Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần xây lắp điện 1 (Trang 31)

Thứ nhất, phải kể đến rằng công ty là một đơn vị đã có bề dày hoạt động trong ngành xây lắp điện, đây là một công ty lớn mang tầm vóc toàn quốc. Các công ty con và đơn vị trực thuộc trải từ bắc vào nam. Công ty với tư cách là cơ quan chủ quản đã tiến hành điều tiết hoạt động của toàn hệ thống trong đó có công tác huy động vốn.

Thứ hai, là khi xét chi phí vốn bỏ ra để tiến hành vay dài hạn thì tính hiệu quả lại không có vì lãi suất vay dài hạn rất cao và khi vay đòi hỏi phải có tài sản thế chấp mà thực tế thì công ty không có đủ tài sản để thế chấp nếu như vay dài hạn.

Thứ ba, là sự phát triển ảm đạm của thị trường chứng khoán. Nói chung ở Việt Nam, sự ra đời của thị trường chứng khoán còn là rất mới mẻ và hoạt động không ổn định. Sự phát triển chậm của thị trường tài chính hay các tổ chức trung gian tài chính làm hạn chế bớt cơ hội huy động vốn của công ty. Nếu như thị trường tài chính mà phát triển mạnh tất yếu công ty sẽ dễ dàng tham gia phát hành trái phiếu hoặc thực hiện tín dụng thuê mua.

2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động vốn của công ty

2.5.1. Thuận lợi

Sau khi cổ phần hoá, những tồn tại cố hữu của doanh nghiệp nhà nước về tài sản, công nợ, con người được đánh giá sát thực và rõ ràng, tạo môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh được minh bạch hơn. Đây là một lợi thế mà công ty muốn vận dụng triệt để. Người lao động xác lập sở hữu của mình vào trách nhiệm và kết quả công việc, tạo động lực mới để tồn tại và phát triển, huy động được vốn và chất xám của các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Là một công ty có bề dày hoạt động lâu năm đã tạo dựng được tên tuổi uy tín trên thị trường và khách hàng.

- Công ty là một đơn vị xây dựng có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức thi công các công trình.

- Qua quá trình hoạt động và phát triển, công ty đã tạo được uy tín và sự tin tưởng của khách hàng, tạo sự thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty sau khi thực hiện chuyển đổi.

- Công ty đã hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, lực lượng công nhân lành nghề; đầu tư các máy móc thiết bị chuyên ngành đủ đáp ứng cho thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao.

2.5.2. Khó khăn

- Khó khăn trở ngại lớn nhất của công ty là doanh nghiệp nhà nước thiên về sản xuất vận hành lâu năm trong cơ chế bao cấp nội bộ, hình thành và tích tụ nhiều tồn tại cố hữu và tư tưởng bảo thủ trì trệ, trông chờ ỷ lại, tư duy theo lối mòn thiếu năng động, chất lượng hoạt động và hiệu quả thấp.

- Do sự phát triển mạnh về hoạt động xây lắp trên thị trường nên có sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị xây dựng trong đấu thầu công trình.

lượng lao động không ổn định gây khó khăn trở ngại trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

- Các loại vật tư, nguyên vật liệu chủ yếu như sắt thép, xi măng có sự biến động lớn về giá cả.

- Chi phí đầu tư về thiết bị thi công lớn nên cũng hạn chế đầu tư chiều sâu để đổi mới thay thế .

- Một số công trình khó khăn về nguồn vốn, chủ đầu tư thanh toán chậm gây khó khăn trong việc thu hồi vốn của công ty.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN 1

3.1. Nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới

Căn cứ vào mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội của nước ta và những nguyên tắc cơ bản của chính sách định hướng phát triển kinh tế thì công nghiệp điện là một trong những ngành ưu tiên phát triển để phục vụ cho CNH - HĐH đất nước. Công ty Xây lắp điện 1 hoạt động luôn gắn liền với định hướng chung của Đảng và Nhà nước. Trước tình hình đặt ra như vậy, việc huy động vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và sản xuất phát triển, có hiệu quả là tối quan trọng. Như ở phần II đã phân tích, trong những năm 2010, 2011, 2012 tình hình tài chính ở công ty đã có những tiến bộ đáng ghi nhận .Vì vậy công ty đã xác định việc huy động vốn cho quá trình hoạt động trong thời gian tới là hết sức quan trọng. Song mức nhu cầu vốn cho từng năm cần thiết để hoạt động là bao nhiêu?

