2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Error! Bookmark
3.4 Kính lọc phân cực
Trong nhiều loại màn hình tinh thể lỏng (LCD), ánh sáng được đưa qua kính lọc phân cực để bị phân cực phẳng, rồi đi qua lớp tinh thể
46
lỏng và mặt phẳng phân cực bị xoay đi một góc tùy thuộc vào điện áp đặt lên tinh thể, và đến mắt người quan sát thông qua kính lọc phân cực ở đầu ra. Cường độ ánh sáng đến mắt tùy thuộc vào góc lệch giữa mặt phẳng phân cực của ánh sáng với phương phân cực của kính lọc phân cực đầu ra, và góc lệch này có thể điều khiển được bằng điện áp trên tinh thể lỏng.
a) ảnh chụp thông thường b) ảnh chụp sử dụng kính lọc phân cực
Hình 3.3
Kính lọc phân cực cũng được sử dụng trong nhiếp ảnh để thu được màu xanh đậm hơn cho nền trời hoặc loại bỏ các ánh sáng phân cực phản xạ lại từ mặt nước hoặc từ cửa kính.
Sức căng bên trong lòng một miến thủy tinh được thấy rõ khi quan sát dưới ánh sáng phân cực, thông qua kính lọc phân cực (hình 3.4).
Hình 3.4
Với một số vật liệu trong suốt, dưới tác động của lực kéo nén (hoặc các tác động vật lý khác, như tác động của điện trường, từ trường, ...) vật liệu có thể thể hiện tính lưỡng chiết. Do đó sức căng trong lòng vật liệu, hoặc các tác động vật lý lên vật liệu, có thể được quan sát khi rọi ánh
47
sáng phân cực lên vật liệu và sử dụng kính lọc phân cực ở đầu ra của chùm sáng sau khi đi qua vật liệu.
Dùng ánh sáng phân cực để khử tác dụng làm chói mắt của ánh sáng khi các xe ôtô đi ngược chiều nhau, trên các đèn pha và kính trước đều có gắn polaroit song song (lọc sắc phân cực là những đơn tinh thể herapatit siêu vi mô định hướng như nhau được phủ lên một màn xeluloit). Vì vậy ánh sáng phân cực từ đèn pha không đi qua được kính của ôtô ngược chiều vì poleroit của hai ôtô bắt chéo nhau. Nhưng người lái ôtô lại nhìn thấy ôtô ngược chiều và đường đi được chiếu bằng pha ôtô của mình. Trong trường hợp này ánh sáng phân cực ra khỏi đèn pha và phản xạ ngược lại, đi qua polaroit của kính trước đèn người lái xe vì polaroit đặt song song với chùm sáng này.