Kết quả đánh giá về mặt định tính

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh trung bình yếu phần hoá học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 130)

8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

3.4.2.Kết quả đánh giá về mặt định tính

Về mặt định tính chúng tôi đã thông qua các ý kiến của 20 GV (trong đó có 5 GV thực nghiệm, 15 GV tham khảo tài liệu) và 170 HS tham gia thực nghiệm để đánh giá tính hiệu quả của tài liệu bồi dưỡng cho HSTBY.

3.4.2.1. Đánh giá của giáo viên

Bảng 3.18. Đánh giá của GV về tài liệu bồi dưỡng HSTBY

Tiêu chí đánh giá Mức độ TB

1 2 3 4 5 Nội

dung

Đầy đủ kiến thức quan trọng cần thiết 0 0 0 0 20 5,00 Kiến thức chính xác, khoa học 0 0 0 0 20 5,00 Bám sát với nội dung học 0 0 0 3 17 4,85 Hình thức Thiết kế khoa học 0 0 1 5 14 4,65 Bố cục hợp lí, logic 0 0 0 2 18 4,90 Tính khả thi Dễ hiểu, dễ sử dụng 0 0 0 0 20 5,00 Phù hợp với trình độ học tập của HS 0 0 0 2 18 4,90 Phù hợp với việc tự học ở nhà của HS 0 0 2 1 17 4,75

Hiệu quả

HS dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh 0 0 2 3 15 4,65 HS hứng thú học tập 0 0 0 5 15 4,75 Nâng cao khả năng tự học của HS 0 0 1 5 14 4,65 Kết quả học tập được nâng lên 0 0 0 0 20 5,00 Giảm số lượng học sinh yếu 0 0 3 5 12 4,45 Góp phần vào việc đổi mới phương

pháp dạy học 0 0 3 6 11 4,40

Theo bảng nhận xét trên ta thấy đa số các giáo viên lựa chọn mức độ 4 và 5 khi nhận xét về nội dung, hình thức, tính khả thi và hiệu quả của tài liệu.

Phần lớn GV cho rằng tài liệu này đã góp vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức của HS. Tài liệu giúp HS khắc sâu kiến thức, rèn kỹ năng giải bài tập, kích thích hứng thú học tập cho HS và là công cụ tự học hiệu quả.

Như vậy, tài liệu đã thực sự góp phần nâng cao kết quả học tập của các em, đặc biệt là HSTBY.

3.4.2.2. Đánh giá của học sinh

Bảng 3.19. Đánh giá của HS về tài liệu bồi dưỡng HSTBY

Tiêu chí đánh giá Mức độ TB

1 2 3 4 5

Nội dung

Đầy đủ kiến thức quan trọng cần

thiết 0 0 0 0 170 5,00

Kiến thức chính xác, khoa học 0 0 0 0 170 5,00 Bám sát với nội dung học 0 0 5 19 146 4,83 Hình thức Thiết kế khoa học 0 0 10 18 142 4,78 Bố cục hợp lí, logic 0 0 0 10 160 4,94 Tính khả thi Dễ hiểu, dễ sử dụng 0 0 0 22 148 4,87 Phù hợp với trình độ học tập 0 0 4 43 123 4,70 Phù hợp với việc tự học ở nhà 0 0 12 39 119 4,63 Hiệu quả

Dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh 0 0 23 35 112 4,52 Gây hứng thú học tập 0 0 41 22 107 4,39 Nâng cao khả năng tự học 0 0 10 25 130 4,59 Giảm tình trạng học quá tải 0 0 7 21 142 4,79 Kết quả học tập được nâng lên 0 0 0 14 156 4,92

Nhận xét theo các mức độ 1: kém, 2: yếu, 3: trung bình, 4: khá, 5: tốt.

Theo bảng nhận xét trên ta thấy đa số HS cũng lựa chọn mức độ 4 và 5 khi nhận xét về nội dung, hình thức, tính khả thi và hiệu quả của tài liệu.

Như vậy, các em HS nhận xét rằng tài liệu đã giúp việc tiếp thu kiến thức mới, học lí thuyết trọng tâm và rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học dễ dàng hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, chúng tôi đã trình bày:

− Mục đích thực nghiệm: nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả tài liệu đã đề xuất. − Đối tượng thực nghiệm: Chúng tôi đã chọn 10 lớp (5 lớp TN và 5 lớp ĐC) thuộc 5 trường phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bạc Liêu để tiến hành thực nghiệm với tổng số 339 học sinh.

− Tiến hành thực nghiệm: số chương thực nghiệm là 2, số bài kiểm tra là 3, tổng số bài làm của HS là 1017.

− Phân tích kết quả:

+ Điểm trung bình của học sinh các lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng. + Đồ thị đường luỹ tích của lớp thực nghiệm luôn nằm ở bên phải và dưới lớp đối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chứng.

+ Kết quả học tập của HS ở các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

+ Hệ số kiểm định t luôn lớn hơn tα,k , chứng tỏ sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc thiết kế và sử dụng tài liệu trong dạy học cho HSTBY rất cần thiết để phát triển khả năng tư duy, tích cực, phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của các em và đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh trung bình yếu phần hoá học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 130)