VI. Những đóng góp của đề tài
2.5. Thiết kế bài dạy ôn tập, luyện tập phần phi kim lớp 10 nâng cao
(Các giáo án được trình bày ở phần phụ lục 1, trang 49 60)
2.5.1. Bài 33 (Tiết 55 - PPCT): Luyện tập về clo và hợp chất của clo 2.5.2. Bài 37 (Tiết 60 - PPCT): Luyện tập chương 5
30
2.6. Hệ thống bài tập để rèn luyện kỹ năng cho HS trong các bài ôn tập luyện tập.
Trong các bài luyện tập, ôn tập môn hóa học, bài tập sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. Qua đó, bài tập còn rèn kĩ năng hóa học, phát triển tư duy của học sinh.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài tập hóa học (trắc nghiệm và tự luận) rèn kĩ năng của phần hóa phi kim ở trường THPT.
Chương 5: NHÓM HALOGEN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Khi mở vòng nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện có mùi lạ. Đó là
do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do:
A. Clo độc nên có tính sát trùng. B. Clo có tính oxi hóa mạnh.
C. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.
D. Clo có tính khử mạnh.
2. DD axit HCl đặc nhất ở 200C có nồng độ:
A. 27% B. 47% C. 37% D. 33%
3. Axit HCl có thể tham gia phản ứng oxi hoá khử với vai trò;
A. Chất khử. B. Chất oxi hóa.
C. Chất môi trường. D. Cả A, B, C đều đúng. 4. Phản ứng sản xuất nước Giaven:
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O clo đóng vai trò là:
A. Chất oxi hóa. B. Chất khử.
31
5. Trong phản ứng: CaOCl2 + 2HCl CaCl2 + Cl2 + H2O Nguyên tố clo trong hợp chất CaOCl2 đóng vai trò là chất: A. Môi trường. B. Vừa môi trường vừa khử.
C. Vừa khử vừa oxi hóa. D. Vừa môi trường vừa oxi hóa khử.
6. Cho các dd NaCl, HCl, NaClO. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể
nhận biết.
A. Phenolphtalein. B. Qùy tím.
C. DD NaOH. D. Không xác định được.
7. Sục khí Clo vào dd NaBr và NaI đến phản ứng hoàn toàn thì thu được
1,17g NaCl. Số mol NaBr và NaI trong dd ban đầu là bao nhiêu?
A. 0,02 B. 0,01 C. 0,03 D. Đáp án khác 8. Lấy 2 lít Cl2 cho phản ứng với 3 lít H2. Phản ứng đạt hiệu suất 95%. Thể tích khí thu được sau phản ứng là bao nhiêu? (các thể tích khí đo ở cùng đk) A. 5,25 lít B. 4,75 lít C. 3,8 lít D. 5 lít
9. Dãy axit HF, HCl, HBr, HI theo chiều từ trái qua phải tính axit biến đổi
theo chiều.
A. Tăng B. Giảm C. Tăng rồi giảm D. Giảm rồi tăng 10. HX (X là halogen) có thể điều chế bằng phản ứng hóa học nào?
NaX + H2SO4 HX + NaHSO4
NaX là chất nào trong các chất sau đây:
A. NaF B. NaCl C. NaBr D. A và B đúng
11. Khí clo không tác dụng với chất nào sau đây:
A. NH3 B. HBr C. H2S D. N2
12. Ion X- hình electron là 1s22s22p63s23p6 thì vị trí của X là:
A. Chu kì 3 nhóm VA B. Chu kì 3 nhóm VIIA C. Chu kì 3 nhóm IVA D. Chu kì 2 nhóm VIIA
13. Cho sơ đồ chuyển hóa Cl2 X Y Z X Cl2. Trong đó X, Y, Z là chất rắn; Y, Z đều chứa natri. X, Y, Z tương ứng là:
A. NaCl, Na2CO3, NaOH B. NaCl, NaOH, Na2CO3
32
14. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl thể hiện tính khử.
A. 2HCl + Mg MgCl2 + H2 B. HCl + NaOH NaCl + H2O
C. 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O D. HCl + NH3 NH4Cl
15. Hòa tan hoàn toàn 14,3 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn bằng một lượng vừa đủ
là 500ml dd HCl, cô cạn dd sau phản ứng thu được 49,8 gam muối khan. Nồng độ dd axit HCl đã dùng là:
A. 0,5M B. 2M C. 0,75M D. 0,4M
BÀI TẬP TỰ LUẬN
1. Nêu vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn, viết cấu hình electron nguyên tử, công thức phân tử của các halogen, nêu tính chất vật lí của các halogen.
