Kịch bản thực nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu một đồ án dạy học khái niệm giới hạn vô cực của hàm số (Trang 68)

6. Kết luận chươn g1

2.3.2. Kịch bản thực nghiệm

Thực nghiệm được chúng tôi tiến hành trong 1 buổi (2 tiết).

Tình huống 1: Gồm ba pha (làm việc cá nhân) (45 phút)

Pha 1: Thực hiện phiếu 1 (20 phút)

GV phát cho mỗi HS phiếu 1 trong đó gồm 2 tờ giấy A4 ghi yêu cầu bài toán và hình

vẽ bốn đồ thị, 1 tờ giấy làm bài ghi phần trả lời và nháp của HS. Sau 10 phút, GV thu lại giấy làm bài, rồi gọi một số em trình bày lời giải. GV cùng cả lớp thảo luận câu trả lời, sau đó GV tổng kết lại.

Dựa vào sự giải thích của HS, giáo viên tổng kết trước cả lớp:

-Hàm số không xác định tại x =0; từ đó cho phép loại bỏ biểu diễn đồ thị a). -Hàm số xác định với x>0 và cả x<0; cho phép loại bỏ một biểu diễn khác là đồ thị b).

- Khi x càng gần 0 từ bên trái và bên phải thì f(x) ngày càng lớn. Hai hình c) và d) sẽ trở thành ứng cử viên, việc loại một hình cần phải tính gần đúng giá trị f(x) khi x gần 0 và so sánh với đồ thị.

Bảng 2.2. Giá trị hàm số f

x ±1 ±0.5 ±0.4 ±0.3 ±0.2

f(x) 0,5 1,33 1,79 2,56 4,17

Pha 2: Thực hiện phiếu 2 (10 phút)

GV phát cho mỗi HS phiếu 2. Ở phiếu này, mỗi HS phải tự thao tác trên máy tính với phần mềm Sketchpad và ghi câu trả lời vào phiếu để nộp lại cho giáo viên. Sau 5 phút, GV thu bài làm của học sinh rồi gọi một bạn nêu câu trả lời. Các HS khác nhận xét. Cuối pha này, GV tổng kết lại câu trả lời của HS

-Khi di chuyển điểm H tiến gần về gốc tọa độ O tức là xM càng gần 0, khi đó f(xM)= yM ngày càng lớn.

-Khoảng cách từ điểm M đến trục tung (là độ dài đoạn MK) ngày càng nhỏ

(tức gần bằng 0 hay M và K càng gần nhau) khi xM càng gần 0.

-Khi đó đường thẳng x=0 (trục tung) được gọi là tiệm cận đứng của đồ thị

hàm số f.

GV phát phiếu 3 có ghi câu hỏi và phần trả lời cho các nhóm. Nhóm trao đổi nhanh và điền câu trả lời vào phiếu 3. Sau 7 phút, GV thu lại phiếu này, chọn đại diện hai nhóm lên trình bày câu trả lời. GV tổng kết ý kiến chung của các nhóm.

-Để tìm được hàm số nhận đường thẳng x=1 làm TCĐ, dấu hiệu đầu tiên là hàm số

không xác định tại x=1.

-Dấu hiệu 2 là khi x càng gần 1 thì f(x) càng lớn.

Tình huống 2: (45 phút) Làm việc theo nhóm 2 HS

Pha 4: Thực hiện phiếu 1 (25 phút)

GV phát phiếu ghi yêu cầu bài toán cho mỗi nhóm. Nhóm thảo luận nhanh và thống

nhất cách tìm x để sử dụng khi thi đấu đồng thời viết câu trả lời vào phiếu làm bài để nộp lại cho GV. Sau 7 phút, GV thu lại bài làm của nhóm và gọi đại diện mỗi nhóm lên thi đấu.

Pha này được tổ chức dưới dạng một cuộc thi tài giữa các nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện lên thi đấu. Nhóm thắng cuộc là nhóm cho kết quả đúng trong thời gian ngắn nhất.

Pha 5: thực hiện phiếu 2 (15 phút)

GV phát phiếu 2 cho mỗi nhóm. Nhóm thảo luận nhanh và viết câu trả lời vào phiếu

làm bài để nộp lại cho GV.

Pha tổng kết (5 phút)

“Qua các tình huống trên, với một số dương M rất lớn cho trước, ta luôn tìm được một

khoảng chứa các giá trị của x gần 0 để f(x) lớn hơn M. Hàm số f(x) như vậy được gọi

là có giới hạn vô cực khi x tiến về 0. Khi đó, đường thẳng x=0 (trục tung) được gọi là

tiệm cận đứng của đồ thị hàm số f”.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một đồ án dạy học khái niệm giới hạn vô cực của hàm số (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)