6. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Cảm quan carnaval trong văn hóa dân gian
Carnaval là một hình thức trình diễn nguyên hợp mang tính cách nghi lễ. Đó là sự tổng hợp của nhiều nghi lễ. Thứ nhất, carnaval làlễ hội hóa trang. Là một lễ hội hóa trang kiểu sân khấu, nhưng carnaval cho phép đem sân khấu ra ngoài đời thực, người ta được sống trong không khí lễ hội là được buông bỏ hết cái sân khấu của bản thân mình (bộ mặt mình “biểu diễn” với tất cả mọi người) để sống một đời sống thật, bản năng nhất. Những người tham gia carnaval, cho rằng carnaval là mới chính là cuộc đời thực của mỗi con người, nơi con có thể tự do bày tỏ chính bản thân mình. Bởi vì những luật lề, lề lối, quy định ràng buộc con người sẽ bị rũ bỏ tại lễ hội này, cuộc sống phi carnaval thường nhật bị bãi bỏ, trước tiên là hệ thống tôn ti thứ bậc, vốn được người ta đặt ra để bảo về quyền lợi cho giai cấp thống trị (kể cả vô sản thống trị). Thứ hai, carnaval là một nghi lễ lưỡng tính. Trong lễ hội carnaval luôn tồn tại các phạm trù, nghi lễ kép, chẳng hạn như nghi lễ hạ bệ đi kèm với tấn phong, sự tồn tại của các cặp nhân vật tương phản trong nghi lễ hôn phối, sự hóa trang đi kèm với sự lật tẩy…
Carnaval là sự trình diễn không có đường biên sân khấu, không có khái niệm “xem carnaval”, những người tham gia phải thực sự sống trong bầu không khí của nó. Cho đến nay, ở nhiều quốc gia Mĩ Latin, carnaval là một lễ hội lớn, với sự trình diễn trên đường phố và liên tục thu hút người xem hòa theo những vũ điệu Samba rộn ràng, hoàn toàn không phân biệt được sân khấu và đời thực. Điều này cho phép con người được phá bỏ mọi giới hạn trong cuộc sống, để có được tinh thần carnaval.
Carnaval thực sự bãi bỏ khoảng cách giữa người với người, hình thành một phạm trù đặc biệt của carnaval: sự tiếp xúc tự do suồng sã giữa con người với nhau.
Điều nay chi phối rất lớn thế giới quan của carnaval. Những con người bị phong tỏa bởi hàng tá luật định, lề lối của xã hội, những con người bị tách biệt bởi địa vị giai tầng trong xã hội, đã hiện diện nhờ sự tiếp xúc tự do suồng sã trên quảng trường carnaval. Từ đây, carnaval hình thành một mô thức mới về sự quan hệ lẫn nhau giữa
người với người. Điều này hoàn toàn đối lập với những quan hệ xã hội, những sự phân chia thứ bậc, tôn ti trật tự – những điều làm nên con người trong đời sống thường nhật “phi carnaval”. Bãi bỏ đời sống tôn ti trật tự, con người được phép sống thật với chính mình, bày tỏ những phương diện ẩn giấu của mình mà không bị bất kỳ ai đoán xét hay phê phán. Chính vì thế, trong carnaval, ngôn ngữ phục vụ cho hệ thống tôn ti thứ bậc cũng không còn nữa, những kết hợp ngẫu nhiên sẽ thay thế, hình thành hệ thống ngôn từ carnaval. Sự tiếp xúc tự do suống sã này áp dụng vào tất cả mọi giá trị, tư tưởng, hiện tượng, sự vật, chi phối hoạt động carnaval. Phạm trù thứ ba của cảm quan carnaval về thế giới đó là trò hôn phối không cân xứng. Người ta không áp dụng luật định cho hôn phối. Người ta được phép tự do kết hôn mà không cần chú ý đến những vấn đề như “môn đăng hộ đối” hay thậm chí cả giới tính. Điều đó có nghĩa, carnaval hướng tới sự bình đẳng tuyệt đối trên mọi phương diện: địa vị, đẳng cấp xã hội, nghề nghiệp, thứ bậc gia đình, giới tính…
Có ảnh hưởng lớn tới văn học là phạm trù thứ tư của carnaval: sự báng bổ, đó là hệ thống các trò lăng nhục và hạ bệ, gắn với sức mạnh sinh sôi của đất đai. Những trò phỏng nhại các lời văn và cách ngôn thiêng liêng. Đây cũng là phạm trù lớn chi phối nhiều hoạt động trong carnaval. Nó mở rộng đường biên của sức tưởng tượng, sự sáng tạo được nổ tung mà không có bất kỳ quy định nào có thể phá vỡ, nó cho phép nhìn thẳng vào sự thật và cười cợt xã hội bằng những trò châm biếm sâu cay nhất.
Trong nghi lễ carnaval, hành động chủ đạo là nghi lễ tấn phong và hạ bệ vua carnaval. Một con người bình thường – không gắn liền với bất kỳ giai cấp hay địa vị xã hội nào, hoàn toàn được chọn một cách ngẫu nhiên, được tôn xưng lên làm vua. Cơ sở của hoạt động tấn phong và hạ bệ này chính là cảm quan về sự thay đổi: cảm hứng về sự thay thế và biến đối, cảm hứng về cái chết và sự đổi mới. Nghi lễ carnaval thường gắn liền với những lễ hội tế thần thời trung cổ, nó ra đời khi thế giới quan vạn vật hữu linh chi phối tư duy của con người. Nghi lễ tấn phong và hạ bệ có thể được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, được gia công nhiều nhất là những lễ hội Saturnalia12. Nghi lễ carnaval được thực hiện như một ma thuật theo kiểu vi lượng đồng căn: nghi lễ tấn phong – hạ bệ là cơ sở để nảy sinh cái mới, đại diện cho sự sinh sôi nảy nở. Ra đời trong bối cảnh thời Trung cổ và tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay,
12
Saturnalia: tiết thần nông của người cổ La Mã, bắt đầu từ 17 tháng 12 hằng năm. (dẫn theo M. Bakhtin, Những
carnaval luôn đại diện cho cái mới, cho sự thay đổi, cho một sự cách mạng. Bản thân sự tấn phong đã bao hàm ý hạ bệ, đó chính là một “nghi lễ lưỡng tính”, nó biểu thị tính tất yếu đồng thời với tính sáng lập của sự thay thế đổi mới, biểu thị một tính tương đối
đầy vui nhộn của bất kỳ thể chế và trật tự nào, của bất cứ quyền lực và địa vị, đẳng cấp
tôn ti nào. Cái mới cần phải được hình thành, phát triển và đồng thời cũng bị thay thế bởi cái mới hơn. Tất cả những phục trang, hành động trong nghi lễ tấn phong đều biểu thị tính tương đối đầy vui nhộn đó và nghi lễ hạ bệ thực chất là để hoàn tất sự tấn phong.
Như vậy, carnaval là một trong những nghi lễ văn hóa dân gian cổ xưa nhất, được tổ chức với cảm hứng về sự đổi mới, gắn liền với phong tục tế thần, cầu mong sự sinh sôi nảy nở trong vạn vật. Vượt thoát ra khỏi việc tổ chức nghi lễ, carnaval trở thành cảm quan chi phối quan niệm sống của con người và văn học nghệ thuật.