Định giá cổ phiếu

Một phần của tài liệu Lý thuyết về danh mục đầu tư (Trang 34)

II. Cung cầu và định giá tài sản tài chính

2. Định giá cổ phiếu

2.1 Định nghĩa cổ phiếu

Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.

2.2 Phân loại cổ phiếu:

Phân chia theo cách nhận cổ tức và vốn sau khi giải thể, phá sản, cổ phiếu được chia làm hai loại:

- Cổ phiếu thường : Là loại cổ phiếu có thu nhập không cố định, cổ tức biến động tuỳ theo sự biến động lợi nhuận của công ty. Thị giá cổ phiếu lại rất nhạy cảm trên thị trường,

35

không chỉ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty mà còn rất nhiều yếu tố khác như: môi trường kinh tế, thay đổi lãi suất, quan hệ cung cầu.

- Cổ phiếu ưu đãi: Là loại cổ phiếu có quyền nhận được thu nhập cố định theo một tỷ lệ lãi suất nhất định, không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Thị giá của cổ phiếu này phụ thuộc vào sự thay đổi lãi suất trái phiếu kho bạc và tình hình tài chính của công ty.

2.3 Định giá cổ phiếu

Thị giá của cổ phiếu trên thị trường biến động hàng ngày. Có những loại cổ phiếu tăng giá mạnh so với giá ban đầu niêm yết, nhưng cũng có những cổ phiếu liên tục giảm giá. Sự biến động về giá cổ phiếu tạo ra các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt động đầu tư. Giá trị thực của cổ phiếu là một khái niệm tương đối và đó cũng chính là đối tượng của các phương pháp định giá. Khi cổ phiếu bắt đầu được phát hành và tham gia giao dịch trên thị trường thì việc định giá mua ( bán) là hết sức quan trọng. Chính vì vậy nhu cầu định giá cổ phiếu trở thành một nhu cầu thiết yếu và quan trọng.

Có nhiều phương pháp định giá cổ phiếu, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Trong đó có hai phương pháp chiết khấu để định giá cổ phiếu thường được sử dụng như sau

2.3.1 Phƣơng pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF)

Nguyên lý cơ bản của phƣơng pháp

Chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên nguyên lý cơ bản, đó là giá trị của cổ phiếu được xác định bằng các luồng thu nhập mà cổ phiếu đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiệp

Ta có công thức : 1 (1 ) n i o n i i C F P r    

Trong đó : CF : luồng thu nhập công ty trong tương lai r : lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó.

36

Xác định luồng thu nhập, tỷ lệ chiết khấu.

* Dòng tiền tự do thuộc về vốn chủ sở hữu ( FCFE )

Các nhà đầu tư khi đóng góp vào cổ phần hoá một công ty sẽ nhận được luồng thu nhập cuối cùng còn lại sau khi công ty thanh toán mọi nghĩa vụ tài chính và sau khi sử dụng cho nhu cầu tái đầu tư của công ty. Do vậy luồng thu nhập tự do của vốn cổ phần chính là luồng thu nhập còn lại sau khi thanh toán mọi chi phí cho hoạt động, chi trả lãi và gốc, và mọi chi phí vốn cần thiết để duy trì tỷ lệ tăng trưởng của luồng thu nhập dự tính.

Dòng tiền đối với vốn cổ phần = Thu nhập ròng – ( chi tiêu vốn – khấu hao ) – thay đổi trong vốn lưu thông không bằng tiền mặt + ( Nợ phát sinh mới – Nợ đã trả ). Công thức tính toán này có thể được làm đơn giản hoá nếu giả định rằng chi tiêu vốn ròng và sự thay đổi vốn lưu động được tài trợ bởi một nguồn hỗn hợp giữa nợ và vốn cổ

phần. Với  là tỉ lệ giữa chi tiêu vốn ròng và sự thay đổi của vốn lưu động được huy

động từ nguồn nợ nó tác động đến dòng tiền như sau :

Dòng tiền vốn cổ phần liên quan đến đáp ứng nhu cầu chi tiêu vốn

= - ( Chi tiêu vốn – Khấu hao ) ( 1 - )

Dòng tiền vốn cổ phần liên quan đến đáp ứng nhu cầu vốn lưu động

= - ( Thay đổi vốn lưu động ) ( 1- )

Như vậy ta có:

Dòng tiền vốn cổ phần = Thu nhập ròng – ( Chi tiêu vốn – Khấu hao )* (1- ) - (thay đổi

vốn lưu động )* (1 - )

2.3.2 Phƣơng pháp chiết khấu luồng cổ tức.

Phương pháp đơn giản nhất để định giá vốn cổ phần là phương phấp chiết khấu cổ tức - giá trị của cổ phiếu là giá trị hiện tại của cổ tức mong đợi của nó.

