Một số giải pháp đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: XUẤT KHẨU MÂY TRE ĐAN CỦA VIỆT NAM (Trang 38)

3.3.1.1.Chính sách đầu tư phát triển

- Quy hoạch về đất tạo vùng gây trồng nguyên liệu mây ở một số khu vực của TP như huyện Ba vì, Thạch Thất và khuyến khích các doanh nghiệp chế biến mây đầu tư vào lĩnh vực này, nhằm tạo sự ổn định về nguyên liệu trong chế biến và phát triển bền vững. Khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang việc trồng mây, thời gian thu hái ngắn, tỷ lệ rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao, đầu ra sản phẩm được đảm bảo;

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển vùng gây trồng nguyên liệu mây;

- Ban hành các quy chế nhằm tăng nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư phát triển doanh nghiệp mây tre đan;

- Tăng thêm nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển và cải tiến phương thức cho vay và chính sách vay tín dụng để nâng cao hiệu quả của nguồn vốn này, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể thu lợi chắc chắn khi đầu tư vào gây trồng nguyên liệu, nhà xưởng sản xuất mây tre. Đổi mới việc quản lý tín dụng đầu tư phát triển trên các mặt: lãi suất vay hợp lý, điều kiện cho vay dễ dàng, điều kiện hoàn trả phù hợp, áp dụng cơ chế bảo lãnh đầu tư;

- Ưu tiên, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào việc xây dựng các nhà máy chế biến mây tre quy mô lớn đảm bảo chất lượng sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế;

- Khuyến khích việc quy hoạch các làng nghề sản xuất mây tre thành khu tập trung, như vậy sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kiểm soát được chất lượng sản phẩm, thu được thuế của các hộ làng nghề để xây dựng quỹ phát triển;

- Khuyến khích việc liên doanh, liên kết, hợp tác, thực hiện hợp đồng giữa các cơ sở sản xuất với các cơ sở nghiên cứu khoa học để sản phẩm khoa học công nghệ được ứng dụng nhanh nhất;

- Xây dựng Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư thúc đẩy xuất khẩu bằng các biện pháp quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của các làng nghề trong Thành phố và cung cấp thông tin thị trường về nguyên liệu, sản phẩm;

- Nhà nước đầu tư cho những khâu đòi hỏi vốn lớn có tác dụng nhiều cho doanh nghiệp như nghiên cứu khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng;

- Nhà nước có chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái phù hợp có lợi cho xuất khẩu và đầu tư, đồng thời nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp tự lập cơ quan đại diện ở nước ngoài, tăng cường vai trò của cơ quan ngoại giao, thông tấn xã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, giới thiệu doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài để tạo nên sự thông suốt về thông tin và biến động của thị trường trong và ngoài nước.

- Nhà nước sớm thúc đẩy đàm phán và kí kết hợp hiệp định song phương, hiệp định thương mại khu vực, hiệp đinh thương mại toàn cầu hay nghị định thư

- Nhà nước đẩy mạnh hơn nữa cổ phần hóa doanh nghiệp: Cần cổ phần hóa các doanh nghiệp, một mặt nó phù hợp với xu hướng tự do hóa thương mại, thúc đẩy nền kinh tế phát triển do năng lức cạnh tranh được nâng cao. Một mặt tăng thêm tinh thần trách nhiệm của CBCNV.

-

3.3.1.2.Chính sách về vốn

- Hỗ trợ các hộ gia đình ở các làng nghề được vay vốn vay với lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế để mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm;

- Có những quy định cụ thể về chính sách đối với những hộ nghèo vay tiền với số lượng nhất định để làm vốn ban đầu sản xuất;

- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp, hộ cá thể theo quy định của Nhà nước đã ban hành.

