Khảo sát năng lực đọc hiểu lớp 4 theo hướng hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập quốc tế (Trang 50)

Đề kiểm tra năng lực đọc hiểu dựa trên Chuẩn kiến thức kĩ năng đọc hiểu của Bộ Giáo dục và đào tạo trên cơ sở kết hợp hướng đánh giá của các tổ chức PIRLS, PISA, Room to read và thang đánh giá đọc của Bloom. Do đó, đề kiểm tra sẽ có những nội dung đánh giá sau:

+ Biết: (1) Nhận diện và nêu tên chi tiết đơn giản; (2) nhớ và lặp lại những nội dung trong bàiđọc.

Đây là những câu hỏi tái hiện đơn giản. Ví dụ: Chuyện gì xảy ra với cái chân của Sam?. Câu trả lời cho câu hỏi này liên quan mật thiết đến bài đọc, có thể sử dụng những từ giống trong bài hoặc diễn giải theo ý của mình. Bài đọc gồm 2-3 câu hỏi thuộc loại này.

+ Hiểu: (1) Nhận ra dàn ý của bài đọc; (2) hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài, nội dung của bài; (3) biết phát hiện một số từ ngữ, hình ảnh chi tiết có ý nghĩa trong bài, bài thơ được học; (4) biết nhận xét về nhân vật trong các văn bản tựsự.

Những câu hỏi loại này đòi hỏi HS phải có kiến thức về đoạn văn đồng thời vận dụng những kinh nghiệm của cá nhânđểgiải quyết các yêu cầu đềra. Ví dụ, trong câu chuyện có thể hỏi HS những câu hỏi liên quan đến cảm xúc của nhân vật thông qua hành động của họ.

Trong những câu hỏi này, sẽ có một số câu liên quan đến việc hiểu từ vựng trong bài đọc bằng cách tìm từ đồng nghĩa / trái nghĩa hoặc cách hiểu của người đọc vềtừ được hỏiđến. Ví dụ: Từ "hòa nhập" trong bàiđọc nghĩa là gì?

+ Vận dụng: (1) Áp dụng điều đã học vào tình huống mới; (2) Phát biểu ý kiến bộc lộ cách nhìn nhận riêng về một vài chi tiết/ sự kiện/ ý tưởng trong bài đọc.

Đối với những câu hỏi loại này đòi hỏi HS phải hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu chuyện; sử dụng kinh nghiệm cá nhân để giải quyết yêu cầu đề ra. Ví dụ: Thông qua câu chuyện, em học được điều gì?

2.4.2.2 Ngữliệuđánh giá

Bài kiểm tra năng lực đọc hiểu sử dụng ngữ liệu không quen thuộc với học sinh lớp 4. Chủ đề, ngôn ngữ, cấu trúc quen thuộc với HS. Gồm văn bản nghệ thuật và văn bản thông tin. Cụ thể:

+ Bài đọc 1: Món quà tình yêu của tác giả Zelda Fitzgerald trong tập sách Hạt giống tâm hồn - Cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống, Nhà xuất bản tổng hợp TP.Hồ Chí Minh năm 2014. Câu chuyện này thuộc văn bản nghệ thuật (loại ngữ liệu được sử dụng nhiều nhất trong chương trình Tiếng Việt lớp 4. Văn bản này có nội dung tương tự chủ đề: Tình yêu cuộc sống (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 132 - 161). Câu chuyện được dẫn dắt một cách hợp lý, ngôn ngữ rõ ràng dễ hiểu, cấu trúc quen thuộc với HS lớp 4. Bài đánh giá gồm 12 câu hỏi, trong đó có 6 câu hỏi trắc nghiệm và 6 câu hỏi tự luận dựa trên quan điểm của PIRLS.

+ Bài đọc 2: Động vật "ngụy trang" của tác giả Nguyễn Phương Nga và Hoàng Thị Sản trong tập sách Khám phá thế giới, chủ đề "Bí ẩn sự sống", Nhà xuất bản Giáo dục năm 2007. Bài đọc này thuộc văn bản thông tin, có độ chính xác cao. Đây là loại văn bản mà các tổ chức PIRLS, PISA, Room to read sử dụngđể đánh giá năng lực đọc hiểu của HS. Bài đọc sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi và sinh động kích thích được tính tò mò khám phá của HS. Nội dung bài đọc tương đương với chủ đề Khám phá thế giới (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102-130). Bài đọc chia thành 6 đoạn, mỗiđoạn nhắc đến một loài động vật khác nhau kèm theo hình ảnh minh họa.

