Mục đích thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy tổ chức các hoạt động học tập của học sinh trong các giờ luyện tập phần phi kim hoá học lớp 10 nâng cao (Trang 44)

VI. Những đóng góp của đề tài

3.1.Mục đích thực nghiệm sư phạm

Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp Grap, lược đồ tư duy và khả năng áp dụng chúng trong bài học luyện tập.

Kiểm nghiệm tính phù hợp của hệ thống bài tập đã lựa chọn và xây dựng.

3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm

Thiết kế giáo án bài dạy thực nghiệm có sử dụng phương pháp Grap và xây dựng lược đồ tư duy luyện tập phần phi kim Hóa học 10 nâng cao.

Lựa chọn xây dựng hệ thống bài tập dùng cho bài luyện tập.

Liên hệ với trường THPT đã chọn làm địa bàn và đối tượng tiến hành thực nghiệm sư phạm.

Đánh giá tính hiệu quả của phương pháp Grap và lược đồ tư duy trong bài học luyện tập.

Kiểm tra đánh giá chất lượng giờ học trong thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả thực nghiệm bằng phương pháp sử dụng phần mềm excel.

3.3. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm

Tôi tiến hành hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Vân Nội, với hai lớp có trình độ tương như nhau, số lượng HS như nhau và cùng GV dạy môn hóa. Tại lớp thực nghiệm dạy theo giáo án đề xuất trong khóa luận, lớp đối chứng dạy theo giáo án GV thường sử dụng. Kết quả giờ dạy được đánh giá bằng bài kiểm tra sau giờ học. Đề cho các lớp là như nhau.

Lớp dạy Sĩ số GV dạy

Lớp TN (10A) 45 Phạm Thị Duyên

38

Tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Vân Nội trong năm học 2011 – 2012 theo phân phối chương trình lớp 10 THPT nâng cao của BGD – ĐT.

3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

- Tiến hành trao đổi về việc sử dụng PPDH theo Grap và lược đồ tư duy trong dạy học hóa học ở trường THPT với các GV có nhiều kinh nghiệm.

- Giảng dạy ở lớp TN và lớp ĐC:

+ Lớp ĐC: Tôi tiến hành dạy học bằng PPDH truyền thống, không sử dụng PPDH theo Grap và lược đồ tư duy.

+ Lớp TN: Tôi tiến hành dạy học theo PPDH theo Grap và lược đồ tư duy có kết hợp với các PPDH khác, khai thác các phương tiện dạy học như: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập…

- Nội dung thực nghiệm sư phạm:

Tôi tiến hành dạy thực nghiệm các bài sau:

Bài 33 (tiết 55 - PPCT): Luyện tập về clo và hợp chất của clo. Bài 37 (tiết 60 - PPCT): Luyện tập chương 5

Bài 46 (tiết 75, 76 - PPCT): Luyện tập chương 6

- Trao đổi trực tiếp với HS để thu thập ý kiến phản hồi về PPDH theo Grap và lược đồ tư duy.

- Thu thập điểm kiểm tra của 2 lớp trước thực nghiệm để xác định sự tương đương giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước khi thực nghiệm.

- Kiểm tra: Tôi cho HS ở lớp TN và ĐC cùng làm hai bài kiểm tra 1 tiết vào cuối chương. Bài kiểm tra số 1(BKT1) thực hiện ở tiết 60 (chương nhóm halogen) và bài kiểm tra số 2 (BKT2) thực hiện ở tiết 76 (chương nhóm oxi). Đề kiểm tra được trình bày ở phụ lục 2.

- Chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10. - Xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm.