Một khi đã trả lời được câu hỏi đó thì công ty có những biện pháp để huy động đủ vốn cho mình. Để tiến hành xác định được lượng vốn cho một năm đó, áp dụng phương pháp xác định dự đoán nhu cầu vốn theo tỷ lệ (%) trên doanh thu cho công ty.

Bảng 3. 1 : Tỷ lệ % tính trên doanh thu của các khoản chủ yếu trên bảng cân đối kế toán năm 2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Số tiền % trên

doanh thu Chỉ tiêu Số tiền

% trên doanh thu

1. Tiền 54.089 4.51 1. Nợ NSNN và

CNV 49.813 4.15

2. Phải thu 410.102 34.17 2. Các khoản phải

trả khác 25.416 2.12

3.Hàng tồn kho 316.159 26.35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. TSLĐ khác 4.409 0.36

5. TSCĐ 220.296 18.36

Tổng số 1.005.055 83.75 Tổng số 75.229 6.27

Các khoản bên tài sản tính theo doanh thu là 83.75% và được tài trợ bằng 6.27% các khoản nợ vậy nhu cầu vốn của công ty cần là:

83.75% - 6.27% = 77.48%

Nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu tăng lên thì cần đến 77.48 đồng vốn bổ sung để tài trợ. Vậy nhu cầu vốn cần bổ sung năm 2014là:

(1.200.000-1.155.969) x 77.48% = 34.115 (triệu đồng) Trong đó vốn lưu động cần bổ sung là:

Ta có doanh lợi sau thuế năm 2013 là: 1.200.000 x 3% = 36.000 (triệu đồng)

Như vậy, phần lợi nhuận này có thể sử dụng làm vốn tạm thời, với nhu cầu vốn lưu động tăng lên 26.031 triệu đồng và nhỏ hơn 36.000 triệu đồng thì công ty vẫn huy động được từ phần lợi nhuận sau thuế. Nếu vốn lưu động cần bổ sung mà lớn hơn 36.000 triệu đồng thì công ty mới phải đi vay bên ngoài. Nhưng nhìn chung nguồn lợi nhuận sau thuế trong năm tới đủ để trang trải cho phần vốn lưu động tăng thêm.

3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn

3.2.1. Đối với công ty

- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có và tiết kiệm chi phí ở công ty:

Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì trước hết, công ty phải tìm cách tăng tốc độ chu chuyển vốn gồm cả vòng quay hàng tồn kho và vòng quay toàn bộ vốn. Vì lượng hàng tồn kho của công ty luôn cao và lại có xu hướng gia tăng. Điều này, một mặt chứng tỏ công ty đang có nhiều việc làm cho người lao động nhưng mặt khác nó lại thể hiện sự kém hiệu quả trong quá trình xây dựng khi mà lượng hàng tồn kho tăng tập trung vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Rõ ràng làm cho chi phí sử dụng vốn tăng lên, nguồn vốn tồn đọng lớn. Trong khi nhu cầu vốn lưu động cho kinh doanh lại bị thiếu trầm trọng, phải nói rằng với đặc điểm nhiệm vụ kinh doanh của công ty thì việc tăng hai chỉ tiêu trên rất khó. Tuy nhiên điều này vẫn có thể cải thiện nếu công ty quan tâm hơn đến việc xây dựng phương án, chương trình kinh doanh cụ thể, thậm chí cụ thể đối với từng công trình xây dựng. Không phải chỉ riêng công ty mà đối với đa số các doanh nghiệp khi xây dựng dự án phương án kinh doanh mới chỉ chú trọng đến việc trình bày những kết quả chính bản thân phương án dự định đầu tư mà chưa chú ý đến việc đặt phương án đó trong mối quan hệ chặt chẽ với những hoạt động khác của công ty, với những dự án khác. Vì vậy, đôi khi một dự án chưa thể hiện rõ tác động của nó đến sự tăng trưởng và triển vọng hoạt động của công ty. Do đó, một trong những yêu cầu đặt ra để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh là phải thể hiện được kết quả tổng hợp của công ty. Điều đó có nghĩa là khi tiến hành tham gia một hoạt động xây dựng nào, công ty cần phải xem xét một cách tổng quát đến nguồn vốn sẽ huy động các chi phí sẽ bỏ ra, dự kiến thời gian xây lắp, các công tác về quyết toán, thanh toán công trình và một vấn đề cũng rất quan trọng, đó là phải nâng cao hơn nữa chất lượng mà người lao động mà lực lượng công nhân xây lắp trực tiếp chiếm vị trí chủ đạo. Bên cạnh đó, kết hợp với việc thuê lao động thời vụ tham gia nhưng lực lượng cũng cần phải có sự quản lý chặt chẽ về thời gian và về chất lượng lao động. Nhờ vậy mà công trình sẽ hoàn thành sớm, khi công tác quyết toán được tiến hành nhanh chóng công ty mới có thể thu hồi vốn và nhờ đó làm giảm lượng hàng tồn kho và nâng cao số vòng luân chuyển vốn.

