Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thể thao DETA (Trang 27)

Bước Trách nhiệm Sơ đồ Biểu mẫu/ hồ sơ

1. Trưởng đơn vị

2. Quản đốc/Phó quản đốc các PX – Xưởng Bóng KT

3. PX Bồi dán

4.

- Quản đốc/phó QĐ PX CB - Công nhân dập

(Xưởng bóng khâu tay)

5.

Quản đốc/phó QĐ PX CB – Công nhân chọn và phối bộ (Xưởng bóng khâu tay)

6.

Quản đốc/phó QĐ PX CB – Công nhân in

KCS in

(Xưởng bóng khâu tay)

7.

Quản đốc/phó QĐ PX CB – Công nhân

(Xưởng bóng khâu tay)

Nhận lệnh SX và triển khai SX Chuẩn bị sản xuất Bồi dán tay Dập phôi Chọn phôi In tay Phối bộ

8.

Quản đốc/phó QĐ PX K – HT& Công nhân khâu tay (Xưởng bóng khâu tay)

9.

Quản đốc/phó QĐ PX K – HT& Công nhân hoàn thiện, KCS

(Xưởng bóng khâu tay)

10.

Quản đốc/phó QĐ PX K – HT& Công nhân hoàn thiện, KCS

(Xưởng bóng khâu tay)

11.

Quản đốc/phó QĐ PX K – HT& Công nhân hoàn thiện (Xưởng bóng khâu tay)

12.

Quản đốc/phó QĐ PX K – HT& Công nhân hoàn thiện (Xưởng bóng khâu tay)

 Thuyết minh sơ đồ dây truyền

Bước 1: Nhận lệnh sản xuất , PCN và triển khai lệnh sản xuất.

- Trưởng Xưởng bóng khâu tay tiếp nhận lệnh sản xuất đã được ký duyệt của Ban kế hoạch kinh doanh và PCN từ Phòng KTQC.

- Trưởng Xưởng bóng khâu tay tiến hành kiểm tra độ chính xác về thông tin của lệnh sản xuất, PCN và ký nhận khi thông tin đầy đủ, chính xác.

Khâu tay Bơm bóng L1, VS 01, KCS 01 Bơm bóng L2, VS 02, KCS 02 Cắm kim, xì xẹp, đóng gói Đóng thùng, xuất kho

- Căn cứ lệnh sản xuất, PCN Trưởng Xưởng tiến hành họp trưởng các phân xưởng giao nhiệm vụ.

Bước 2: Chuẩn bị sản xuất.

- Các Quản đốc phân xưởng dựa vào kế hoạch chuẩn bị về công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, nhân sự…

- Tính toán kế hoạch chi tiết để triển khai cho các tổ sản xuất. Bước 3: Bồi dán

+ Quản đốc PX/Phó quản đốc nhận Lệnh sản xuất và Phiếu công nghệ, đọc kỹ và nắm rõ các yêu cầu của trên phiếu công nghệ. Quản đốc PX căn cứ Phiếu công nghệ nhận nguyên vật liệu, chuẩn bị và kiểm tra các công cụ dụng cụ và lập kế hoạch chi tiết để triển khai sản xuất cho công nhân.

+ Công nhân tiến hành sản xuất theo quy định của “Quy trình bồi dán”, “Quy trình vận hành máy bồi” và “Mô tả công việc công nhân bồi tay”, gồm các bước:

+ Trà nhám da: Là công việc tạo cho lớp sau ( Mặt trái ) của tấm da có một độ nhám nhất định để tăng độ liên kết tốt với lớp vải thông qua lớp keo dán. Lưu ý công đoạn này chỉ thực hiện khi PCN yêu cầu.

+ Cắt da, cắt vải: Là công đoạn cắt da, vải thành từng tấm, tính toán trọng lượng phụ gia trọng lượng theo yêu cầu phiếu công nghệ để phục vụ công tác bồi dán. + Kiểm tra khổ da, số lớp vải, chiều vải trước khi cắt.

