Nhận xét chung về kết quả hai bài đọ c

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập quốc tế (Trang 81)

Chúng tôi tiến hànhđánh giá thực tế năng lực đọc hiểu của HS lớp 4 qua hai văn bản đọc hiểu khác nhau: (1) văn bản nghệ thuật; (2) văn bản thông tin. Từ kết quảkhảo sát được, chúng tôiđưa ra một số nhận xét sau.

3.2.3.1 Khoảng 30% HS không đạt Chuẩn kĩ năng đọc hiểu theo quy định của Bộ Giáo dục vàĐào tạo.

Chuẩn đọc hiểu quyđịnh đối với HS lớp 4 phải đạt:Nhận biết dàn ý của bài đọc; hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài, nội dung của cả bài. Biết phát hiện một số từ ngữ, hình ảnh chi tiết có ý nghĩa trong bài văn, bài thơ được học; biết nhận xét về nhân vật trong các văn bản tự sự.

Cả hai bàiđọc cho thấy có khoảng 30% HS không đạt Chuẩn theo quy định theo hướng đánh giá hội nhập quốc tế. Những kĩ năng liên quan mức độ vận dụng đạt được chưa cao. Như vậy, với ngữ liệu hoàn toàn mới, nội dung đánh giá đủ 3 mức độ: biết - hiểu - vận dụng, có sự kết hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận, thang điểm cụ thể đã cho thấy HS gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đọc hiểu. Thực tế, HS đã làm quen rất nhiều trên văn bản nghệ thuật thông qua cấu trúc chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 hiện hành vì hiện có 62

văn bản nghệ thuật trong khi đó chỉ có 6 văn bản thông tin. Theo Nguyễn Thị Hạnh (1999), văn bản nghệ thuật không có nhiều lợi thế cho việc phát triển kĩ năng đọc hiểu cho HS [17].

3.2.3.2 Các kĩnăng đạtđược không đồng đều

Cả hai lần khảo sát với hai loại văn bản: nghệ thuật và thông tin, kết quả cho thấy mức độ đạt được giữa các kĩ năng không đồng đều với nhau. Kĩ năng tìm và tổng hợp các chi tiết phù hợp với yêu cầu câu hỏiđạt được khá cao. Xét theo thang mức độ của Bloom, kĩ năng này ở mức độ biết. Điều đó cho thấy, HS đã biết tìm và tổng hợp các ý theo yêu cầu câu hỏi đềra. Kĩnăng nhận xét nhân vật trong văn bản tự sự; Kĩ năng phát biểu ý kiến cá nhân bộc lộ cách nhìn riêng về một vài chi tiết / sự kiện/ ý tưởng trong bài đọc đạt được còn thấp. Kĩ năng này giúp HS có điều kiện được bộc lộ quan điểm của mình. Tuy nhiên, từ việc phân tích các bài kiểm tra có thể thấy HS đạt được kết quả còn thấp do HS ít được làm quen với loại câu hỏi này.

3.2.3.3 Tình trạng trả lời "nguyên văn" còn phổ biến

Kể cả văn bản thông tin hay văn bản nghệ thuật, HS có xu hướng trả lời nguyên văn cho những câu hỏi tìm và tổng hợp ý, nhận xét nhân vật trong văn bản tự sự, phát hiện hình ảnh / chi tiết có ý nghĩa trong bài, phát biểu ý kiến riêng của bản thân. Xu hướng này cho thấy, bản thân HS không thể tổng hợp các ý và trả lời theo ý của mình mà chỉ viết nguyên văn câu trả lời. Trong bài khảo sát trên 49 HS lớp 4 của Nguyễn Thị Vân Anh (2012) đối với câu hỏi yêu cầu HS nắm ý và suy luận thì có đến 17/49 HS trả lời đúng thì chỉ có duy nhất một em trả lời theo cách diễn đạt của mình.

Có thể thấy xu hướng này không mang lại tín hiệu tích cực cho trẻ trong vấn đề rèn năng lực đọc hiểu bởi theo PISA, PIRLS HS cần sử dụng những thông tin từ bài đọc kết hợp sự hiểu biết của mình để đưa ra câu trả lời phù hợp, đặc biệt chú trọng việc vận dụng những vấn đề đãhọc vào thực tế cuộc sống.

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập quốc tế (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)