Để xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm tôi tiến hành theo các bước sau:

39

+ Tính giá trị trung bình là điểm trung bình cộng các điểm số của từng nhóm bằng công thức trong phần mềm excel:

=Average (number1, number2, …) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tính chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm: Lấy điểm trung bình của nhóm TN trừ đi điểm trung bình của nhóm ĐC: (a –b)

+ Tính độ lệch chuẩn thể hiện mức độ phân tán của dữ liệu theo công thức trong phần mềm excel:

=Stdev(number1, number 2, …)

+ Độ lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) là phép đo mức độ ảnh hưởng, cho biết độ lớn ảnh hưởng của tác động:

SMD = Trung bình thực nghiệm – Trung bình đối chứng Độ lệch chuẩn đối chứng

+ Kiểm tra xem chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm có khả năng xẩy ra ngẫu nhiên hay không. Sử dụng công thức tính giá trị p (p là xác suất xẩy ra ngẫu nhiên) trong phép kiểm chứng T-test ở phần mềm Excel:

p=ttest(array 1,array 2,tail,type)

Đuôi (tail) Dạng (type)

1: Đuôi đơn (giả thuyết có định hướng): nhập số 1 vào công thức.

2: Đuôi đôi (giả thuyết không có định hướng): nhập số 2 vào công thức.

T- test độc lập:

- Biến đều (độ lệch chuẩn bằng nhau) nhập số 2 vào công thức

- Biến không đều: nhập số 3 vào công thức (lưu ý 90% các trường hợp là biến không đều, nhập số 3 vào công thức)

+ Kết luận chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm là có ý nghĩa hay không.

40

+ Đối chiếu kết quả giá trị p với bảng kiểm tra ý nghĩa của chênh lệch giá trị trung bình sau để rút ra kết luận:

Khi kết quả Chênh lệch giữa giá trị trung bình của 2 bài kiểm tra

p ≤0,05

p >0,05

Có ý nghĩa

(chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên) KHÔNG có ý nghĩa

(chênh lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)

+ So sánh giá trị của mức độ ảnh hưởng với bảng tiêu chí Cohen:

Giá trị mức độ ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Trên 1,00 Rất lớn 0,80 đến 1,00 Lớn 0,50 đến 0,79 Trung bình 0,20 đến 0,49 Nhỏ Dưới 0,20 Không đáng kể

+ So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm TN và nhóm ĐC, từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.

3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Sau khi thực hiện dạy xong các bài học phần phi kim - Hóa học 10 nâng cao, tôi tiến hành kiểm tra hai bài kiểm tra 1 tiết. Sau đó chấm bài theo đáp án đã xây dựng và thu được kết quả sau:

41

Bảng 3.5.1: Bảng tổng hợp phân loại kết quả điều tra học sinh qua các bài kiểm tra

Xếp loại điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước TN

Sau TN

Bài kiểm tra số 1 Bài kiểm tra số 2

TN ĐC TN ĐC TN ĐC Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % 0-4 (yếu) 2 4,45 2 4,45 0 0 2 4,45 0 0 2 4,45 5-6 (TB) 20 44,44 20 44,44 9 20 20 44,44 10 22,22 19 42,22 7-8 (khá) 18 40 20 44,44 27 60 18 40 26 57,78 19 42,22 9-10 (giỏi) 5 11,11 3 6,67 9 20 5 11,11 9 20 5 11,11

Bảng 3.5.2: Kết quả điểm trung bình và giá trị p trước tác động

Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Trước thực nghiệm 6,64 6,67

Giá trị p của test 0,4702

p = 0,4702 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.

42

Bảng 3.5.3: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra số 1 giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Điểm trung bình 6,71 7,4

Độ lệch chuẩn 1,52 1,3

Giá trị p của test 0,011632

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn 0,455

Bảng 3.5.4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra số 2 giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

ĐTB 6,73 7,33

Độ lệch chuẩn 1,42 1,17

Giá trị p của test 0,01568

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn 0,423 6.2 6.4 6.6 6.8 7 7.2 7.4 Trƣớc TN Sau TN Lớp ĐC Lớp TN Biểu đồ 1 Biểu đồ 2 6.2 6.4 6.6 6.8 7 7.2 7.4 Trước TN Sau TN Trƣớc TN

43

Biểu đồ 1: Điểm trung bình bài kiểm tra số 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước và sau thực nghiệm.

