II MỘT SỐ NHÀ TƯ TƯỞNG CỦA XÃ HỘI HỌC
5. Lý thuyết chủ nghĩa tư bản của Max Weber
Đối vấn đề này Weber tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố xã hội đối với cơ cấu kinh tế và quá trình kinh tế, Weber giải thích sự ra đời và phát triển chủ nghĩa tư bản hiện đại với tư cách là hệ thống kinh tế trong những công trình nổi tiếng nhất của ông như cuốn “Đạo đức tin lại và tinh thần của chủ nghĩa tư bản” (1904), “Kinh tế và xã hội” (1909)
Weber bắt đầu phân tích chủ nghĩa tư bản bằng cách đưa ra các bằng chứng lịch sử quan sát được, ông nhận thấy hoạt động kinh tế thương mại đang phát triển mạnh mẽ ở những nước có đạo tin lành, phần lớn các chủ doanh nghiệp, các thương gia là những người theo đạo tin lành.
Ông cho rằng chủ nghĩa tư bản Phương Tây bị kích thích bởi hai loại hành động trái ngược nhau. Một mặt, con người say mê làm việc sản xuất ra của cải nhiều hơn hẳn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Mặt khác các cá nhân có xu hướng tiết kiệm và kiềm chế sự hưởng thụ cá nhân đối với của cải làm ra. Nhưng loại hành động xã hội này có quan hệ xã hội với nhau như thế nào trong đời sống con người, chúng có mỗi liên hệ với nhau như thế nào với tôn giáo và chủ nghĩa tư bản Phương Tây .
Để trả lời câu hỏi trên, Weber đã triển khai các khái niệm nghiên cứu cơ bản như “Đạo đức tin lành”, “Tinh thần của chủ nghĩa tư bản”, “Chủ nghĩa tư bản truyền thống”, “Chủ nghĩa tư bản hiện đại” và các khái niệm khác. Ông chỉ ra rằng những lờ khuyên răn có tính chất giáo lý như “Thời gian là vàng là bạc”…, đã trở thành chuẩn mực đạo đức và tiêu chuẩn lương tâm của hành động xã hội. Hơn thế nữa những lời giáo huấn của đạo tin lành đã trở thành một hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức mới trong xã hội tư bản Phương Tây. Đạo đức tin lành, hệ giá trị chuẩn mực này chi phối hành động xã hội của con người Phương Tây .
Để minh họa cho sự khác biệt này có thể lấy hành động của phong trào công nhân trong tình huống tăng cường độ lao động gắn liền với tăng định mức tiền công. Trong chủ nghĩa tư bản truyền thống, hành đông của cá nhân phụ thuộc vào câu hỏi mình phhải làm việc như thế nào và khối lượng bao nhiêu để kiếm được đúng bằng số tiền trước đây…Với cách diễn giải như trên Weber đã toát lên một ý tưởng cơ bản đó là: nếu hành động mệt mài làm ra của cải ngày càng nhiều và lối sống khổ hạnh là hai đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản thì giáo lý tôn giáo nào, hệ thống giá trị văn hóa nào chứa đựng tinh thần đó có thể coi là nền tảng của chủ nghĩa tư bản. Ông đã rút ra được mệnh đề được coi là đúng rằng chính đạo tin lành, chính đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản có mối tương quan cộng hưởng, tỷ lệ thuận với nhau và góp phần hình thành và phát triển xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại ở Phương Tây .
Ông đã viết trong cuốn “Đạo đức tin lành” rằng Ông nghiên cứu xã hội tư bản Phương Tây không phải là để thay thế các giá trị duy vật một chiều bằng một cách lý giải duy tâm một chiều đội với lịch sử và văn hóa bởi cả hai cách làm này đều đóng góp ít như nhau trong việc tìm ra chân lý lịch sử. Ông cho rằng, cần phải nghiên cứu những ảnh hưởng của tòa bộ các điều kiện xã hội. Đặc biệt là kinh tế đối với sự phát triển của tôn giáo, cụ thể của chủ nghĩa khổ hạnh của đạo tin lành.
Trong những tác phẩm khác, cuốn “Kinh tế và xã hội” ông rất chú ý phân tích vai tró quyết định của các yếu tố kinh tế như các quan hệ sản xuất, thị trường, thương mại…và các yếu tố phi kinh tế, như chủ nghĩa duy lý, luật pháp, văn hóa.
Như vậy lý thuyết của Weber về chủ nghĩa tư bản thực chất đã chỉ ra mỗi quan hệ của các yếu tố vật chất tinh thần, kinh tế và phi kinh tế. Cá nhân và xã hội, các yếu tố này cùng tương tác, cùng vận động và cùng phát triển tạo nên tư bản chủ nghĩa hiện đại ở Phương Tây .