+ Trong quá trình cắt da phải kiểm tra mức độ đồng màu da giữa cuộn da này và cuộn da khác, ghi rõ đầy đủ thông tin theo quy định lên mỗi tấm da và vải cắt ra.

+ Pha chế hóa chất bồi dán theo tỷ lệ và đúng thứ tự quy định của “Phiếu công nghệ”, sau khi pha dùng máy quấy để quấy và phải để thời gian tối thiểu là 5 phút để đảm bảo hỗn hợp được quấy đều mới lấy ra để sử dụng.

+ Cân trọng lượng da, vải: Kiểm tra đối chiếu với PCN để xác định chính xác lượng Latex hoặc lượng phụ da cần sử dụng cho tấm bồi đó.

+ Dán da và vải: Trước khi dán da và vải phải kiểm tra khổ da và khổ vải xem có cùng khổ không, đồng thời kiểm tra keo dán, nồng độ keo dán và kiểm tra tình trạng máy móc.

- Lắng lọc Latex và pha chế keo Latex theo quy định của Phiếu công nghệ.

- Bồi dán theo các bước yêu cầu của PCN

- Ghi thông tin lên tấm bồi: Sau khi tấm da bồi hoàn chỉnh thì nhóm trưởng phải ghi thông tin lên tấm da bồi các thông tin: Ngày bồi dán; Công nghệ sản xuất; Trọng lượng cuộn da, trọng tấm da nếu cắt; Chiều dài cuộn da.

+ Sấy tách ẩm (tiền sấy): Là công việc trực lò tiền sấy chờ các tấm bồi trên trành bồi khô ráo để bóc và treo sấy.

- Tấm bồi vừa bồi xong không được cho vào lò tiền sấy ngay để tránh bị phồng rộp. Phải để cho tấm bồi ráo bề mặt thì mới được cho vào lò tiền sấy.

- Tuỳ theo thời tiết từng mùa, độ ẩm không khí ngoài trời để áp dụng thời gian khô của tấm bồi trong lò tiền sấy và cũng tuỳ thuộc vào số lớp bồi, trọng lượng latex, trọng lượng tấm bồi để

tính thời gian khô của tấm bồi tiền sấy.

+ Sấy lưu hoá: Là công việc đẩy xe sấy vào lò sấy khô,. - Xe sấy lưu hoá đưa vào lò phải đúng chiều quy định. - Cài đặt thời gian sấy đúng theo quy định trên PCN

+ Cân kiểm tra trọng lượng tấm bồi: là công đoạn kiểm tra trọng lượng tấm bồi thành phẩm theo yêu cầu của PCN và ghi chép vào sổ cân trọng lượng tấm bồi. + Treo lưu hoá tấm bồi theo yêu cầu PCN và ghi rõ thời gian bắt đầu treo, thời

gian sớm nhất có thể xuất dập. Các tấm bồi thuộc cùng một PCN phải được treo cùng một vị trí.

+ Xuất tấm bồi cho dập: Trước khi xuất tấm bồi cho dập phải đảm bảo tấm bồi đã được vệ sinh sạch sẽ bằng hoá chất Shellsol V55 (Xăng công nghiệp) và xuất đúng loại tấm bồi, đúng số lượng theo phiếu điều tiết dập.

+ Quản đốc/Phó quản đốc PXCB - Xưởng Bóng Khâu Tay sau khi nhận LSX và PCN thì thực hiện các bước sau:

- Căn cứ Lệnh sản xuất, PCN nhận tấm da đã bồi về.

- Lập kế hoạch điều tiết dao và kế hoạch điều tiết sản lượng dập cho từng công nhân.

- Triển khai sản xuất cho công nhân.