Biểu đồ 2: Điểm trung bình bài kiểm tra số 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước và sau thực nghiệm.

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm

a. Về mặt định tính

- Nhận xét của giáo viên:

+ Các tiết dạy học sử dụng PPDH theo Grap và lược đồ tư duy đảm bảo theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng, có tính chính xác, khoa học.

+ PPDH theo Grap và lược đồ tư duy có tính khả thi khi áp dụng trong quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các tiết học sử dụng PPDH theo Grap và lược đồ tư duy kích thích được hứng thú học tập của học sinh, đảm bảo học sinh nắm vững, hiểu sâu và nhớ kiến thức.

- Nhận xét của học sinh:

Khi tiến hành thực nghiệm, học sinh đã tỏ ra chăm chú hơn, sôi nổi hơn, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài hơn, không có hiện tượng chán nản, đối phó hay thụ động. Như vậy, việc học tập với học sinh đã trở thành niềm vui, có ý nghĩa hơn.

b. Về mặt định lượng

Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 7,365 và kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6,72. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,645. Điều đó cho thấy điểm trung bình cộng của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cộng cao hơn lớp đối chứng.

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho

44

kết quả p(2) = 1,568.10-5 và p(1) = 1,1632.10-5 đều nhỏ hơn 0,001; cho thấy: Sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD(1) = 7, 4 6, 71 0, 454

1,52 ;

SMD(2)= 7,33 6, 73 0, 423

1, 42 . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phương pháp Grap và lược đồ tư duy trong các giờ luyện tập đến điểm học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.

Như vậy, giả thuyết của đề tài “Sử dụng phương pháp Grap và lược đồ tư duy tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong các giờ luyện tập phần phi kim - Hóa học 10 nâng cao” đã được kiểm chứng.

45

Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Sau một thời gian nghiên cứu đề tài tôi đã thực hiện được các nhiệm vụ đề ra, cụ thể là:

1. Đã biết cách tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục.

2. Đã nghiên cứu hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài về các vấn đề: - Phát triển năng lực nhận thức của HS trong dạy học hóa học.

- Vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của bài luyện tập trong dạy học hóa học.

- Tổng quan cơ sở lí luận về đổi mới PPDH.

3. Điều tra được thực trạng việc sử dụng phương pháp Grap, lược đồ tư duy trong dạy bài luyện tập của GV hóa học của một số trường THPT.

4. Đã nghiên cứu, sử dụng phương pháp Grap và lược đồ tư duy trong các bài ôn tập, luyện tập phần phi kim hóa học lớp 10 nâng cao. Cụ thể là xây dựng được ba Grap nội dung và ba lược đồ tư duy kiến thức cần nhớ cho ba bài ôn tập, luyện tập phần phi kim hóa học lớp 10 nâng cao.

5. Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập liên quan về nhóm halogen và nhóm oxi. Gồm 54 bài tập (29 bài trắc nghiệm và 21 bài tự luận)

6. Đã tiến hành thực nghiệm ba bài ôn tập, luyện tập phần phi kim lớp 10 nâng cao tại hai lớp 10 và chấm 140 lượt bài kiểm tra, đánh giá hiệu quả giờ học ở các lớp thực nghiệm, đối chứng và phân tích kết quả thu được. kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ đề tài: “Sử dụng phương pháp Grap và lược đồ tư duy tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong các giờ luyện tập phần phi kim - Hóa học 10 nâng cao” là cần thiết và góp phần nâng cao chất lượng giờ hóa học.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài và thực nghiệm đề tài tôi có một vài đề nghị:

46

- Thông qua dạy học bài mới trên lớp GV nên thường xuyên hướng dẫn HS tự lập Grap hoặc lược đồ tư duy tổng kết bài học một cách tổng quát và khoa học nhất.

- Trước mỗi bài luyện tập có thể cho HS tự xây dựng lược đồ tư duy trước ở nhà. Sau đó GV chỉnh lí, bổ sung.