3.4.2.3 Phương phápđánh giá

Dựa trên những hiểu biết về cáchđánh giá của thế giói, chúng tôi xây dựng 2 loại câu hỏi:

+ TNKQ: Loại câu hỏi này có 4 đáp án a/b/c/d để lựa chọn và chỉ có một đáp án duy nhất nhằm đánh giá nội dung biết và hiểu của HS. Các câu trả lời a/b/c/d có độ dài tương đương nhau; cùng cấu trúc ngữ pháp. Những đáp án sai một cách "hợp lý" đối với HS. Ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và rõ ràng, không đánh lừa HS.

+ TNTL. Loại câu hỏi này có thể có nhiều đáp án khác nhau tùy theo cách hiểu của HS. Để trả lời những câu hỏi này đòi hỏi HS phải hiểu bài đọc một cách thấu đáo, bao gồm nghĩađen và nghĩa bóng của câu /đoạn hoặc bài đọc.

2.4.2.4 Cấu trúcđềkiểm tra

Bài đọc gồm 12 câu TNKQ và TNTL nhằm đánh giá 100% năng lực đọc hiểu của HS. Chúng tôi sử dụng thang điểm 10 cho toàn bài đọc. Đối với mỗi loại câu hỏi lại có cáchđánh giá khác nhau:

+ TNKQ: Chỉ có một đáp án đúng duy nhất. Học sinh đọc câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá ngoài đánh giá kết quả đạt được, chúng tôi còn căn cứ vào bài kiểm tra để đánh giá tháiđộ học tập của HS (PISA).

+ TNTL. Có nhiều đáp án khác nhau. Chúng tôi dựa theo thang điểm đánh giá của PIRLS: phương pháp tìm câu trả lời; câu trả lời đúng; dấu hiệu. Đồng thời đưa ra những mức điểm từ 0,5 điểm đến 1 điểm đối với những câu hỏi có hai ý trả lời.

Ví dụ:Theo em, việc làm trên của người con cả và con trai thứhai cho chúng ta biết họ là những người nhưthế nào?

+ Phương pháp: Hiểu ý và cách kết hợp thông tin.

+ Câu trả lời đúng: Chứng minh sự hiểu biết của người đọc về tính cách của người con cả và người con thứ hai.

+ Dấu hiệu: Câu trả lời chỉ ra rằng cả người con cả và con trai thứ haiđều là những người tốt, biết giúp đỡngười khác khi gặp khó khăn.

2.4.2.5 Kế hoạch đánh giá Bài đọc 1: Món quà tình yêu

KẾHOẠCH ĐÁNH GIÁ

Bài“Món quà tình yêu”(trích Hạt giống tâm hồn) (xem phụlục) Bảng 2.1. Kế hoạchđánh giá bài đọc 1

STT Chuẩn kỹ năng đọc hiểu lớp 4 Nội dung cụthể Dạng thức câu hỏi Câu 1 (1) Nhận diện và nêu tên chi tiếtđơn giản; (2) Nhớ và lặp lại những nội dung trong bàiđọc.

Trắc nghiệm Trắc nghiệm Câu 1 Câu 3 2 Nhận biết dàn ý của bài đọc (1) Nhận ra dàn ý của bài đọc Trắc nghiệm Câu 9 3 Hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài, hiểu nội dung bài. (1) hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài, (2) hiểu nội dung của bài. Trắc nghiệm Trắc nghiệm Câu 6,7 Câu 12 4 Biết phát hiện một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài Biết phát hiện một số từ ngữ, hình ảnh chi tiết có ý nghĩa trong bài, bài thơ được học Trắc nghiệm Tựluận Câu 4,8 Câu 2, 5 5 Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tựsự. Biết nhận xét về nhân vật trong các văn bản tựsự. Tựluận Câu 10 6 Phát biểu ý kiến bộc lộ cách nhìn nhận riêng về một vài chi tiết/ sự kiện/ ý tưởng trong bàiđọc

Tựluận Câu 11

Bài đọc 2:Động vật "ngụy trang" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾHOẠCH ĐÁNH GIÁ

Bảng 2.2. Kế hoạchđánh giá bài đọc 2 STT Chuẩn kỹ năng đọc hiểu lớp 4 Nội dung cụthể Dạng thức câu hỏi Câu 1 (1) Nhận diện và nêu tên chi tiếtđơn giản. Trắc nghiệm Tựluận Câu 7 Câu 3 2 Nhận biết dàn ý của bài đọc (1) Nhận ra dàn ý của bài đọc Trắc nghiệm Câu 1 3 Hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài, hiểu nội dung bài. (1) hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài, (2) hiểu nội dung của bài. Trắc nghiệm Tựluận Câu 4, 6 Câu 10 4 Biết phát hiện một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài Biết phát hiện một số từ ngữ, hình ảnh chi tiết có ý nghĩa trong bài, bài thơ được học Trắc nghiệm Tựluận Câu 2,6 Câu 5, 8,9 5 Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tựsự. Biết nhận xét về nhân vật trong các văn bản tựsự. 6 Phát biểu ý kiến bộc lộ cách nhìn nhận riêng về một vài chi tiết/ sự kiện/ ý tưởng trong bàiđọc