+ Công nhân tiến hành dập theo các bước của “Quy trình dập phôi”, “Quy trình vận hành máy dập”, “Mô tả công việc công nhân Dập”, gồm các bước:

- Nhận phiếu điều tiết dập, nhận và kiểm tra da, kiểm tra công cụ dụng cụ. - Vệ sinh thô các tấm bồi trước khi dập.

+ Tiến hành dập theo các thao tác: - Đưa tấm da lên vị trí bàn dập.

- Đưa dao vào vị trí dập (Theo quy định đặt dao) - Nhấn nút công tắc cho búa hạ xuống.

- Khi kết thúc dập búa máy tự động nâng lên.

- Rê dao dập đến vị trí thứ 2 và thao tác nhấn nút cho máy chạy lặp đi lặp lại thao tác này cho đến khi hết tấm da.

- Kiểm tra sản phẩm dập (tiến hành thường xuyên trong quá trình dập, tránh tình trạng sản phẩm bị lỗi.

- Khi dập để riêng theo từng con dao và theo từng lô da + Xếp phôi theo đúng quy trình

+ Ghi sản lượng vào phiếu điều phối. Bước 5: Chọn phôi

+ Quản đốc PXCB/ Phó Quản đốc - Xưởng Bóng Khâu Tay sau khi nhận LSX và PCN thì thực hiện các bước sau:

- Căn cứ lệnh sản xuất, PCN lập kế hoạch chi tiết sản xuất theo đơn hàng và nhận số lượng phôi và lô lot từ bộ phận Dập.

- Kiểm tra phiếu điều tiết, tem nhãn, người dập, số lượng, số PCN, loại dao dập, bộ dao dập.

- Triển khai sản xuất cho công nhân.

- Công nhân chọn phôi tiến hành theo “Quy trình chọn và phân loại phôi”, “ Mô tả công việc công nhân chọn phôi” và “Phiếu điều tiết sản xuất”, gồm các bước: - Vệ sinh thô các tấm bồi, thổi bụi, tạp chất bám ở mắt phôi (chuyển qua cho bộ phận dập)

- Chọn và phân loại phôi: Phôi đạt yêu cầu, phôi không đạt yêu cầu và phân loại các loại lỗi

- Xắp xếp, thống kê số lượng theo từng loại sản phẩm, từng loại dao dập và ghi tem nhãn rõ ràng (để riêng theo lô lót).

+ Ghi thông tin theo yêu cầu của “Phiếu điều phối kiêm SP dập và chọn” và chuẩn bị xuất chuyển cho in.

Bước 6: In tay

+ Quản đốc/Phó quản đốc PXCB - Xưởng Bóng Khâu Tay sau khi nhận “Lệnh sản xuất” và "Phiếu công nghệ” thì thực hiện theo các bước:

- Căn cứ LSX và PCN lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch nhận vật tư, công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu như phôi, mắt mẫu, mực in, lưới in.

- Điều tiết sản lượng in, chi tiết in và giao mắt mẫu cho từng trưởng nhóm in.Các trưởng nhóm in tiến hành triển khai sản xuất đến từng công nhân trong nhóm.Công tác bàn giao PCN, công cụ, dụng cụ, lưới in, giao nhận phôi và mực in…phải được ghi chép vào sổ và có ký nhận giữa hai bên.

+ Công nhân nhận phôi, mẫu in và phiếu điều tiết sản xuất thì tiến hành in theo các bước:

- Nhận lưới in

- Chọn dưỡng in và căn chỉnh lưới in - Vệ sinh mắt phôi bằng xăng công nghiệp - Xếp phôi theo khuyết.

- Lấy mực in, phải khuấy đều với hóa chất trước khi lấy ra in.

- Thực hiện in theo mắt mẫu và các nước in theo quy định của PCN. Trong quá trình in công nhân in và KCS in phải thường xuyên kiểm tra chất lượng in.

- Sắp xếp các mắt in lên các chành và để phơi khô theo thời gian theo yêu cầu của PCN.