- Đề nghị các trường, các sở, các cơ quan chức năng (đặc biệt là khu vực nông thôn) cần đầu tư hơn nữa các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại.

- Trong việc dạy học ở trường phổ thông cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp Grap và lược đồ tư duy để góp phần tích cực vào việc đổi mới và đào tạo con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây là những nghiên cứu ban đầu của tôi về mảng đề tài này, tuy nhiên do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của các thầy (cô) giáo và các bạn để tiếp tục phát triển đề tài.

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 . Ban quản lí dự án Việt – Bỉ (2010), dự án Việt – Bỉ* Dạy và học tích cực,

công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách Giáo Dục.

2 . Nguyễn Cương, PPDH và thí nghiệm hóa học –NXB GD (1999)

3 .Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương

pháp dạy học hóa học tập 1, NXB GD.

4 . Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan Quang Khải (2010).

SGK hóa học 10 nâng cao, NXB GD.

5 . Nguyễn Nam Khánh (2010), Bài tập tư luận và trắc nghiệm chọn lọc hóa học, NXB ĐHSP.

6 .Trang Thị Lân, Phương pháp Algorit dạy học - Sáng kiến kinh nghiệm- trường THPT Chí Linh.

7 . Ngô Quỳnh Nga, Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy thiết kế

hoạt động của học sinh trong các bài ôn tập, luyện tập phần phi kim lớp 12

THPT nâng cao – luận văn thạc sĩ.

8 . Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh (2008 – 2009), Phân phối chươngtrình

THPT môn hóa học.

9 . Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Nam (2009), Phương pháp dạy học hóa học

học tập 2, NXB Khoa học và kĩ thuật.

10 . Lê Thị Kim Thoa, Một số bài tập thực tiễn phần phi kim, tạp chí hóa học

và ứng dụng – số 9 (2010).

11 .Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học,

NXB GD.

12 . Nguyễn Xuân Trường (2009), Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm hóa học

48

13 . Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng (2009), SGK hóa học 10 – cơ bản, NXB GD

14 . Tony Buzan (2007), How to mindmap (lập bản đồ tư duy), công ty sách Alpha.

15 . Tony Buzan (2007), Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy, NXB từ điển bách khoa.

16 . p://w.w.w.hoahoc.org.com

17 . p://w.w.w.hoahocphothong.com.vn 18 . p://w.w.w.chemistry.about.com (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49

Phụ lục 1: CÁC GIÁO ÁN GIẢNG DẠY THỰC NGHIỆM

Bài 33 (tiết 55 - PPCT). Luyện tập về clo và hợp chất của clo

I. Mục tiêu bài học

1. Củng cố kiến thức

- Cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng của clo. - Hợp chất của clo:

+ Hợp chất có oxi của clo có tính oxi hóa.

+ Axit clohidric có tính axit mạnh và có tính khử của gốc clorua. - Điều chế clo và hợp chất của clo.

2. Rèn kĩ năng

- Giải thích tính OXH mạnh của clo và hợp chất có oxi của clo bằng kiến thức đã học (cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa...)

- Viết các PTHH giải thích chứng minh tính chất của clo và hợp chất của clo.

II. Phƣơng pháp

Hoạt động nhóm kết hợp với dùng lược đồ tư duy.

III. Chuẩn bị

GV:

- Grap và lược đồ tư duy nội dung bài 33 luyện tập về clo và hợp chất của clo.

- Phần mềm Mindjet Mind Manager Pro 8 - Máy tính, máy chiếu.

- Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4, 5, 6.

HS: Ôn tập kiến thức về clo và hợp chất của clo.

50

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Sử dụng lược đồ tư duy để hệ thống kiến thức.

Hoạt động 1

Xây dựng ý tưởng trung tâm, chủ đề ôn tập và nhánh cấp 1 của lược

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy tổ chức các hoạt động học tập của học sinh trong các giờ luyện tập phần phi kim hoá học lớp 10 nâng cao (Trang 44)