Tựluận Câu 11,12

Sau khi thu thập được dữ liệu, chúng tôi tiến hành chấm và phân tích dữ liệu. Cách phân loại mức trên chuẩn / đạt chuẩn / dưới chuẩn theo hướng dẫn hiện hành (xem mục 2.4.1)

2.5Đạo đức nghiên cứu

Người nghiên cứu đã được sựchấp thuận của Ban giám hiệu 8 trường trên địa bàn tỉnhĐồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh.

Sự nhiệt tình tham gia của giáo viên chủ nhiệm, 500 học sinh lớp 4 của các lớp trong mỗi trường để kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo xu hướng hội nhập quốc tế. Trong bài khảo sát, chúng tôi không yêu cầu HS nêu rõ thông tin về tên, lớp, trường nhằm đảm bảo cho HS làm bài một cách thoải mái.

Người nghiên cứu thu thập thông tin từ các nguồn sau:

Thứ nhất là thông qua tham khảo các tài liệu, người nghiên cứu ghi chép cẩn thận các nội dung liên quan đến đề tài, ghi chú rõ ràng tài liệu tham khảo (tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản,…). Nếu là trang Web thì ghi rõ trang truy cập và ngày truy cập.

Thứ hai, người nghiên cứu tiến hành thu thập 50 đề kiểm tra định kỳ cuối học kì II môn Tiếng Việt đọc năm học 2013-2014 của 50 trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Bình Dương và Tp.Hồ Chí Minh. Cũng trong đợt thu thập dữ liệu này, chúng tôi tiến hành thu thập điểm môn Tiếng Việtđọc của 500 em học sinh sẽ tham gia khảo sát hai bài đọc hiểu do chúng tôi biên soạn dựa trên quanđiểm của thế giới về đánh giá.

Thứ ba, người nghiên cứu sử dụng hai đề kiểm tra bao gồm TNKQ và TNTL để năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 trên quan điểm của thế giới về cách đánh giá. Các em sẽ làm bài trong giờ Tiếng Việt dưới dạng một bài kiểm tra đột xuất. Thông tin, sauđósẽ được xửlý qua máy tính. Trong quá trình xử lý, chúng tôi chấm điểm thang điểm có sẵn, ghi chú những nội dung về độ nông / sâu khi trả lời câu hỏi, việc hiểu ý câu hỏi, tình trạng viết nguyên văn... Tuy nhiên, trong phần kết quả nghiên cứu chúng tôi không ghi thông tin đó được thu thập từ trường tiểu học nào.

Tiểu kết, chương 2 trình bày về đối tượng, phạm vi nghiên cứu; cách chọn mẫu, phương pháp nghiên cứu cụ thể, công cụ nghiên cứu.

Chương 3

KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

Chương 3 trình bày về kết quả nghiên cứu việc phân tích cách thức đánh giá 50 đề kiểm tra định kì cuối học kì II năm học 2013-2014 môn Tiếng Việt đọc lớp 4 ; kết quả đánh giá năng lực đọc hiểu của HS theo cách đánh giá hiện hành ở một số trường TH và năng lực đọc hiểu hiểu do người nghiên cứu biên soạn dựa trên cách đánh giá của quốc tế và chuẩn đọc hiểu lớp 4; so sánh giữa hai lần khảo sát trên.

Như đã trình bày ở chương 2, chúng tôi tiến hành khảo sát và thống nhất cáchđánh giá vềmức đạt chuẩn năng lực đọc hiểu của HS lớp 4.

3.1 Phân tích việc đánh giá năng lực đọc hiểu lớp 4 thông qua một số đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việtđọc cuối kì II năm học 2013-2014.

Tiến hành thu thập 50đềkiểm trađịnh kỳ môn Tiếng Việtđọc của 50 trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Lâm Đồng và Tp. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có một số nhận xét như sau:

3.1.1 Cáchđánh giá năng lực đọc hiểu 3.1.1.1 Nội dung đánh giá

Dựa theo nội dung học tập và Chuẩn kiến thức kĩ năng đọc hiểu lớp 4, những kết quả học tập sau được đánh giá trong 50 bài kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt năm học 2013-2014:

+ Hiểu nội dung chính của từngđoạn trong bài, nội dung của bài.

