Bộ máy kế toán tại Công ty gồm có 10 người và chia lâm hai bộ phận, Bộ phận tài chính và bộ phận kế toán. Mỗi bộ phận có chức năng nhiệm vụ khác nháu và mỗi
người cũng có nhiệm vụ và chức năng khác nhau nhưng phải đảm bảo cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Bộ phận kế toán
+ Kế toán tổng hợp kiêm kế toán trưởng chịu trách nhiệm chung, quản lý và phân công công việc cho nhân viên trong phòng; kiểm tra giám sát hoạt động kinh tế tài chính tại Công ty, tham mưu cho Giám đốc về những quyết định lập kế hoạch tài chính, huy động vốn và thực hiện chế độ, chính sách, nghĩa vụ với Nhà nước; tổng hợp tình hình phát sinh các phần hành kế toán, xác định kết quả kinh doanh, lập và nộp báo cáo tài chính theo quy định.
+ Bộ phận kế toán thanh toán (gồm 01 người) (Thuộc phòng Kế toán)
Có nhiệm vụ theo dõi, làm các thủ tục thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; theo dõi, hạch toán công nợ phải trả; lập báo cáo tài chính theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất; theo dõi và ghi chép tình hình tăng, giảm hàng hóa, thành phẩm tại kho; theo dõi và lập báo cáo tình hình tiêu thụ chung của toán Công ty.
Ban TCKT Phòng Tài chính Phòng Kế toán Kế toán thuế Kế toán Tài chính Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán Kho Kế toán tổng hợp
+ Bộ phận kế toán kho (nguyên vật liệu) (gồm 06 người) ( Thuộc phòng Kế
toán)
Có trách nhiệm cùng với thủ kho tiến hành lập phiếu nhập, xuất kho nguyên vật liệu; theo dõi công nợ với người bán theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh; tập hợp chi phí vào bảng tính giá thành đơn vị; phản ánh tình hình hiện còn, biến động của từng loại vật liệu; chấp hành đầy đủ thủ tục về nhập, xuất nguyên vật liệu và phân bổ vật liệu cho từng đối tượng sử dụng; hàng tháng lập bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu đảm bảo khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp với thẻ kho, cuối kỳ kiểm kê và lập báo cáo; phản ánh, ghi chép, tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động; tính ra các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phải thanh toán với người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó.
+ Thủ quỹ: Cập nhật đầy đủ , chính xác , kịp thời Thu – Chi – Tồn quỹ tiền mặt vào Sổ Quỹ - báo cáo khi cần cho BGĐ , KTT
Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt đã nêu trên. - Mọi khoản thu chi phát sinh phải được thực hiện trong quy định công ty, quỹ tiềm mặt và có chứng từ .
- Khi nhận được Phiếu Thu , Phiếu Chi ( do Kế Toán lập ) kèm theo chứng từ gốc , Thủ Qũy phải.
- Kiểm tra số tiền trên Phiếu Thu , Phiếu Chi với chứng từ gốc
- Kiểm tra nội dung ghi trên Phiếu Thu , Phiếu Chi có phù hợp với chứng từ gốc - Kiểm tra ngày , tháng lập Phiếu Thu – Phiếu Chi và Chữ ký của người có thẩm quyền.
- Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt.
- Cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào Phiếu Thu hoặc Chi . - Thủ quỹ ký vào Phiếu Thu hoặc Chi và giao cho khách hàng 1 liên
- Sau đó Thủ Quỹ căn cứ vào Phiếu Thu hoặc Chi ghi vào Sổ Quỹ ( viết tay )
- Cuối cùng , Thủ Quỹ chuyển giao 2 liên còn lại của Phiếu Thu hoặc Chi cho Kế Toán
Bộ phận tài chính. + Kế Toán thuế
- Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh .
- Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào , đầu ra của từng cơ sở.
Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu
- Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn Cty ,phân loại theo thuế suất .
- Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn Cty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ .
- Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách , tồn đọng ngân sách ,hoàn thuế của Cty .
- Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán .
- Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới , đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.
- Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh .
- Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất (nhóm thuế suất ,đơn vị cơ sở).
-Kiểm tra hóa đơn đầu vào trên mạng xem đơn vị đấy còn hoạt động hay ngừng hoạt động.
- Hằng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở ,toàn Cty .
- Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế .
- Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT VCNB theo thời gian, thư tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.
- Kiểm tra đối chiếu biên bản trả ,nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh .
- Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế ,soạn thông báo các nghiệp vụ qui định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty để cơ sở biết thực hiện.
- Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng ,thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách - Hằng tháng, quý, năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ. + Kế toán tài chính
Lập kế hoạch tài chính, cân đối dòng tiền đi và về, lập phương án vay bổ sung khi cần vốn lưu động và vốn cố định. Lập báo cáo trình Kế toán trưởng.