2. Nêu tính chất hóa học của halogen, giải thích, so sánh mức độ hoạt động
của các halogen.
3. Nêu phương pháp điều chế halogen, viết PTHH minh họa.
4. Nêu công thức, tính chất, phương pháp điều chế của hợp chất hidro
halogenua.
5. Nêu tính chất chung của hợp chất có oxi của halogen. Lấy ví dụ một số hợp
chất chứa oxi của clo.
6. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e là 1s2
2s22p63s23p5. Xác định vị trí X trong hệ thống tuần hoàn?
7. Viết CTCT, CTPT và tên gọi các oxit và hidroxit của clo tương ứng với các
số OXH là: +1, +3, +5, +7.
Hãy cho biết sự biến thiên tính OXH, tính bền và tính axit của các chất hidroxit của clo ứng với số OXH bằng +1, +3, +5, +7.
8. Một ion X-
có tổng số electron trên các phân lớp p là 6. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn?
33
10. Để nhận biết các khí sau: NH3, Cl2, SO2 dùng thuốc thử nào sau đây: dd Ca(OH)2, dd H2SO4, quỳ tím, khí HCl.
11. Ở phòng thí nghiệm bị ô nhiễm khí clo, để xử lý ta dùng hóa chất nào sau
đây: dd Ca(OH)2, khí NH3, hãy giải thích thí nghiệm và viết PTHH?
12. Viết các PTHH của phản ứng điều chế flo, clo, brom, iot. 13. Vì sao nước clo, nước Giaven có tính tẩy màu?
14. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra khi cho khí clo lần lượt tác dụng với
các dd sau: NaCl, NaI, H2S, FeCl2
15. Viết PTHH của phản ứng điều chế HBr, HI trong phòng thí nghiệm?
Chương 6: NHÓM OXI
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Oxi và Ozon là hai dạng thù hình của nhau vì:
A. Chúng là hai đơn chất khác nhau cấu tạo từ nguyên tố oxi.
B. Chúng đều tồn tại trong khí quyển trái đất.
C. Trong điều kiện thường chúng đều tồn tại ở trạng thái khí. D. Chúng có chuyển hóa 3O2 2O3
2. Oxi không tác dụng với chất nào sau đây trong mọi điều kiện?
A. Au B. N2 C. Cu D. Cả 3 chất trên
3. Tỷ khối hơi của hỗn hợp A gồm O2 và O3 đối với H2 là 18. Phần trăm thể tích của O2 và O3 trong hỗn hợp là:
A. 25% và 75% B. 75% và 25% C. 70% và 30% D. đáp án khác
4. Trong các phản ứng O2 có vai trò:
A. Chất khử. B. Chất OXH, chất khử, môi trường. C. Vừa là chất OXH, vừa là chất khử. D. Chất OXH.
34
5. Số OXH trung bình của S trong các chất FeS2, Na2S2O3, H2S2O7, CuS, CaSO3 lần lượt là:
A. -1, 0, +6, -2, +4 B. -1, +2, +7, -2, +4
C. -1, +2, +6, -2, +4 D. -1, -2, +6, -2, +4 6. Cho các cặp chất sau, cặp chất nào có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Na2S, CuCl2 B. KOH, H2S
C. H2SO4, Na2CO3 D. Không có đáp án.
7. Đốt cháy hoàn toàn khí H2S thu được khí A. Dẫn khí A vào dd nước Br2 dư thu được dd B, cho dd BaCl2 vào dd B thu được kết tủa D. Các chất D và trong dd B lần lượt là:
A. SO2, HBr, AgBr B. BaSO4, S, HBr
C. S, HBr, BaSO3 D. BaSO4, H2SO4, HBr, HCl
8. DD H2SO4 35% (D = 1,96 g/ml). Nồng độ mol/l dd này là:
A. 5mol/l B. 6mol/l C. 7mol/l D. 8mol/l
9. Cho PTHH của pư: H2S + H2SO4 SO2 + H2O
Tỷ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị OXH là: A. 1:2 B. 1:3 C. 2:1 D. 3:1
10. Dẫn 3,36 lít khí sunfuro (đktc) lội qua dd bình đựng 350 ml dd xút nồng
độ 1M. Cô cạn dd sau phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 29 B. 18,6 C. 18,9 D. 20,9
11. Hòa tan hết 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu bằng H2SO4 đặc, nóng dư kết thúc phản ứng thấy có 4,48 lít khí thoát ra (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là:
A. 63,63% B. 36,64% C. 66,33% D. 33,67% 12. Cho 0,08 mol SO2 hấp thụ hết vào 280 ml dd NaOH 0,5M. Khối lượng muối thu được là:
35
13. Tính chất nào sau đây không đúng với nhóm VIA (theo chiều tăng điện tích hạt nhân)
A. Tính khử của hợp chất với hydro tăng dần.
B. Độ bền của hợp chất với hydro tăng dần.
C. Tính axit của các axit chứa oxi giảm dần. D. Tính phi kim giảm dần.
14. Cho PTHH:
aFeS2+ bH2SO4 cFe2(SO4)3+ dSO2+ eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e của phương trình lần lượt là:
A. 2, 7, 1, 15, 14 B. 2, 14, 1, 15, 14 C. 2, 14, 2, 15, 14 D. 1, 14, 1, 14, 14
BÀI TẬP TỰ LUẬN
1. Mỗi hỗn hợp gồm 2 khí sau đây, chúng có tồn tại trong một hỗn hợp được
không ?
1. H2, O2 2. O2, Cl2 3. H2, Cl2 4. HBr, Br2 5. SO2, O2 6. HBr, Cl2 7. CO2, HCl 8. H2S, F2 9. N2, O2
2. Anion X2- có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p6. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn và gọi tên X và hoàn thành sơ đồ phản ứng sau đây.
X
C
B X
36
3. Có 5 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dd sau:
a. NaCl, Na2SO4, Na2SO3, Na2CO3 và Na2S. b. Các khí Cl2, HCl, H2S, và SO2.
Hãy nêu cách nhận biết các chất trên.
4. Đun nóng hỗn hợp bột gồm 2,97g Al và 4,08g S trong môi trường kín không có không khí được sản phẩm là hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dd HCl dư, thu được hỗn hợp khí B.
a. Xác định thành phần định tính và khối lượng các chất trong hỗn hợp A b. Xác định thành phần định tính và khối lượng các chất trong hỗn hợp B
5. Thí nghiệm hóa học nào chứng minh được tính háo nước và tính OXH
mạnh của H2SO4 đặc? Cách xử lí khi bị bỏng H2SO4 đặc?
6. Nguyên tố oxi có dạng thù hình nào? Nghiên cứu về oxi ta cần nắm vững
những kiến thức nào? Nội dung cơ bản của những kiến thức đó?
7. Nguyên tử S có thể bị OXH hoặc bị khử đến trạng thái khác nhau như:
S0 S-2 S0 S+4 S0 S+6 Hãy viết PTHH minh họa.
8. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít SO2 bằng 100g dd KOH 16,8% thu được dd B a. Viết các PTHH của các pư xảy ra
b. Tính C% các chất trong dd B
9. Hợp chất khí của nguyên tố X với oxi là XOa có tỷ khối so với hợp chất khí của nguyên tố R với hydro (RHb) bằng 4. Trong XOx, oxi chiếm 50% về khối lượng. Trong MHb, hydro chiếm 25% về khối lượng. Xác định CTPT của các khí. Hãy viết các PTHH.
10. Hoàn thành các phản ứng sau, chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử:
a. H2O2 + Ag2O b. H2O2 + KI
37
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp Grap, lược đồ tư duy và khả năng áp dụng chúng trong bài học luyện tập.
Kiểm nghiệm tính phù hợp của hệ thống bài tập đã lựa chọn và xây dựng.
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm
Thiết kế giáo án bài dạy thực nghiệm có sử dụng phương pháp Grap và xây dựng lược đồ tư duy luyện tập phần phi kim Hóa học 10 nâng cao.
Lựa chọn xây dựng hệ thống bài tập dùng cho bài luyện tập.
Liên hệ với trường THPT đã chọn làm địa bàn và đối tượng tiến hành thực nghiệm sư phạm.
Đánh giá tính hiệu quả của phương pháp Grap và lược đồ tư duy trong bài học luyện tập.
Kiểm tra đánh giá chất lượng giờ học trong thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả thực nghiệm bằng phương pháp sử dụng phần mềm excel.