- Thu phôi đã in, đếm số lượng và ghi thẻ sản phẩm in theo biểu mẫu quy định, chuẩn bị xuất phôi qua bộ phận phối bộ.

Bước 7: Phối bộ

+ Quản đốc/Phó quản đốc PXCB - Xưởng Bóng Khâu Tay sau khi nhận “Lệnh sản xuất” và "Phiếu công nghệ” thì thực hiện theo các bước:

- Căn cứ LSX và PCN lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch nhận vật tư, công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu như phôi…

- Triển khai sản xuất cho công nhân: + Công nhân thực hiện các bước như sau:

- Nhận Phiếu điều tiết sản xuất, PCN, sơ đồ phối bộ.

- Căn cứ vào phiếu điều tiết nhận vật tư (mắt phôi đã in, phôi trắng) và công cụ dụng cụ sản xuất.

- Kiểm tra kỹ các chi tiết trên sơ đồ trước khi phối bộ để tránh nhầm lẫn.

- Đục lỗ van

- Dán vecsi

- Chia mắt phôi theo chi tiết sơ đồ lắp ghép thành quả bóng

- Cân trọng lượng bộ phôi: Tùy theo yêu cầu của PCN thực hiện cân 100% hoặc cân theo xác xuất.

- Phối bộ phôi với vecsi (vecsi đã cân chia trọng lượng) thành bộ phôi hoàn chỉnh.

- Đóng gói bộ phôi vào túi nilong

+ Ghi tem list rõ ràng về lô lót, số lượng phôi, chủng loại, tên bóng và công nhân phối bộ ký và ghi rõ họ tên trên “Phiếu phối bộ”.

+ Nhập kho chờ xuất khâu (ghi chép ký sổ khi hàng nhập kho). Bước 8: Khâu tay

+ Quản đốc/Phó quản đốc PX khâu - HT - Xưởng Bóng Khâu Tay sau khi nhận LSX và PCN thì thực hiện các bước sau:

- Lập kế hoạch sản xuất

- Nhận bóng mẫu, sơ đồ khâu, phôi đã được phối bộ, chuẩn bị công cụ dụng cụ sản xuất

- Triển khai sản xuất cho công nhân.

+ Công nhân sau khi nhận Phiếu điều tiết sản xuất từ quản lý của mình thì thực hiện công việc theo “Mô tả công việc công nhân khâu bóng”, gồm các bước sau: + Nhận phôi, sơ đồ khâu, công cụ dụng cụ làm việc

+ Kiểm tra, so sánh, đối chiếu phôi với sơ đồ khâu. + Chuẩn bị khâu:

- Kiểm tra chỉ khâu - Đánh đầu mối chỉ

- Đánh (tuốt) sáp vào chỉ - Đánh sáp vào sợi chỉ - Sâu kim

+ Tiến hành khâu theo các bước:

- Khâu nắp bóng (mũ đầu): Nắp bóng không có đường cuối và thường được gắn với ruột

- Khâu đáy bóng (mũ đáy): Có đường cuối và không có ruột bóng đính kèm. - Khâu tang bóng (tang trống): là phần nằm giữa nắp bóng và đáy bóng.

- Khâu ghép hoàn thiện quả bóng: là đường khâu ghép nối nắp đáy & tang bóng lại với nhau. Công đoạn này cần lưu ý đường rút cuối cùng, tùy theo từng loại bóng mà khâu rút để hoàn thành quả bóng hoặc chưa khâu rút những đường may cuối để dán véc si. Nếu dán vecsi sau khi đã khâu vỏ thì thực hiện theo các bước như sau:

+ Lận vỏ bóng sao cho mắt van phải được trùng với đường rút + Bôi latex vào đầu mắt van, vào vecsi theo yêu cầu của PCN + Dán vỏ bóng và vecsi lại với nhau theo yêu cầu của PCN + Khâu hoàn thành quả bóng.

+ Báo cáo sản lượng theo biểu mẫu của Công ty.