37 Ta có công thức tổng quát 0 1 (1 ) t t t D P r      (1)

Trong đó : P0 : giá trị cổ phiếu

Dt : là cổ tức trên mỗi cổ phiếu năm t

r : Lãi sất chiết khấu hay chi phí vốn cổ phần.

Vấn đề quan trọng nhất trong công thức này là giá trị hiện tại được chiết khấu bởi tỉ lệ phù hợp đối với rủi ro của dòng tiền đó.

Hai dữ liệu đầu vào rất quan trọng của công thức này, đó là tỉ lệ cổ tức mong đợi và chi phí vốn. Để đạt được tỉ lệ cổ tức mong đợi, chúng ta giả định về tỉ lệ tăng trưởng tương lai và tỉ lệ chi trả cổ tức. Tỉ lệ lợi nhuận yêu cầu đối với cổ phiếu được quyết định bởi tỉ lệ rủi ro của nó, được đo lường khác nhau dựa trên những phương pháp khác nhau. Nhịp tăng trưởng của cổ tức

1 1 1 (1 ) * t t t t t t t D D g D D g D       

* Mô hình cổ tức không đổi ( zero growth )

Khi đó : D1 = D2 =D3 = .. … = D (1) trở thành : 0 0 D P r  (2)

* Mô hình tăng trưởng đều (Gordon).

Mô hình này được sử dụng để định giá những công ty đang trong giai đoạn ổn định và với cổ tức tăng trưởng ở một tỉ lệ cố định vĩnh viễn.

Khi đó : 1 0 D P r g   (3) Trong đó: r : chi phí vốn cổ phần.

38

* Mô hình tăng trưởng cổ tức nhiều giai đoạn.

Đầu tiên ta phải chia quá trình phát triển của công ty ra làm các giai đoạn phát triển khác nhau chủ yếu là 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn tăng trưởng không ổn định, được xác định trong một khoảng thời gian nào đó. Trong giai đoạn này ta cần căn cứ vào ước tính về thu nhập và chính sách trả cổ tức của công ty để xác định mức cổ tức hàng năm. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển lâu dài được giả định là xu thế phát triển không đổi của công ty với mức tăng trưởng không đổi.

Khi đó công thức (1) trở thành : 0 1 0 1 (1 ) (1 ) ( ) (1 ) t n t t t n t D g D P r r g r         

Trong đó : n là số năm trong giai đoạn đầu

gt: tốc độ tăng trưởng cổ tức năm t trong giai đoạn đầu ( n năm)

g: tốc độ tăng trưởng lâu dài của công ty, kể từ năm n+1 trở đi. D : mức chi trả cổ tức.

r : lãi suất chiết khấu.

Một trong những đặc điểm của mô hình tăng trưởng hai giai đoạn là tỉ lệ cổ tức của các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh thường nhỏ hơn so với công ty đã đi vào hoạt động ổn định, khi đó có thể tỉ lệ tăng trưởng giảm đi nhiều nhưng tỉ lệ chi trả cổ tức lại cao.

Ví dụ minh họa: Công ty JVC hiện có mức tăng trưởng 20%/năm trong vài năm nay, dự đoán sẽ duy trì tốc độ này trong 3 năm nữa. Sau đó, mức độ tăng sẽ chậm lại và ổn định ở mức7%/năm.

Giả sử cổ tức hiện được chia 150.000 đồng/cổ phần và tỷ lệ lãi yêu cầu trên cổ phiếu là 16%/năm.

39

b. Tính giá trị cổ phiếu 1 và 2 năm sau?

Bài giải

a.Ta lần lượt tính được hiện giá cổ phiếu trên thị trường như sau: D1= 150.000(1+20%)=180.000 D2= 180.000(1+20%)= 216.000 D3= 216.000(1+20%)= 259.200 D4= 259.200(1+7%) = 277.344 P3= 277.344/(16% - 7%) = 3.081.600 P0= (D1/(1+16%)) + (D2/(1+16%)^2) + (D3/(1+16%)^3) + (P3/(1+16%)^3)= 2.456.005

b. Giá cổ phiếu sau 1 năm:

P1= (P0 -(D1/(1+16%)))x(1+16%)= 2.668.965.8 Giá cổ phiếu sau hai năm

Một phần của tài liệu Lý thuyết về danh mục đầu tư (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)