+ Biết phát hiện một số từngữ, hìnhảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài văn. + Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

Kỹ năng nhận biết dàn ý của bài đọc đãkhông có đềkiểm tra nàođềcập đến. Xem xét tổng thể các đề kiểm tra, chúng tôi nhận thấy rằng kỹ năng nhận diện và nêu tên chi tiết đơn giản, nhớ và lặp lại những nội dung trong bài đọc xuất hiện trong tất cả các đề kiểm tra định kỳ. 4/50 đề kiểm tra định kỳ yêu cầu HS tìm ra nội dung của đoạn, nội dung chính của bài; 8/50 đề kiểm tra yêu cầu

HS nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 16/50 đề kiểm tra yêu cầu HS phát hiện một số từngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bàiđọc.

Nhìn chung, các đề kiểm tra định kỳ mà chúng tôi thu thập được không đánh giá hết tất cả các nội dung trong Chuẩn kiến thức - kĩ năng đọc hiểu ở lớp 4 (thấp hơn so với chuẩn quy định). Trong khi đó, chuẩn kiến thức - kĩ năng của một môn học là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng mà HS cần phải có. Điều này, xét về nguyên tắcđánh giá kết quảhọc tập ở tiểu học, các đềkiểm tra định kỳ này chưa đảm bảo nguyên tắc tính toàn diện, tính hệ thống [11], [20]. Như vậy, KQĐG thu được không phản ánh trình độ thực sự của một HS lớp 4 cần phải cóđểcó thể tiếp tục lên lớp học cao hơn của bậc tiểu học.

3.1.1.2 Ngữliệuđánh giá

Ngữ liệu đánh giá năng lực đọc hiểu trong 50 đềkiểm trađịnh kỳmôn Tiếng Việt cuối kì II năm học 2013 - 2014 của 50 trường chủ yếu được lấy từ những bàiđọc trong SGK, cụ thể như sau:

+ 10/10 đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt cuối kì II năm học 2013 - 2014 ở TPHCM lấy bài đọc ngoài chương trình, trong đó có những bài được trích lược từ internet không nêu tên tác giả, số bài đọc còn lại có tên tác giả dưới bài đọc. 9/10 bài đọc là ngữ liệu văn học có nội dung phù hợp với những chủ điểm đã học trong chương trình Tiếng Việt 4 hiện hành. Văn bản thông tin có xuất hiện trong 1/10 đề kiểm tra. Như vậy, ở TP.HCM đã có sự đa dạng về ngữ liệu đánh giá, mang lại sự mới mẻ và có xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay về đánh giá năng lựcđọc hiểu.

+ 35/40 đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt cuối kì II năm học 2013 - 2014 của các tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và tỉnh Lâm Đồng lấy ngữ liệu là những bài đọc trong SGK. Những bài đọc này, HS đã được học trong chương trình và những câu hỏi chỉxoay quanh những nội dung có trong SGK. 37/40 bài đọc là ngữ liệu văn học, 3/40 bài đọc là ngữ liệu thông tin. Như vậy, ngữ liệu văn học được 3 tỉnh trên chú trọng hơn ngữ liệu thông tin.

Ngôn ngữ trong các bài kiểm tra định kỳ do chủ yếu được lấy từ SGK nên có ngôn ngữ phù hợp với trình độ HS nhưng xét về nguyên tắc khách quan, việc sử dụng các ngữ liệu mà HSđã được học qua thì chưađảm bảo nguyên tắc này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua việc phân tích 50 đề trên cho thấy, ngữ liệu để đánh giá đa số là những bài đọc đã học trong chương trình SGK môn Tiếng Việt lớp 4 hiện hành; văn bản văn họcđược chú trọng hơn văn bản thông tin.

3.1.1.3 Phương phápđánh giá

Phương pháp đánh giá đọc hiểu gồm hai loại bài trắc nghiệm: TNKQ và TNTL, trong đóchủ yếu là câu hỏi TNKQ.

+ TNKQ có 3-4 đáp án, yêu cầu HS chọn ra đáp án đúng nhất. Những câu hỏi này chủ yếu là câu hỏi hỏi tái hiện, mứcđộ biết.

Ví dụ: Bài "Can vua", theo Nguyễn Khắc Thuần

Đoạn ở trong bài: Đầu năm 1467, vua Lê Thánh Tông ban bố mẫu binh khí

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập quốc tế (Trang 50)