+ Kiểm tra KCS, đóng bao, chuân bị xuất hàng qua Hoàn thiện Bước 9: Hoàn thiện bóng

+ Quản đốc/phó quản đốc PXK –HT căn cứ Lệnh sản xuất, PCN, kế hoạch nhận hàng, lập kế hoạch sản xuất và triển khai sản xuất cho công nhân.

+ Công nhân tiến hành sản xuất theo quy định của “Mô tả công việc công nhân hoàn thiện” và thực hiện theo các bước sau:

+ Công nhân thực hiện các thao tác:

- Nhận kế hoạch điều phối sản xuất từ người quản lý - Nhận sản phẩm theo kế hoạch điều phối.

- Kiểm tra tiêu chuẩn theo PCN để áp suất bơm.

- Kiểm tra kim bơm xem có bị cong, vênh, trầy xước, bị tắc hay không, nếu có phải thay ngay,

- Chấm silicol vào đầu van (trước khi chấm phải kiểm tra silicol và chấm silicol vừa đủ ở đầu kim, nếu nhiều silicol sẽ gây ố vàng đầu van hoặc bị nhòe chữ)

- Cắm vòi kim đã chấm silicol vào lỗ van.

- Bơm một ít hơi vào bóng và nắn bóng cho tròn, bơm đủ hơi theo yêu cầu của PCN, khi bơm phải tạo khoảng trống cho ruột bóng căng, tránh tình trạng nổ bóng. - Chuẩn bị xuất bóng qua bộ phận vệ sinh bước 1

- Trước khi vệ sinh 01 công nhân hoàn thiện tiếp nhận thông tin và chuẩn bị khăn sạch, xăng công nghiệp, thùng đựng khăn bẩn, dùi cậy sáp, kim xì, túi đựng...

- Gấp khăn lau sản phẩm làm 4 để trên lòng bàn tay dùng hóa chất xịt vào bề mặt đủ ẩm để bám bụi bẩn. Lau khe chỉ trước lau bề mặt sau. Khi lau phải lau nhẹ nhàng và xác định được vị trí nào đã lau rồi, tránh trường hợp lau đi lau lại nhiều lần và lại bỏ sót chỗ bẩn. Xung quanh khu vực luôn phải sạch sẽ không có bụi bẩn. - Vệ sinh 01 xong có thể cắt đầu van (nếu PCN yêu cầu).

+ Công nhân KCS 01 tiến hành kiểm tra bóng theo các bước:

- Chuẩn bị công cụ dụng cụ kiểm tra đầy đủ: cân, thước dây, thước ly, vòng lắc độ tròn, bút đo áp lực, chỗ để phân loại bóng đạt, không đạt, mẫu biểu, biên bản ghi lỗi, sổ nhật ký.

- Căn cứ thông tin ghi trên phiếu nhập hàng, kiểm tra bóng theo quy định của PCN, theo bóng mẫu và bảng tiêu chuẩn chất lượng để kiểm tra về chu vi, trọng lượng, màu sắc, hoa văn của bóng có đạt tiêu chuẩn không.

- Kiểm tra phân loại bóng đạt, bóng không đạt và để riêng theo từng loại.

- Lập Biên bản KCS theo mẫu quy định để thông báo lỗi cho các bộ phận sai sót tiến hành khắc phục lỗi.

* Bơm bóng lần 2, KCS02, VS 02

+ Công nhân tiến hành sản xuất theo quy định của “Mô tả công việc công nhân hoàn thiện” và thực hiện theo các bước sau:

- Nhận bóng và nắm rõ thông tin yêu cầu của PCN về áp suất bơm bóng lần 2 - Kiểm tra thông tin bơm bóng 01 và tiến hành bơm bóng lần 2

- Bơm bóng theo áp suất quy định đối với từng loại bóng, từng size bóng và kiểm tra đồng hồ áp lực đã cài đặt áp lực hơi đúng theo PCN.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thể thao DETA (Trang 27)