- Tăng tỷ lệ vốn vay ngân hàng:

điều tiết của công ty Điện lực I về lượng vay vốn ngắn hạn. Hạn mức đối với công ty hiện nay là một tỷ đồng, đây có thể nói là một hạn mức quá thấp đối với công ty, việc quy định này tất yếu có lý do của nó. Đó có thể là do công ty cần phải cân đối hoạt động cho các công ty thành viên chứ không chỉ có công ty xây lắp điện nhưng có lẽ nguyên nhân cơ bản ở đây là do công ty chưa chứng tỏ được tính hiệu quả trong hoạt động của mình. Vậy đặt ra vấn đề là muốn được tăng hạn mức tín dụng thông qua ngân hàng, công ty cần phải đề xuất ra được những phương án kinh doanh có tính hiệu quả cao. Một thực tế ở công ty là hàng năm vẫn thực hiện theo chỉ tiêu pháp lệnh của công ty đưa xuống và đa số các công trình mà công ty thực hiện đều là chỉ định thầu, ý nghĩa của hoạt động chỉ định thầu ở đây chính là do công ty đã định giá, định doanh thu, định thời gian cho công ty. Hay nói cách khác là bản thân công ty chưa thực sự đưa ra được những phương án có hiệu quả hơn các phương án mà công ty đưa xuống, công tác đấu thầu ở công ty cũng rất hạn chế. Vì vậy có thể nói: thứ nhất do công ty chưa chủ động nhiều trong việc tự tìm và tạo thị trường, thứ hai công ty chưa có được nhiều phương án kinh doanh có hiệu quả nên hạn mức tín dụng ngân hàng của công ty không tăng lên được.

Vậy, để tăng được nguồn vốn từ vay ngân hàng, tăng cường chủ động hơn nữa trong việc đi tìm thị trường. Điều này một mặt công ty sẽ trợ giúp cho các đội, mặt khác bản thân tự các đội mà đứng đầu là các đội trưởng phải mở rộng quan hệ hơn nữa với khách hàng, tăng cường hiệu quả chất lượng các công trình được thi công nhờ đó, tăng được sự tín nhiệm của khách hàng và có cơ hội hơn nữa khi khách hàng sẽ tự tìm đến đặt hợp đồng.

Dự kiến nhiệm vụ kế hoạch của các đơn vị trong năm 2014 được công ty đưa ra như sau. Đơn vị: Triệu đồng

STT Đơn vị thi công Kế hoạch

2014 Địa bàn hoạt động

Tổng số 60.000

I Thi công xây lắp các công

trình điện 52.000

1 Đội điện 1 5.000 Hà Tây. Lào Cai. Bắc Cạn. Cao Bằng.