3.3. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm
Tôi tiến hành hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Vân Nội, với hai lớp có trình độ tương như nhau, số lượng HS như nhau và cùng GV dạy môn hóa. Tại lớp thực nghiệm dạy theo giáo án đề xuất trong khóa luận, lớp đối chứng dạy theo giáo án GV thường sử dụng. Kết quả giờ dạy được đánh giá bằng bài kiểm tra sau giờ học. Đề cho các lớp là như nhau.
Lớp dạy Sĩ số GV dạy
Lớp TN (10A) 45 Phạm Thị Duyên
38
Tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Vân Nội trong năm học 2011 – 2012 theo phân phối chương trình lớp 10 THPT nâng cao của BGD – ĐT.
3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
- Tiến hành trao đổi về việc sử dụng PPDH theo Grap và lược đồ tư duy trong dạy học hóa học ở trường THPT với các GV có nhiều kinh nghiệm.
- Giảng dạy ở lớp TN và lớp ĐC:
+ Lớp ĐC: Tôi tiến hành dạy học bằng PPDH truyền thống, không sử dụng PPDH theo Grap và lược đồ tư duy.
+ Lớp TN: Tôi tiến hành dạy học theo PPDH theo Grap và lược đồ tư duy có kết hợp với các PPDH khác, khai thác các phương tiện dạy học như: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập…
- Nội dung thực nghiệm sư phạm:
Tôi tiến hành dạy thực nghiệm các bài sau:
Bài 33 (tiết 55 - PPCT): Luyện tập về clo và hợp chất của clo. Bài 37 (tiết 60 - PPCT): Luyện tập chương 5
Bài 46 (tiết 75, 76 - PPCT): Luyện tập chương 6
- Trao đổi trực tiếp với HS để thu thập ý kiến phản hồi về PPDH theo Grap và lược đồ tư duy.
- Thu thập điểm kiểm tra của 2 lớp trước thực nghiệm để xác định sự tương đương giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước khi thực nghiệm.
- Kiểm tra: Tôi cho HS ở lớp TN và ĐC cùng làm hai bài kiểm tra 1 tiết vào cuối chương. Bài kiểm tra số 1(BKT1) thực hiện ở tiết 60 (chương nhóm halogen) và bài kiểm tra số 2 (BKT2) thực hiện ở tiết 76 (chương nhóm oxi). Đề kiểm tra được trình bày ở phụ lục 2.
- Chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10. - Xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm.
Để xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm tôi tiến hành theo các bước sau:
39
+ Tính giá trị trung bình là điểm trung bình cộng các điểm số của từng nhóm bằng công thức trong phần mềm excel:
=Average (number1, number2, …)
+ Tính chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm: Lấy điểm trung bình của nhóm TN trừ đi điểm trung bình của nhóm ĐC: (a –b)
+ Tính độ lệch chuẩn thể hiện mức độ phân tán của dữ liệu theo công thức trong phần mềm excel:
=Stdev(number1, number 2, …)
+ Độ lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) là phép đo mức độ ảnh hưởng, cho biết độ lớn ảnh hưởng của tác động:
SMD = Trung bình thực nghiệm – Trung bình đối chứng Độ lệch chuẩn đối chứng
+ Kiểm tra xem chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm có khả năng xẩy ra ngẫu nhiên hay không. Sử dụng công thức tính giá trị p (p là xác suất xẩy ra ngẫu nhiên) trong phép kiểm chứng T-test ở phần mềm Excel:
p=ttest(array 1,array 2,tail,type)
Đuôi (tail) Dạng (type)
1: Đuôi đơn (giả thuyết có định hướng): nhập số 1 vào công thức.
2: Đuôi đôi (giả thuyết không có định hướng): nhập số 2 vào công thức.
T- test độc lập:
- Biến đều (độ lệch chuẩn bằng nhau) nhập số 2 vào công thức
- Biến không đều: nhập số 3 vào công thức (lưu ý 90% các trường hợp là biến không đều, nhập số 3 vào công thức)
+ Kết luận chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm là có ý nghĩa hay không.
40
+ Đối chiếu kết quả giá trị p với bảng kiểm tra ý nghĩa của chênh lệch giá trị trung bình sau để rút ra kết luận:
Khi kết quả Chênh lệch giữa giá trị trung bình của 2 bài kiểm tra
p ≤0,05
p >0,05
Có ý nghĩa
(chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên) KHÔNG có ý nghĩa
(chênh lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)
+ So sánh giá trị của mức độ ảnh hưởng với bảng tiêu chí Cohen:
Giá trị mức độ ảnh hƣởng Ảnh hƣởng