4: Đại lượng ngẫu nhiên hai chiều – Hàm của các đại lượng ngẫu nhiên.
Chương 2 Giải các bài
Ngày (4 tiết)
Chương 6: Lý thuyết mẫu - Sửa các bài tập chương 2 và chương 3
Chương 6 Giải các bài
tập chương 6
Ngày (4 tiết)
Chương 7: Ước lượng các số đặc trưng của tổng thể
- Sửa các bài tập chương 4
Chương 7 Giải các bài
tập chương 7
Ngày
(4 tiết)
Chương 8: Kiểm định giả thiết thống kê
1- Bài toán kiểm định giả thiết thống kê
2- Kiểm định giả thiết về trung bình tổng thể 3- Kiểm định giả thiết về tỷ
lệ tổng thể Chương 8 Phần §1, §2, §3 Giải các bài tập chương 8 Ngày (4 tiết)
Chương 8: Kiểm định giả thiết thống kê
9- Kiểm định giả thiết về qui luật phân phối xác suất của ĐLNN
10-Kiểm định giả thiết về tính độc lập Chương 8 Phần §4, §5, §6, §7, §8, §9 §10 Giải các bài tập chương 8 Ngày (5 tiết)
- Sửa các bài tập chương 6, 7, 8 - Giải đáp thắc mắc
- Hệ thống môn học
Tổng cộng :
45 tiết
Dựa vào đề cương này chúng tôi nhận thấy toàn bộ phần tương quan và hồi qui không được dạy trong chương trình XS – TK. Điều này tác động đến sinh viên như thế nào, chúng tôi sẽ phân tích kĩ ở mục dưới đây.