a. Từ phía Nhà nước
- Nhà nước chưa có sự chú trọng nhất định cũng như chưa thực sự quan tâm đến xuất khẩu mặt hàng mây tre đan.
- Có những chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu thủ tục hành chính vay vốn tín dụng, lãi suất vẫn còn cao, điều kiện cho vay vẫn còn khá chặt chẽ
- Hoạt động xúc tiến thương mại hoạt động còn mang tính chất hình thức, chưa tạo được mối liên hệ, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các văn phòng xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn trong rào cản thương mại, chịu thuế quan cao trong khi mặt hàng này có giá trị không cao.
- Việc quy hoạch vùng nguyên liệu còn gặp nhiều khó khăn, mang tính nhỏ lẻ, quy hoạch còn chậm chạm dẫn đến việc cung cấp nguyên liệu còn thiếu, không đáp ứng được nhu cầu
…
b. Từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu
- Sự kém đa dạng mẫu mã sản phẩm. Các doanh nghiệp thường không quan tâm nhiều đến mẫu mã sản phẩm, kiểu dáng và màu sắc trong khí các doanh nghiệp xuất khẩu lại quan tâm làm thế nào để mua được sản phẩm giá rẻ để tăng lợi nhuận. Nhà xuất khẩu và nhà sản xuất chưa thực sự “bắt tay nhau” để cùng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhà sản xuất không có thông tin về thị trường nên không thể cho ra đươc mẫu mã bắt mắt, có độ đồng đều dẫn đến lợi nhuận kinh doanh của nhà xuất khẩu thấp. Nhà xuất khẩu có được những thông tin về sở thích, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng nhưng cũng không chia sẻ với nhà sản xuất để cùng nhau tạo ra những mẫu hàng đa dạng phục vụ cho khách hàng. Điều này làm cho nhà sản xuất điêu đứng không còn muốn gắn bó với nghề. Hậu quả là nhà xuất khẩu cũng đánh mất khách hàng , nguồn sống của chính họ. Đây chính là một vòng tròn luẩn quẩn cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nhà để phá vỡ nó.
- Doanh nghiệp mây tre còn gặp phải nhiều khó khăn khác, nhất là vốn. Khi các doanh nghiệp có hợp đồng chỉ được ứng một phần tiền nhưng họ lại phải ứng với tỷ lệ khá cao cho người sản xuất nên rất khó khăn về vốn lưu động. Khả năng tìm hiểu thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp còn ngoài hoặc nhái lại và gia công cho tập đoàn nước ngoài nên bị ép giá. Mặt khác, việc tham gia các triển lãm và hội chợ trong và ngoài nước non kém. Đa số các doanh nghiệp đều sản xuất theo mẫu mã nước của các doanh nghiệp mây tre đan còn bị hạn chế bởi nguồn tài chính yếu….
- Công tác tiếp thị còn yếu, mặc dù hàng của Việt Nam rẻ nhưng phương thức chào hàng và bạn hàng chưa nhận đc sự chú ý đầy đủ. Vì vậy, hàng hóa thường
bị tồn đọng, thu gom và luân chuyển hàng hóa chậm và khó khăn nếu đơn đặt hàng quá lớn.
- Phụ thuộc quá nhiều vào làng nghề, các doanh nghiệp chỉ thu mua, rất khó trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra
- Chưa có hệ thống phân loại chất lượng sản phẩm, bản thân công nhân làm ra sản phẩm hay những người trồng nguyên liệu thiếu hiểu biết về đặc tính của nguyên liệu, sản phẩm.
- Thiếu đội ngũ thiết kế sản phẩm, còn yếu về hoạt động xúc tiến nên khó cập nhật được thông tin về thị trường của sản phẩm, giá thành , mẫu mã sản phẩm trên thị trường quốc tế, thêm nữa ngành này chưa có đăng ký bản quyền về sản phẩm,...
- Chưa có các chương trình, kế hoạch đào tạo cho người sản xuất ở các bậc khác nhau, cho cán bộ quản lý.
- Chưa nắm rõ thị hiếu và nhu cầu của nước nhập khẩu, doanh nghiệp chưa có chiến lược dài hạn về xuất khẩu sản phẩm mây tre đan trong tương lai.
- …
c. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu sẵn có trong nước, tuy nhiên hiện nay nguồn nguyên liệu đang có nguy cơ cạn kiệt. Tình trạng này xảy ra với hầu hết các sản phẩm đặc biệt là hàng mây tre đan , thảm. Ngoài ra sản phẩm mây tre đan còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu trong khi đó giá vật liệu tăng khi giá bán ra không tăng khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo các mục tiêu lợi nhuận.
Việc thiếu nguyên liệu, đặc biệt đối với ngành mây, tre đan đã được báo động từ 10 năm nay song đáng tiếc cho tới nay vẫn chưa có một chương trình hay kế hoạch nào khả quan để giải quyết khó khăn đó. Mặc dù một số tỉnh cũng đã hướng dẫn và cấp cây giống cho nông dân song chỉ đạt được thành công trong việc trồng mây làm… hàng rào chứ chưa tạo được nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp khi nói về vấn đề tạo nguồn nguyên liệu trong nước. Một số doanh nghiệp đã xây dựng dự án trồng mây trên diện rộng song tới nay đều tắc về vốn và gần như không nhận được bất kỳ sự ủng hộ hay quan tâm nào của các ngành chức năng.
Không phủ nhận rằng, đã xuất hiện nhiều mô hình trồng thử nghiệm cây mây, song mới chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm, hoặc có hình thành vùng sản xuất nhưng ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, nguyên nhân là do thiếu các vùng trồng tập trung quy mô từ 30 đến 50 nghìn ha; địa hình các vùng có phân bố tre nứa khó khăn; giải pháp lâm sinh ứng dụng cho rừng tre nứa còn nhiều hạn chế; tình trạng khai thác quá mức dẫn đến thoái hóa các bụi tre, luồng; năng suất, giá trị tre gây trồng thấp; chưa có kế hoạch khai thác theo hướng bền vững. Đối với tài nguyên song mây thì do khai thác và xuất khẩu nguyên liệu thô ồ ạt, thiếu quy hoạch, quản lý cho nên đã cạn kiệt... Cũng theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng thì chính sách phát triển tre ở nước ta chủ yếu để làm vật liệu cho ngành xây dựng cho nên hiệu quả thấp, người dân không hào hứng. Chẳng hạn, ở miền bắc, giá chỉ 50-70 nghìn đồng/cây tre, còn ở miền nam cao hơn, khoảng 100-140 nghìn đồng/cây, nhưng ở các nước khác thì giá cao gấp từ năm đến bảy lần. Còn theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện nay giống tre của Việt Nam có tỷ lệ sử dụng rất thấp khoảng 35-40%. Loại tre có tỷ lệ sử dụng cao ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% diện tích. Còn cây song, gần như phải nhập khẩu hoàn toàn, trong khi diện tích cây mây còn hạn chế.
CHƯƠNG 3