Lý thuyết phân tầng xã hội

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận - Sự hình thành và phát triển xã hội học Đức cuối thê kỷ XIX đầu thế kỷ XX docx (Trang 32 - 36)

II MỘT SỐ NHÀ TƯ TƯỞNG CỦA XÃ HỘI HỌC

6.Lý thuyết phân tầng xã hội

Weber nghiên cứu cấu trúc xã hội của chủ nghĩa tư bản sau Marx hơn nửa thế kỷ. Do vậy, ông đã ghi nhận được những thay đổi quan trọng trong cơ cấu giai cấp xã hội để phát triển lý thuyết Xã hội học về sự phân tầng xã hội. Theo Weber, lĩnh vực kinh tế không còn đóng vai trò của một nhân tố quyết định duy nhất đối với sự phân chia gia cấp và tầng lớp xã hội trong xã hội tư bản hiện đại. Cấu trúc xã hội nói chung và sự phân tầng xã hội nói riêng chịu sự tác động của hai nhóm yếu tố cơ bản như:

+ Các yếu tố phi kinh tế như vị thế xã hội, năng lực và cơ may…, trong quá trình hình thành, biến đổi cấu trúc xã hội và phân tầng xã hội.

Khác với Marx xác định khái niệm giai cấp trong mỗi liên hệ và phương thức sản xuất và chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. Weber quan niệm giai cấp là tập hợp người có chung các cơ hội sống trong điều kiện kinh tế thị trường. Cơ hội sống được hiểu là các cơ may nảy sinh từ việc sản xuất, nắm giữ sử dụng và mua bán hàng hóa. Lao động hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra và đem trao đổi. Thị trường cũng là lĩnh vực thể hiện các lợi ích kinh tế và thu nhập.

Weber phân biệt hai loại hình giai cấp. Một là tình huống của những người sở hữu tài sản và sử dụng tài sản đó để thu lợi nhuận, hai là tình huống của những người không có tài sản phải bán sức lao động, tay nghề, dịch vụ lấy tiền công hay tiền lương. Từ đó ông xem xã hội cấu thành từ hai nhóm giai cấp tương ứng với hai tình huống trên, và mỗi giai cấp bao gồm các tầng lớp xã hội khác nhau. Tình huống giai cấp thứ nhất tư sản chủ vốn đầu tư, tư sản và chủ tài sản cho thuê mướn kiếm lời.

Tình huống giai cấp thứ hai là người bán sức lao động thô sơ như công nhân không có tay nghề. Người bán sức lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề như công nhân có tay nghề, công nhân kỹ thuật. Người bán sức lao động có trình độ chuyên môn và khả năng làm dịch vụ. Ông cho rằng có hai hình thức phân tầng xã hội về mặt kinh tế, đó là:

+ Thứ nhất: Sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về sở hữu tài sản.

+ Thứ hai: Sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về mức độ thu nhập.

Hai tháp phân tầng này không hòa toàn trùng khít với nhau mà đan xen, tương tác, chuyển hóa cho nhau. Với xu thế dó đúng như ông nhận xét phân tầng xã hội thành các nhóm thu nhập diễn ra phổ biến trong xã hội hiện đại. Weber cho rằng, trong xã hội có cả những người mà cuộc sống của họ và nhất là lỗi sống của họ không hoàn toàn phụ thuộc vào tình huống thị trường mà phụ thuộc vào uy tín danh vọng và sự đánh giá dành cho họ ông cho đó là nhóm vị thế.

