Thí nghiệm 4: xác định liều lƣợng PAC thích hợp kết hợp gel

Một phần của tài liệu khảo sát và so sánh hiệu quả xử lý nước thải thủy sản bằng các hóa chất khác nhau (Trang 48)

Mục đích thí nghiệm 3 là tìm ra liều lƣợng PAC tối ƣu xung quanh khoảng liều lƣợng đã tìm đƣợc ở thí nghiệm 1 kết hợp với gel cố định 0,5 mg/L (sử dụng cùng liều lƣợng với polymer). Thí nghiệm này khảo sát sự thay đổi nồng độ COD và độ đục trong nƣớc thải đầu ra. Kết quả thí nghiệm trình bày trong Hình 4.7 và 4.8.

Hình 4.8 Biểu đồ loại bỏ độ đục sau keo tụ bằng PAC và cố định 0,5 mg/L gel Hình 4.7 và Hình 4.8 mô tả sự thay đổi của hiệu suất loại bỏ COD và độ đục ở các liều lƣợng PAC khác nhau từ 450 - 600 mg/L kết hợp với gel 0,5 mg/L. Kết quả cho thấy khi tăng liều lƣợng PAC hiệu suất loại bỏ COD tăng, đến liều lƣợng 600 mg/L hiệu suất loại bỏ COD đạt cao nhất 88,2%.

Đối với chỉ tiêu độ đục, khi cố định gel 0,5 mg/L, thay đổi liều lƣợng PAC khả năng xử lý ở các liều lƣợng PAC khác nhau rất ổn định và thấp nhất là 86,65% và cao nhất là 96,57% nƣớc đầu ra trong, ít cặn lơ lửng.

Từ kết quả trên cho thấy PAC kết hợp polymer và gel, độ đục giảm mạnh với liều lƣợng chất keo tụ khi không có polymer và gel. Điều này cho thấy khi kết hợp với polymer và gel chất keo tụ cho hiệu suất xử lý các tạp chất trong nƣớc thải rất cao. Kết quả cũng cho thấy khi kết hợp với polymer, PAC cho khả năng xử lý cao hơn gel. Ở nồng độ 500 mg/L khi kết hợp với 0,5 mg/L polymer cho hiệu suất xử lý COD đạt 94%, độ đục 99,21% nhƣng đối với PAC kết hợp với gel cho hiệu suất xử lý COD là 88,2%, độ đục 96,57%.

Kết quả phân tích thống kê cho thấy nồng độ COD và độ đục còn lại giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên đây chỉ là công đoạn tiền xử lý của một hệ thống xử lý hoàn chỉnh, đồng thời để tiết kiệm chi phí chúng tôi đề xuất nồng độ chất keo tụ là 500 mg/L làm cơ sở cho các thí nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu khảo sát và so sánh hiệu quả xử lý nước thải thủy sản bằng các hóa chất khác nhau (Trang 48)