Lý thuyết về hành động xã hội của Weber

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận - Sự hình thành và phát triển xã hội học Đức cuối thê kỷ XIX đầu thế kỷ XX docx (Trang 28 - 30)

II MỘT SỐ NHÀ TƯ TƯỞNG CỦA XÃ HỘI HỌC

4.Lý thuyết về hành động xã hội của Weber

Ông đã chỉ ra sự khác nhau giữa hành động xã hội khác và những hành vi và hoạt động khác của con người. Nói tới hành động là nói tới việc chủ thể gắn cho hành vi của mình một ý nghĩa chủ quan nào đó. Hành động, kể cả hành động thụ động thụ động và không thụ động.

Hành động xã hội được Weber tổng quát định nghĩa là hành động chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nào đó,là hành động có tính đến hành vi của người khác và vì vậy được định hướng tới người khác, trong đường lối quá trình của nó.

Ông phân hành động xã hội theo các loại hành động khác nhau, Weber cho rằng việc phân loại hành động con người có ý nghĩa rất quan trọng đối với Xã hội học, bởi vì mặc dù nghiên cứu hành động người, Khoa Học Xã Hội học chủ yếu quan tâm đến hành động xã hội. Ông phân biệt ra làm bốn loại hành động sau:

+ Hành động duy lý - công cụ là hành động được thực hiện với sự cân nhắc tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện mục đích sao cho hiệu quả nhất. Ví dụ như hành động kinh tế, luôn phải lựa chọn phương pháp để đạt được năng suất , chất lượng, hiệu quả cao nhất có thể được.

+ Hành động duy lý - giá trị là hành động được thực hiện vì bản thân hành động. Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những mục đích

phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý. Ví dụ như một số hành vi tín ngưỡng…

+ Hành động theo cảm xúc: Là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mỗi quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động. Ví dụ như hành động của đám đông quá khích hay hành động do tức giận gây ra.

+ Hành động theo truyền thống : là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác.

Weber lập luận rằng, đặc trưng quan trọng nhất của xã hội hiện đại là hành động xã hội của con người ngày càng trở nên duy lý, hợp lý.

Về bộ máy tổ chức nhiệm sở : Ông phân tích sự thay đổi vai trò và xu hướng của hành động xã hội, đồng thời chỉ ra điều kiện, tiến trình phát triển lịch sử xã hội tư bản chủ nghĩa. Các nghiên cứu của Weber cho thấy, chỉ trong xã hội hiện đại ở Phương Tây , chủ nghĩa duy lý gắn liền với nó là hành động duy lý- công cụ mới phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo…

Weber đã chỉ ra các đặc trưng cơ bản của bộ máy nhiệm sở đó là: + Bộ máy nhiệm sở gồm các lĩnh vực được xác định và hợp phap hóa chính thức, nhìn chung có trật tự tuân theo các quy tắc

+ Nguyên lý thứ bậc văn phòng và các cấp độn quyền lực tức là một hệ thống trật tự chặt chẽ của sự thống trị và sự phục tùng.

+ Khi văn phòng đã phát triển đầy đủ thì hoạt động chính thức đòi hỏi cán bộ phải phát huy đầy đủ công suất làm việc.

+ Việc quản lý văn phòng tuân thủ theo nguyên tắc chung, những quy tắc này ít nhiều ổn định,ít nhiều toàn diện và có thể học tập được.

Nhờ các đặc điểm này mà tổ chức nhiệm sở có uy thế tuyệt đối về mặt kinh tế kỹ thuật so với tất cả các kiểu tổ chức khác trong xã hội. Như vậy qua đây ta thấy Weber đã trả lời một phần câu hỏi tại sao trước đây xã hội hiện đại đã ra đời, phát triển ở Phương Tây chứ không phải ở nơi khác.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận - Sự hình thành và phát triển xã hội học Đức cuối thê kỷ XIX đầu thế kỷ XX docx (Trang 28 - 30)