Chính sách giá :

Một phần của tài liệu Những giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải hàng hoá của hãng hàng không quốc gia Việt nam - VNA (Trang 27 - 29)

IV. CÁC CHÍNH SÁCH MARKETIN G MIX MÀ VNA ĐÃ ÁP DỤNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP.

2. Chính sách giá :

a. VNA áp dụng các mức giá khác nhau : Việc xác địnhgiá dựa trên các yếu tố :

• Giá cước vận chuyển phải đảm bảo tính có lãi. • Giá dựa trên nhu cầu thị trường.

• Giá phải đảm bảo cho sự phát triển của hãng. • Giá phải đảm bảo cho viền thu nhập sắp tới.

• Giá phải đảm bảo cho cạnh tranh trên các tuyến, các chặng.

+ Giá trung bình : Áp dụng cho những lô hàng dưới 45 kg( 1kg = 6.000 cm3).

+ Giá tối thiểu : Chi phí đối với tất cả các lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không đều phải lớn hơn giá tối thiểu.

+ Giá theo khối lượng trên 45 kg sẽ được giảm giá 25% dựa trên mức giá trung bình.

Ngoài ra còn có giá cước tổng hợp đối với những lô hàng vận chuyển gồm nhiều loại hàng hoá khác nhau để đảm bảo sự tiện lợi cho khách hàng.

Giá cước hàng hoá được chia làm hai loại : giá cước hàng nội địa và giá cước hàng quốc tế.

b. Chính sách giá cước, do bộ phận trung tâm quản lý.

Mức giá cước do bộ phận trung tâm quản lý nên nếu có sự thay đổi lại phải cần sự trình bầy để phê duyệt, thời gian phê duyệt kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh, làm mất đi tính chủ động của đơn vị cơ sở nhất là đối với những lô hàng đặc biệt.

Việc xác định giá cả thị trường là rất khó, chi phí cho việc nghiên cứu thị trường không đủ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thông tin thu được.

c. Giải pháp Marketing.

Xây dựng cấu trúc giá vẫn theo như cách làm cũ tức là xây dựng giá theo giá thấp nhất, giá trung bình, giá theo các khối lượng hàng lớn và giá cước tổng

hợp. Giá được phân chia chia ra làm hai loại là giá cước cho hàng nội địa và giá cước cho hàng quốc tế.

. Đối với thị trường vận tải hàng hoá nội địa nên áp dụng phương pháp đặt theo tiền lời mục tiêu bởi hiện tại vẫn chỉ có hai hãng là VNA và PA khai thác vận tải hàng hoá nội địa theo thường quyền sử dụng bầu trời còn các hãng khác không được phép lấy hàng hàng hoá ở Việt nam, do đó việcqui địnhgiá cước vận chuyển hàng hoá nội địa do VNA nắm quyền chủ động, còn sự quản lý về giá cước do Cục hàng không chỉ đảm bảo ngang bằng trong việc định giá cước vận tải giữa các hãng hàng không.

. Đối với thị trường vận tải hàng hoá quốc tế nên áp dụng phương thức đặt giá cả của các hãng cạnh tranh vì tình hình vận tải hàng hoá quốc tế đang có sự cạnh tranh gay gắt, các Hãng hàng không đang cố gắng giảm những chi phí liên quan đến vận tải hàng hoá, mức giá đang có xu hướng xuông ngang bằng mức giá trong khu vực vì vậy buộc VNA phải cắt giảm chi phí và giảm giá.

. Đối với hệ thống bán tải thuộc sở hữu của VNA sẽ sử dụng chính sách giá áp đặt trên cơ sở tính toán nhu cầu thị trường, các yếu tố cạnh tranh và các mục tiêu khác mà xây dựng mức giá cho hợp lý. Dựa trên khối lượng giao chỉ tiêu vận chuyển và mức giá bán trên mỗi thị trường cụ thể sẽ có các mức hoa hồng và chiết khấu cho khác hàng vận chuyển với khối lượng lớn và thường xuyên.

. Đối với hệ thống bán phải là các đại lý của VNA nên giao giá theo giá tổng thể để tránh VNA phải trả thêm 2,5% hoa hồng cho các tổng đại lý, đại lý.

Nguyên tắc làm giá phải dựa trên các yếu tố sau : + Gía đảm bảo lợi nhuận và có lãi.

+ Giá dựa trên nhu cầu thị trường.

- Giá theo loại hàng hoá vận chuyển và loại hình vận chuyển. - Giá theo chất lượng và thời gian vận chuyển.

- Giá theo từng thời điểm. - Giá ưu đãi.

+ Giá dựa trên tình hình cạnh tranh.

- Giá đối với những thị trường mới xâm nhập và thị trường yếu.

Đặt giá cũng phải gắn chặt với chính sách đặt giá của công ty và những mục tiêu Marketing khác mà cho giá.

Một phần của tài liệu Những giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải hàng hoá của hãng hàng không quốc gia Việt nam - VNA (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w