Tuyên Quang. Phú Thọ

2 Đội điện 2 3.000 Bắc Giang. Yên Bái

3 Đội điện 3 3.500 Nam Định. Thanh Hoá

4 Đội điện 4 5.000

5 Đội điện 5 4.000 Nam Định - Ninh Bình

6 Đội điện 6 4.000 Hà Tĩnh. Nghệ An. Bắc Giang

7 Đội điện 7 3.000 Sơn La. Hoà Bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Đội điện 8 5.000 Quảng Nam. Hà Nam

9 Đội điện 9 3.500 BQLDA ĐLI Hưng Yên - Hải Dương

10 Đội điện 10 5.000 Bắc Ninh. Vĩnh Phúc. Hưng Yên

11 Đội điện 11 3.000 Cao Bằng. Hải Phòng. Bắc Cạn

12 Đội điện 12 3.500 Thái Nguyên. Lạng Sơn. Ninh Bình

13 Các chủ nhiệm công trình 5.000

Hà Nội và các công trình khách hàng (mỗi đồng chí chủ nhiệm có doanh thu tối thiểu 1.250 triệu đồng)

STT Đơn vị thi công Kế hoạch

2014 Địa bàn hoạt động

II Thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

14 Đội xây dựng 5.000 Các công trình xây dựng thuộc công

ty Điện lực I III Sản xuất hòm compozit & Cơ khí

15 Phân xưởng cơ khí 3.500 Công ty Điện lực I và khách hàng

- Lựa chọn hình thức quản lý tài chính trong cấp phát vốn đầu tư XDCB

Trong hoạt động đầu tư xây dựng, từ trước đến nay có 5 hình thức cấp phát cho vay vốn thanh toán như sau:

Thứ nhất, cấp phát vốn thanh toán theo giá trị khối lượng theo tuần kỳ;

Thứ hai, là hình thức thanh toán theo giá trị khối lượng hoàn thành theo quy ước hoặc khối lượng thực hiện đến điểm dừng kỹ thuật;

Thứ ba, là hình thức cấp phát vốn thanh toán theo sản phẩm hoàn thành; Thứ tư, là hình thức đấu thầu xây dựng;

Thứ năm, là hình thức khoán gọn.

Hiện nay, ở công ty đang áp dụng hình thức thứ ba, tức là cấp phát vốn thanh toán theo sản phẩm hoàn thành. Trong XDCB, sản phẩm hoàn thành là toàn bộ công trình hoặc từng hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Ưu điểm của hình thức cấp phát này là tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác cấp phát vốn với rút ngắn thời gian thi công để nhanh chóng đưa dự án vào sản xuất kinh doanh. Nhược điểm lớn nhất của hình thức này là chu kỳ thanh toán quá dài, các đơn vị thi công cần phải có một lượng vốn lưu động rất lớn để dự trữ vật tư trong suốt quá trình thi công cho đến khi hoàn thành sản phẩm được nghiệm thu đưa vào sử dụng mới được cấp vốn thanh toán. Chính vì áp dụng theo phương thức này mà chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và các khoản phải thu của công ty lại lớn đến như vậy.

Theo tôi, hình thức hợp lý nhất đối với công ty hiện nay có thể áp dụng là hình thức đấu thầu xây dựng. Theo hình thức này thì giá bán sản phẩm xây dựng được khẳng định trước bên A và bên B theo chất lượng sản phẩm đã được xác định. Sau khi ký xong hợp đồng thì bên A sẽ đặt trước cho bên B một khoản vốn để làm công tác chuẩn bị xây dựng (chuẩn bị mặt bằng xây dựng, mua vật tư dự trữ thi công) trong quá trình xây dựng. Khối lượng thực hiện được cấp vốn thanh toán và trừ dần vào số tạm ứng. Hình thức này giải quyết được những khó khăn về vốn cho công tác tổ chức xây dựng của đơn vị.

- Đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa các nguồn huy động:

Việc huy động vốn luôn gắn liền với chi phí huy động, sử dụng vốn và tỷ trọng các nguồn vốn trong cơ cấu vốn. Do đó khi huy động công ty cần phải tính đến hai nguồn vốn rẻ nhất là tín dụng thương mại và nợ tích luỹ. Nói chung ở công ty, hai nguồn này đã được huy động một cách triệt để và hầu như không có khả năng huy động thêm, cái chính ở đây

là công ty phải xem xét lại nguồn huy động từ tín dụng thương mại, tỷ lệ của nguồn này quá cao khiến công ty có thể rơi vào tình trạng mất tự chủ về tài chính bất cứ lúc nào và

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần xây lắp điện 1 (Trang 31)