Về mối quan hệ giưa nhóm vị thế và giai cấp, ông cho rằng yếu tố kinh tế quy định vị thế xã hội, tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Weber nhận định cả hai loại người có tài sản và không có tài sản đều cùng có thể thuộc về cùng một nhóm vị thế. Theo Ông khác với các giai cấp, các nhóm vị thế thường là các cộng đồng, bao gồm những người trong cùng một tình huống vị thế, tức là cùng chia sể mức độ danh vọng, mức độ kính trọng từ phía xã hội, khác với quyết định luận kinh tế, Weber cho rằng, tình huống vị thế có thể là nguyên nhân cũng như có thể là kết quả của tình huống giai cấp mỗi quan hệ này thể hiện ở chỗ, một mặt, sự phân tầng vị thế gồm các nhóm vị thế khác nhau có khả năng tác động tới cấu trúc kinh tế thông qua các hàng rào hoặc các quy định về tiêu dung và bằng sự độc quyền về vị thế mà xem xét về ý nghĩa kinh tế thì có vẻ phi lý. Mặt khác, phân tầng vị thế tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế thông qua sự chỉ huy của một nhóm người thuộc tâng lớp được trọng vọng và có uy tín cao trong xã hội.

Nhất quán với thuyết hành động xã hội, Weber coi Đảng phái là một nhóm người có kiểu hành động đặc trưng bởi mục tiêu chiếm giữ vị trí quyền lực nhất định và gây ảnh hưởng tới hành động của người khác. Ông chỉ rõ “hành động của các đảng phái hưỡng vào việc chiếm giữ quyền lực nhất định và gây ảnh hưởng tới hành động của người khác, Weber chỉ rõ hành động của các Đảng phái hướng vào việc chiếm giữ quyền lực xã hội, tức là nhằm gây ảnh hưởng đối với hành động của cộng đồng. Ông diễn đạt một cách hình ảnh là, trong khi giai cấp sống trong ngôi nhà kinh tế với tình huống thị trường, nhóm vị thế sống trong ngôi nhà danh dự với tình huống vị thế, thì đảng phái sống trong ngôi nhà quyền lực. Ông khẳng định rằng Đảng phái bao giờ cũng là những cấu trúc đấu tranh vì quyền thống trị, thường được tổ chức một cách rất nghiêm ngặt độc đoán.

Như vậy ta thấy Max Weber có công đầu xây dựng Xã hội học hiện đại với tư cách là một khoa học có vị trí rõ ràng, độc lập. Nhưng khác với Durkheim thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng duy lý thực chứng định lượng, ông đẩy mạnh hướng phát triển duy lý thông hiểu định tính. Nhờ vậy, xã hội hóc hiện đại ngay từ đầu đã có cơ sở cân bằng động giữa định lượng và định tính để liên tục tiến triển trong suốt thế kỷ qua.

Công lao của ông đối với Xã hội học hiện đại là việc đưa ra những quan điểm và cách giải quyết độc đáo đối với những vấn đề về lý luận và phương pháp nghiên cứu Khoa Học Xã Hội học, Ông đã xây dựng lý thuyết Xã hội học đặc thù của mình trên cơ sở tổng hợp các ý tưởng và kiến thức Bách Khoa về sử học, kinh tế học, luật học…Weber đã tạo ra cơ sở cho sự

phát triển Xã hội học vĩ mô, Xã hội học định tính,thuyết tương tác biểu trưng và trường phái lý thuyết khác.

Đóng góp của ông thật là to lớn đối với Xã hội học và chủ yếu là quan niệm về bản chất lý thuyết xã hội và phương pháp luận lá đánh giá của ông về vai trò văn hóa, tôn giáo đối với sự phát triển của xã hội Phương Tây , là sự phân tích về vai trò duy lý hóa trong luật pháp, chính trị khoa, học…, trong các xã hội là nghiên cứu so sánh về chủ nghĩa tư bản và các nền kinh tế - xã hội trên thế giới, đặc biệt là lý thuyết Xã hội học về hành động xã hội, vè phân tầng xã hội, về tổ chức nhiệm sở. Các lý thuyết, khái niệm và phương pháp luận Xã hội học Weber ngày nay vấn đang được duy trì, tìm hiểu, vận dụng và phát triển trong Xã hội học hiện đại.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận - Sự hình thành và phát triển xã hội học Đức cuối thê kỷ XIX đầu thế kỷ XX docx (Trang 32 - 36)