- Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m (s).
13 Chạy luồn cọc sút cầu môn x 14 Phối hợp tấn công biênxxx
3.2.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu
cứu
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra sức mạnh tốc độ của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm bằng 3 test mà chúng tôi đã lựa chọn ở phần 3.1 để so sánh trình độ của 2 nhóm ở 2 thời điểm ban đầu. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Kết quả sức mạnh tốc độ của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm - trước thực nghiệm (nA=10, nB =10) TT Tham số Test X A±δ A (NĐC) X B±δ B (NTN) ttính tbảng P 1 Chạy tốc độ 30m (s) 4,24±0,07 4,28±0,09 1,13 2,101 0,05 2 Bật xa tại chỗ (m) 2,26±0,04 2,24±0,04 1,12 2,101 0,05 3 Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m (s) 20,85±0,06 20,89±0,07 1,38 2,101 0,05
Qua bảng 3.10.cho thấy: Trước thực nghiệm ở 3 test kiểm tra đều thu được
ttính<tbảng ở ngưỡng xác xuất p=0,05. Như vậy, sự khác biệt giữa 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm là không có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất p=0,05. Hay nói cách khác, thành tích của 2 nhóm trước thực nghiệm là tương đương nhau.
Sau khi có kết quả kiểm tra ban đầu về sức mạnh tốc độ của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm, chúng tôi cho hai nhóm bước vào tập luyện. NĐC tập luyện theo chương trình huấn luyện của HLV đội bóng U15 Hải Dương còn NTN tập luyện theo những bài tập mà chúng tôi đã chọn.
Qua 3 tháng thực nghiệm trên 36 giáo án với thời gian tập mỗi tuần 3 buổi và thời gian giành để tập sức mạnh tốc độ là từ 25-30 phút. Đề tài tiến hành kiểm tra và so sánh kết quả của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Kết quả sức mạnh tốc độ của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm - sau thực nghiệm (nA=10, nB =10) TT Tham số Test X A±δ A (NĐC) X B± δ B (NTN) ttính tbảng P 1 Chạy tốc độ 30m (s) 4,16±0,06 4,08±0,04 3,65 2,101 <0,05 2 Bật xa tại chỗ (m) 2,31±0,04 2,37±0,04 3,46 2,101 <0,05 3 Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m (s) 20,31±0,06 20,03±0,06 10,57 2,101 <0,05
Qua bảng 3.11. cho thấy: Sau thực nghiệm cả 3 test kiểm tra đều thu được ttính
> tbảng ở ngưỡng xác suất p<0,05. Như vậy, sự khác biệt giữa 2 nhóm đối chứng
và thực nghiệm là có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất p<0,05. Hay nói cách khác thành tích của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối chứng.
Từ kết quả trên cho thấy: Các bài tập mà chúng tôi lựa chọn bước đầu đã thể hiện được tính hiệu quả trên đối tượng nghiên cứu và được chúng tôi biểu diễn cụ thể qua biểu đồ sau 3.1; 3.2; 3.3.
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện thành tích chạy tốc độ 30m của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện thành tích bật xa tại chỗ của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm.
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện thành tích sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm
Qua 3 biểu đồ: Ta có thể nhận thấy rõ: trước thực nghiệm thành tích của 2 nhóm là tương đương nhau. Sau thực nghiệm với 36 giáo án thành tích của nhóm thực nghiệm đã tăng cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Như vậy, các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ do chúng tôi lựa chọn đã có kết quả cao hơn hẳn so với các bài tập được sử dụng trước đây.
Để làm rõ hơn mức độ ảnh hưởng của cả 2 nhóm, đề tài tiến hành so sánh nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 3 tháng thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Kết quả tăng trưởng của 2 nhóm sau 3 tháng thực nghiệm Nhóm Nhóm A Nhóm B v1(x) v2(x) W(%) v1(x) v2(x) W(%) Chạy tốc độ 30m (s) 4,24 4,16 1,90 4,28 4,08 4,78 Bật xa tại chỗ (m) 2,26 2,31 2,19 2,24 2,37 5,64 Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m (s) 20,85 20,31 2,62 20,89 20,03 4,20
Qua bảng 3.12. cho thấy: Sau 3 tháng thực nghiệm sức mạnh tốc độ của cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm đều có sự tăng trưởng đáng kể nhưng sự tăng
trưởng của NTN lớn hơn hẳn so với NĐC. Sự khác biệt đó thể hiện ở biểu đồ 3.4
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện nhịp tăng trưởng của 2 nhóm sau 3 tháng thực nghiệm
Qua biểu đồ 3.4. ta thấy: Chứng tỏ sau 3 tháng đưa vào thực nghiệm sức mạnh tốc độ của các VĐV Bóng đá đã có sự tăng trưởng rõ rệt. Điều này cho thấy, các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn có hiệu quả cao hơn so với các bài tập mà ban huấn luyện đội bóng thường sử dụng.
Qua đó có thể khẳng định 18 bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn, sau 3 tháng đưa vào thực nghiệm đã có tác dụng phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 15 tỉnh Hải Dương.