Phân loại đối tượng quy hoạch dulịch sinhthái

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh đồng tháp (Trang 26)

7. Bố cục của luận văn

1.4.2.Phân loại đối tượng quy hoạch dulịch sinhthái

1.4.2.1. Vườn quốc gia

Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định pháp luật

của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp

bởi con người. Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo

có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động - thực

vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con

người. Các vườn quốc gia là một khu vực được bảo vệ loại II theo quy định của IUCN. Vườn quốc gia lớn nhất thế giới là Vườn quốc gia Đông Bắc đảo Greenland được thành lập năm 1974.

Theo định nghĩa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên

nhiên (IUCN) thì vườn quốc gia là:

- Bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái của một hay nhiều hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và tương lai,

- Loại bỏ việc khai thác hay chiếm giữ không thân thiện đối với các mục đích của việc

chọn lựa khu vực,

- Chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và thăm quan, tất cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường.

Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:

•Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo,

có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại

diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.

•Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ

sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.

•Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng;

các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn

1.4.2.2. Khu bảo tồn tự nhiên

Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác.

Theo nghĩa hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thếtự nhiên.

Mục đích của các khu bảo tồn thiên nhiên là:

•Nghiên cứu khoa học;

•Bảo vệ các vùng hoang dã;

•Bảo vệ sự đa dạng loài và gen;

•Duy trì các lợi ích về môi trường từ thiên nhiên;

•Sử dụng cho du lịch và giải trí;

•Giáo dục; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Sử dụng hợp lí các tài nguyên từ các hệ sinh thái tự nhiên;

•Duy trì các biểu trưng văn hoá và truyền thống

Khu bảo tồn thiên nhiên là những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường. Các khu bảo tồn thiên nhiên này cho phép gìn giữ các quần thể của các loài cũng như các quá trình của hệ sinh thái không hoặc ít bị nhiễu loạn.

1.4.2.3. Các khu rừng lịch sử - văn hóa – môi trường

Là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu có giá trị văn

hóa-lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc để nghiên cứu, bao gồm:

•Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo.

•Khu vực có di tích lịch sử-văn hóa đã được xếp hạng.

1.4.2.4. Miệt vườn

Đây là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp miệt vườn là các khu chuyên canh cây ăn quả, trồng hoa cây cảnh…rất hấp dẫn với khách du lịch. Tính cách sinh hoạt

của cộng đồng người dân nơi đây pha trộn tính cách giữa người nông dân và tiểu thương.

Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị văn hóa bản địa riêng gọi là “văn minh miệt vườn” và cùng với cảnh quan miệt vườn tạo thành một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc

1.4.3. Các nguyên tắc quy hoạch điểm và khu du lịch sinh thái

Nguyên tắc quy hoạch điểm du lịch và khu du lịch sinh thái tiến hành dựa trên việc

phân loại các điểm du lịch. Theo “Quy hoạch Du lịch: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”

của TS. Trần Văn Thông, NXB. Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2006 thì phân loại

điểm du lịch sẽ được chia làm hai loại là:

- Khu du lịch thiên nhiên: là khu du lịch lấy phong cảnh thiên nhiên làm chính, qua

quy hoạch trở thành nơi cho các hoạt động du lịch như du ngoạn, thưởng thức, nghỉ ngơi và

điều dưỡng, săn bắn. Khu du lịch thiên nhiên được qui hoạch thành các điểm du lịch nhỏ

bao gồm: khu du lịch núi rừng; khu du lịch ven biển; khu du lịch thiên nhiên như sông, hồ,

nước, thảo nguyên, sa mạc; khu du lịch thiên nhiên tổng hợp và khu bảo tồn thiên nhiên.

- Khu du lịch nhân văn: là khu du lịch lấy cảnh quan nhăn văn làm chính. Nó bao gồm:

khu du lịch cảnh quan thành phố như phố cổ, lâm viên, đô thị hiện đại; khu du lịch phong

Từ sự phân loại đó, chúng ta sẽ đưa ra được những nguyên tắc đúng đắn nhất cho quy

hoạch du lịch để phát triển du lịch một cách toàn diện nhất cho du lịch nói chung và du lịch

sinh thái nói riêng.

Các nguyên tắc quy hoạch cụ thể:

1.4.3.1. Nguyên tắc thị trường

Ngành Du lịch có mức độ thị trường rất cao, quy hoạch khai thác với các điểm du lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và khu du lịch sinh thái phải tiến hành theo qui luật thị trường.

Quy hoạch du lịch phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường nguồn khách (hiện tại và

tiềm năng). Trước khi quy hoạch cần tiến hành điều tra thị trường một cách tỉ mỉ, tìm hiểu

đầy đủ, nội dung, qui mô, kết cấu, sở thích, xu hướng phát triển của thị trường nguồn khách,

tìm thị trường mục tiêu để định vị điểm du lịch, xác định phương hướng chủ yếu,thứ tự phát

triển và nội dung du lịch của công tác quy hoạch du lịch.

1.4.3.2. Nguyên tắc hiệu quả và lợi ích

Trong quy hoạch du lịch phải chú ý phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

sinh thái.

1.4.3.3. Nguyên tắc sắc thái đặc biệt

Sắc thái đặc biệt là linh hồn của khu du lịch, qui hoạch du lịch làm nổi bật sắc thái đặc biệt, chủ đề rõ ràng.

Sắc thái đặc biệt của địa phương để làm thoả mãn tâm lý sẵn sàng tìm sự mới lạ của du

khách.

1.4.3.4. Nguyên tắc bảo vệ

Đại đa số tài nguyên du lịch đều có thuộc tính “di sản”. Vì vậy, quy hoạch du lịch phải duy trì nguyên tắc bảo vệhệ sinh thái của tài nguyên thiên nhiên và hình thái hiện hữu của di tích văn hoá.

1.4.3.5. Nguyên tắc toàn cục

Quy hoạch điểm du lịch phải quán triệt nguyên tắc toàn cục.Trước hết phải phục tùng

và phục vụ qui hoạch đất đai khu vực.Yêu cầu cụ thể cho nguyên tắc toàn cục trong quy

hoạch DLST là:

- Quy hoạch khai thác điểm du lịch phải thích ứng với chiến lược phát triển du lịch của

toàn khu vực.

- Phối hợp ăn khớp giữa xây dựng điểm du lịch với xây dựng hệ thống thành phố, thị trấn của khu vực (nơi tập trung đông khách).

- Quy hoạch du lịch phải kết hợp với phòng chống thiên tai tại khu vực.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh đồng tháp (Trang 26)