Vườnquốc gia Tràm Chim

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh đồng tháp (Trang 59)

7. Bố cục của luận văn

2.2.1.Vườnquốc gia Tràm Chim

2.2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lí

Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim được thành lập ngày 29/12/1998 với vị trí địa lý

10037’ đến 10046’ độ vĩ Bắc, 105028’ đến 105036’ độ kinh Đông. Nằm lọt giữa vùng đất

trũng ngập nước Đồng Tháp Mười nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, VQG Tràm Chim có diện tích tự nhiên 7.313 ha, dân số xung quanh Vườn khoảng 50.000 người, thuộc địa phận 5 xã: Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

Nằm ở hạ lưu sông Mê – Kông và trung tâm Đồng Tháp Mười, cách sông Tiền khoảng 25km về phía Tây, gần biên giới Việt Nam – Campuchia, Tràm Chim có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với mênh mang sông nước, một màu xanh của rừng tràm ngút ngàn và thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài thực vật khác nhau. Vùng đất này cũng chính là nơi cư trú loài chim Sếu đầu đỏ nổi tiếng trên thế giới với những vũ điệu thiên nhiên làm mê hoặc lòng người.

Địa hình (VQG) Tràm Chim thuộc vùng trũng của Đồng Tháp Mười với độ cao trung bình khoảng 0,9 – 2,3m so với mực nước biển. Trong đó khoảng 44,4% diện tích nằm ở độ

cao 1,3 – 1,45m và 20,6% nằm ở độ cao từ 1,45 – 1,6m. Với diện tích hơn 7ha, VQG được

chia làm 3 phân khu gồm A, B, C trong đó phân khu C là phân khu hành chính của VQG nằm trên trục đường ĐT 814.

b. Điều kiện tự nhiên

- Khí hậu và thuỷ văn:

Nhiệt độ trung bình của VQG hàng khoảng 270C thấp hơn khoảng 1-20

C vào mùa

mưa và tăng lên 1 – 20C vào mùa khô. Trong đó nhiệt độ cao nhất là vào khoảng tháng 4

với trên 370C và thấp nhất nằm trong khoảng 160C.

Độ ẩm hàng năm của VQG cũng duy trì trong khoảng 82 – 83% và giao động ở mức 100% khi cao nhất, 35 - 40% khi thấp nhất.

Chế độ gió ảnh hưởng trực tiếp của hai gió là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc, ngoài ra vào mùa lũ VQG cũng như các tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng bởi gió Bấc. Gió ở VQG có tốc độ không lớn và hầu như không bị ảnh hưởng của bão.

Lượng mưa: trung bình hàng năm khoảng 1.650mm, trong đó hơn 90% tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm). Số ngày mưa hàng năm giao động từ 110 – 160 ngày.

Chế độ thuỷ văn: chịu ảnh hưởng và nhận nguồn nước trực tiếp của sông Mê Kông; các kênh thuỷ lợi như Hồng Ngự, Long An, Đồng Tiến, An Hoà, Phú Hiệp. Với hệ thống bờ đê bao quanh VQG có tổng chiều dài lên đến 59km để giữ nước. Mực nước bên trong VQG được điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh. Hiện nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mực nước bên trong vườn quốc gia luôn được giữ ở mức cao hơn những điều kiện trong quá khứ.

- Tài nguyên đất: được chia thành 5 nhóm đất chính bao gồm:

+ Nhóm đất cát cổ: đây có thể coi là loại đất đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp được hình

thành từ quá trình phong hoá trầm tích Pleistocenne với diện tích hiện nay của toàn vườn là

154ha.

+ Nhóm đất xám mùn.

+ Nhóm đất dốc tụ trên trầm tích. + Nhóm đất phù sa nén phèn. + Nhóm đất phèn hoạt động.

- Tài nguyên sinh vật: VQG là một rừng tràm nguyên sinh được đưa vào bảo tồn và

phát triển du lịch, chính vì thế hệ sinh vật học ở đây rất đa dạng với nhiều loài động vật,

thực vật phong phú.

+ Hệ động vật: đây là địa bàn cư trú của hơn 130 loài cá nước ngọt chiếm khoảng ¼ số

loài cá của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó còn có hơn 231 loài chim với

32 loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ của Việt Nam và thế giới như: Ngan cánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trắng, Đại bàng đen, Ô tác, Công đất, Cổ rắn, Điêng điểng, Bồ nông chân xám,…đặc biệt là

Sếu cổ trụi và Sếu đầu đỏ.

+ Hệ thực vật: với đặc điểm trầm tích địa mạo tạo nên hệ mùn dinh dưỡng cho các loài

cây sinh trưởng và phát triển nên VQG hiện nay có được các quần xã thực vật tự nhiên rất đa dạng. Từ kết quả khảo sát từ năm 2005 – 2006 của BQL VQG đã ghi nhận được 130 loài

thực vật với 6 kiểu quần xã đặc trưng như: Quần xã sen, quần xã năn, lúa ma, cỏ ống, mồm

mốc, và đặc trưng nhất là quần xã rừng tràm.

2.2.1.2. Tiềm năng du lịch

- VQG Tràm Chim là một VQG được nhà nước qui hoạch, bảo tồn. Bên cạnh những

nguồn tài nguyên du lịch chung thì vị trí địa lý thuận lợi là nét riêng của Tràm Chim. Nằm

ngay trên trục đường tỉnh 834 của Đồng Tháp, cách quốc lộ 30 khoảng 18km, cách tp. Cần

Thơ khoảng 130km, tp. Hồ Chí Minh khoảng 200km bằng đường ô tô rất thuận lợi cho việc tham quan nhất là vào dịp lễ tết và ngày chủ nhật.

- Là một trong 2000 khu Ramsan của thế giới, là khu Ramsan thứ 4 của Việt Nam nên

số lượng khách du lịch biết đến Tràm Chim rất lớn, là cơ sở để doanh thu du lịch từ du

khách hàng năm đến với khu du lịch này ngày càng tăng.

- Nếu như hoạt động tham quan tại Gáo Giồng và Xẻo Quýt du khách có thể đi bộ

hoặc ngồi thuyền ba lá, thì VQG Tràm Chim sẽ thực hiện việc tham quan dựa trên mỗi

tuyến cố định đã được xây dựng mà du khách lựa chọn. Với 5 tuyến cụ thể, từng đoàn khách

sẽ được ngồi trong “tắc rán” nghe tiếng máy chạy, tiếng sóng vỗ, tận hưởng những làn gió

tự nhiên mát đến lạnh người. Xung quanh con tàu là sự hoang vu của một VQG rộng lớn,

nơi đây chỉ có tràm bám rễ sâu vào đất, những cánh đồng cỏ xanh mướt hay những đàn

chim bay kín cả bầu trời phía trước đoàn tham quan.

- Một đặc điểm nổi bật của VQG Tràm Chim là việc xây dựng các cuộc sống trải

nghiệm lênh đênh sông nước vào mùa nước nôi. Tại đây, khách du lịch sẽ được ở nhà sàn

giữa mênh mông nước lũ trong VQG, tiếng song vỗ bờ, vỗ mạn thuyền, vỗ rì rầm dưới sàn

nhà mà chỉ có vùng Đồng Tháp nói riêng và ĐBSCL nói chung mới có được nét đặc trưng

này trong du lịch. Nhưng hoạt động này chỉ được thực hiện khi độ an toàn được đảm bảo

cho du khách cũng như việc bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên được cam kết thực hiện.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh đồng tháp (Trang 59)