Đánh giá về tình hình huy độngvốn của công ty

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần xây lắp điện 1 (Trang 29)

Kết hợp số liệu ở các bảng trên ta có thể đánh giá tổng quát về tình hình vốn của công ty như sau:

Một xu hướng giảm xuống rõ nét, đặc biệt nợ phải trả năm 2010 giảm đi gần 12.52% so với năm 2009. Có thể nói đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2010. Tuy nhiên trong các khoản phải trả thì mục người mua trả trước là then chốt quan trọng gây biến động nguồn vốn khoản này liên tục giảm. Điều này có thể có hai lời giải đáp, hoặc là công ty đã nâng cao khả năng tự chủ về nguồn vốn kinh doanh của mình hoặc thị trường và sản lượng thi công của công ty đã bị thu hẹp lại. Để đánh giá hiệu quả việc thu hẹp nợ phải trả, ta tiếp tục nghiên cứu bảng sử dụng vốn và nguồn vốn.

Yếu tố thứ hai nổi lên trong bảng nguồn vốn và sử dụng vốn đó là phần TSLĐ khác nó luôn chiếm một tỉ trọng cao trong mọi năm dù là sử dụng vốn hay là NV. Nội dung chủ yếu của TSLĐ khác gồm tạm ứng (là số tiền tạm ứng cho CNV chưa thanh toán đến thời điểm báo cáo), chi phí trả trước (chi phí đã chi nhưng chưa được tính vào chi phí sản xuất), chi phí chờ kết chuyển (chi phí chờ kết chuyển sang niên độ mới), tài sản thiếu chờ xử lý.

Sang năm 2011, nguồn vốn tăng do giảm tiền mặt, giảm các khoản phải thu, giảm TSCĐ và tăng các khoản phải trả và nguồn này được dùng để tài trợ cho việc sử dụng vốn nhưng trong sử dụng vốn lại tăng hàng tồn kho. Tăng TSLĐ khác và một phần giảm vốn chủ sở hữu kỳ này, công ty lại tiếp tục tăng cường xây lắp để tài trợ cho hoạt động này, công ty tăng các khoản phải trả và giảm các khoản phải thu. Phải thu của khách hàng giảm được 68.598 triệu đồng chứng tỏ công ty đã tích cực đẩy mạnh công tác đi thu hồi vốn phục vụ cho hoạt động của công ty. Năm 2012, nguồn vốn tăng do giảm TSLĐ khác. tiếp tục giảm các khoản phải thu đồng thời tăng vay ngắn hạn ngân hàng và tăng vốn chủ sở hữu. Nhờ đó mà tài trợ cho sử dụng vốn và việc tăng hàng tồn kho, giảm các khoản phải

trả tăng tiền mặt và tăng TSCĐ. Rõ ràng vốn chủ sở hữu đã được dùng để tăng TSCĐ, tức là công ty đã áp dụng chính sách tài trợ vững chắc, dùng nguồn tài trợ dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Quyết định này là một quyết định đúng đắn, nó đảm bảo tăng thêm tính tự chủ về tài chính cho công ty đồng thời làm giảm chi phí sản xuất - kinh doanh trong giá thành sản phẩm. Các khoản phải trả được tài trợ bởi việc giảm TSLĐ khác có nghĩa là tạm ứng giảm. Như vậy hoặc là người lao động đã được quyết toán tiền lương hoặc công ty giảm tạm ứng để lấy vốn cho xây lắp trường hợp thứ hai này sẽ không tốt vì nó không đảm bảo được quyền lợi của người lao động và gây căng thẳng tâm lý cho họ.

Tóm lại: Trên cơ sở phân tích khái quát về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phân tích cơ cấu nguồn vốn phân tích các chỉ tiêu tài chính chúng ta có thể đi đến những kết luận tổng quát sau:

Công ty đảm bảo lợi nhuận luôn dương trong 3 năm liên tiếp. Tăng dần nguồn vốn chủ sở hữu, điều tiết dần cơ cấu nợ phải trả và tìm cách sử dụng tài sản hợp lý, đầu tư TSCĐ bằng nguồn vốn chủ sở hữu....Tuy nhiên công ty cũng nên giảm khoản phải trả người bán. Chiếm dụng vốn của đối tác quá nhiều không phải là một cách hay. Nhìn chung, công ty cổ phần xây lắp điện 1 huy động vốn rất tốt.

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần xây lắp điện 1 (Trang 29)