2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Error! Bookmark
3.3. Thông tin liên lạc và radar
Radar sử dụng sóng radio được phân cực ngang, phân cực dọc, và phân cực tròn tùy theo từng ứng dụng cụ thể để định vị tốt hơn. Ví dụ như phân cực tròn dung để giảm thiểu độ nhiễu xạ được tạo ra bởi mưa, Sóng phản xạ bị phân cực phẳng thường cho biết sóng bị dội lại từ bề mặt kim loại, và giúp radar tìm kiếm hiệu quả hơn. Các sóng radar có tính phân cực ngẫu nhiên thường là cho biết bề mặt phản xạ như đất đá, và được sử dụng chủ yếu cho tàu thuyền.
Trong hầu hết các trường hợp sự phân cực của sóng là tuyến tính, theo chiều đứng hoặc ngang. Ở một khoảng cách lớn thích hợp so với ăng-ten (khoảng 10 lần bước sóng), sóng điện từ có thể coi là sóng phẳng. Trong trường hợp này sự phân cực của ăng-ten là sự phân cực của sóng phẳng mà nó bức xa. Dựa trên nguyên lý thuận nghịch, điều này cũng đúng với ăng-ten thu. Ví dụ, nếu một ăng-ten thu được phân cực đứng, điều đó có nghĩa là một sóng đầu vào phân cực đứng sẽ cho đầu ra cực đại với ăng-
48
ten đó. Một cách lý tưởng thì sóng đầu vào phân cực ngang sẽ hoàn toàn không thể thu được bởi một ăng-ten có phân cực đứng. Sự phân cực đứng được dung chủ yếu trong các ứng dụng LMR (Land Mobile Radio).
49 KẾT LUẬN
Đề tài này trình bày về sự phân cực của sóng điện từ trong chuyên ngành vật lý lý thuyết.
Đề tài được thực hiện với mong muốn đóng góp kinh nghiệm giúp bạn đọc nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn về sự phân cực sóng điện từ và ứng dụng.
Dù đã hết sức cố gắng song do bước đầu bắt tay vào nghiên cứu, trình độ và kinh nghiệm bản thân có hạn và thời gian không cho phép nên nhiều vấn đề cũng chưa được đề cập tới.
Bởi lần đầu làm quen với công việc nghiên cứu khoa học nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Phúc Thuần, Điện động lực hoc, NXB Giáo duc - 1992
2. Đào Văn Phúc, Điện động lực học, NXB Giáo dục, Hà Nội 1976
3. Tôn Thất Bảo, Dương Hiểu Thuận, Lý thuyết trường điện tử vầ cao tần, Học viên bưu chính viễn thông, Hà Nội 2007
4. Phạm Thị Yến, Sự truyền qua ánh sáng trong môi trường dị hướng K33 5. Vũ Văn Quân, Lý thuyết về ống dẫn sóng K33
6. Wikipdia.org/ wiki / Tán_xạ_Rayleigh
7. Mientay.vn.com/ cac_trang_thai_phan_cưc_của_anh_sang_vector_Jones