Đối với doanh nghiệp sản xuất

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: XUẤT KHẨU MÂY TRE ĐAN CỦA VIỆT NAM (Trang 42)

Sản phẩm của ngành mây tre đan chủ yếu phục vụ xuất khẩu, do vậy để tăng kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng như cơ sở sản xuất cần tìm hiểu nghiên cứu thị trường để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các doanh nghiệp luôn phải thay đổi mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm đồng thời có chiến lược lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường thích hợp, bên cạnh đó cần nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, giá thành sản phẩm hợp lý, đảm bảo thời gian giao hàng, duy trì chất lượng sản phẩm,…Thị trường rất đa dạng, khách hàng phong phú, cần tìm hiểu và nêu ra được đặc trưng, sở thích tiêu dùng từng khu vực, quốc gia, vùng miền, để đưa ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu.

a. Thị trường trong nước

- Củng cố hệ thống bán buôn bán lẻ tại các trung tâm, tăng cường sự đan xen giữa các công ty lớn và các trung tâm đó. Lựa chọn một hệ thống kênh phân phối trong thị trường tiềm năng tùy thuộc vào quy mô cũng như dung lượng thị trường.

- Tạo mối quan hệ giữa công ty lớn và các hộ sản xuất, để công ty trở thành cơ sở thu gom sản phẩm của hộ sản xuất quy mô được thuận lợi, điều này tập trung cho các làng nghề quy mô nhỏ.

- Về nguồn nhân lực:

Có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, năng động, nhiệt tình có trình độ để từng bước kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước. Áp dụng chế độ thi tuyển cán bộ thích ứng với từng khâu công việc trong công ty.

Có chính sách đãi ngộ hợp lý với người lao động trên cơ sở chất lượng và hiệu quả công việc nhằm khuyến khích lao động có trình độ nghiệp vụ cao, có tinh thần trách nhiệm và kinh doanh giỏi.

Bổ sung hoàn thiện chế dộ tiền lương, tiền thưởng sao cho đây thực sự là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh doanh, thu hút chất xám về công ty.

Có thể xem xét thuê các chuyên gia thiết kế nước ngoài những nhóm thị trường trọng điểm hoặc liên kết với họ trên cơ sở phân chia lợi nhuận bán hàng. Đây là một giải pháp mang tính dài hạn vì họ có khả năng thiết kế ra các sản phẩm phù hợp với thị trường của họ. Sản phẩm sẽ mang những nét đặc trưng văn hóa của Việt nam và thị trường trọng điểm. Nếu nhắm vào ngách thị trường cao cấp chi phí thiết kế sẽ cao hơn nhưng chúng ta cũng sẽ bán được sản phẩm với giá cao hơn rất nhiều. Điều này phù hợp với mục tiêu xây dựng một thương hiệu cho ngành mây tre đan Việt Nam.

Tổ chức các cuộc thi tay nghề trong ngành trong và ngoài nước nhằm nâng cao tay nghề, có cơ hội học hỏi lẫn nhau, tăng tính chủ động học hỏi tìm tòi, sáng tạo cho công nhân trong công việc.

• Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành hướng dẫn thi hành Quyết định

số 11 ngày 18/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích

phát triển ngành mây tre (1), phân bổ ngân sách và các nguồn nhân lực để tiếp

tục cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho ngành tiểu thủ công nghiệp; đặc biệt chú ý xây dựng thương hiệu cho ngành tiểu thủ công, mỹ nghệ và hỗ trợ việc xây dựng chỉ dẫn địa lý đã đăng ký cho mỹ nghệ và vùng nguyên liệu.

- Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật: Phối hợp nhịp nhàng giữa lao động chân tay và máy móc để nâng cao năng suất lao động, chất lượng đảm bảo đồng đều. tận dụng được sự đầu tư của các nhà đầu tư, đối tác nhanh chóng học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm tạo ra sự đa dạng đáp ứng nhu cầu.

b. Thị trường nước ngoài

- Chủ động, sẵn sàng đối phó với các rào cản thương mại, phát huy khả năng nội lực của doanh nghiệp như chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng,…

- Chất lượng hàng mây tre đan thông qua các tiêu chí: bền, đẹp, phù hợp với môi trường của sản phẩm, đa dạng về mẫu mã, tinh tế tính nghệ thuật, hoa văn… Đồng thời cần quan tâm tới khâu thiết kế mẫu mã, vừa mạng tính hiện đại nhưng không thiếu nét truyền thống,…

- Cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình: Khi sản phẩm mang nhã hiệu “made in Viet Nam” sẽ làm sản phẩm nâng cao vị thế, đây cũng chính là cách để quảng bá rộng rãi hơn sản phẩm Việt nam trên thị trường quốc tế. Thương hiệu là tài sản vô giá, giá trị mà nó đem lại không chỉ dừng lại ở cấp

doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất mà còn là tác động tới người lao động , họ sẽ nhận được mức thù lao mà họ tạo ra sản phẩm xứng đáng và cao hơn khi sản phẩm không có thương hiệu.

- Áp dụng công nghệ thông tin vào trong sản xuất, thiết kế sản phẩm, quảng bá sản phẩm, thương hiệu, các đơn vị đặt hàng được nhanh chóng rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí.

- Thực hiện sự liên kết, phải liên kết thì mới tồn tại trong hội nhập. Liên kết để nói lên tiếng nói chung cho ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài, khắc phục hiện tượng làm ăn manh mún, nhỏ lẻ. Liên kết là sự cần thiết, cấp bách. Hiệp hội sẽ có quy định, ràng buộc, sự giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động của ngành tránh được các rủi ro…

- Bên cạnh đó luôn nâng cao năng lực hoạt động của các hiệp hội thông qua việc tăng cường nguồn lực có trình độ cao về pháp luật quốc tế, kinh doanh quốc tế điều kiện thuận lợi tham gia vào các tổ chức hoặc hiệp hội ngành quốc tế.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: XUẤT KHẨU MÂY TRE ĐAN CỦA VIỆT NAM (Trang 42)