3.3.1.3.Chính sách về đất

- Ưu tiên xây dựng quy hoạch đảm bảo diện tích trồng mây nguyên liệu liên kết với các tỉnh lân cận để tạo vùng nguyên liệu tập trung;

- Từng bước tiến hành giao đất và phát triển vùng nguyên liệu trồng mây trên cơ sở nghiên cứu cơ chế và ban hành các quy định cụ thể trong việc bảo vệ, phát triển

- Mở rộng và củng cố quyền của người giao đất, thuê đất cũng như làm rõ và đơn giản hóa thủ tục để người sử dụng đất thực hiện quyền của mình. Cá nhân, hộ gia đình có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thị trường nếu không trái với lợi ích của xã hội.

3.3.1.4.Chính sách về khoa học công nghệ

- Khuyến khích các cơ sở nghiên cứu chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất;

- Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa trường Đại học, Viện nghiên cứu với các cơ sở chế biến mây tre bằng các hợp đồng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ;

- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm mây tre nhằm tạo một thương hiệu về sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

- Nhà nước tập trung đầu tư cho khoa học công nghệ, đồng thời huy động tối đa sự tham gia của thành phần kinh tế và tổ chức khác vào nghiên cứu chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

- Tăng cường nhập khẩu công nghệ mới, tiên tiến của nước ngoài với giá cả phù hợp với điều kiện của Việt nam.

3.3.1.5.Chính sách về nguồn nhân lực

- Đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, bồi dưỡng nâng cao năng lực các nhà quản lý hình thành đội ngũ doanh nhân có năng lực, có khả năng xử lý điều hành linh hoạt trong quản lý và doanh nghiệp;

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Khuyến khích đầu tư mở rộng các cơ sở dạy nghề, truyền nghề địa phương; Phối hợp với trường Đại học đào tạo cán bộ quản lý;

- Tăng cường hoạt động của Hiệp hội Mây tre thông qua việc cấp vốn để đào tạo, hệ thống thông tin cung cấp thông tin trao đổi giữa các doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu;

- Hỗ trợ các nghệ nhân mở lớp đào tạo nghề, nâng cao tay nghề thợ thủ công;

- Khuyến khích mở rộng các cơ sở dạy nghề, truyền nghề địa phương;

- Tăng cường hơn vai trò liên kết thông qua việc cung cấp vốn, các khóa tập huấn để các Hiệp hội hoạt động vì quyền lợi của các thành viên nhằm đạt được giá mây nguyên liệu hợp lý và tiếp thị các sản phẩm mây;

- Nhà nước đầu tư thích đáng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp mây tre về phương pháp quản lý doanh nghiệp;

- Thiết lập ngành nghề đào tạo về chế biến mây tre ở cấp bậc trung cấp, cao đẳng và đại học;

- Nhà nước hỗ trợ thực hiện phổ cập có liên quan đến đào tạo nghề;

- Hỗ trợ các nghệ nhân về kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nghệ nhân trong tương lai, và thợ giỏi lành nghề.

- Thị trường Quốc tế tại các nước châu Âu, Nhật bản, Singapore, Hoa kỳ cần phải được khai thác trong nỗ lực nhằm vào phân khúc thị trường sản phẩm cao cấp. Để thực hiện điều này, sản phẩm mây chất lượng cao với đặc điểm hấp dẫn cần phải được bảo đảm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Quốc tế;

- Nhanh chóng xây dựng chính sách và chiến lược thị trường sản phẩm mây tre đan. Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, nghiên cứu tìm hiểu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất những sản phẩm thích hợp nhằm chiếm lĩnh thị trường và thu lợi nhuận cao. Cần nghiên cứu để đưa ra các chính sách tiêu thụ sản phẩm từ các làng nghề truyền thống;

- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường các cấp trung ương, TP, địa phương nhằm cung cấp thông tin về thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh hàng xuất nhập khẩu;

- Khuyến khích các hình thức dịch vụ cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu, các dịch vụ về khoa học công nghệ phục vụ sản xuất;

- Các doanh nghiệp mây tre nên tạo điều kiện, cơ hội tham gia nhiều hơn nữa hội chợ, triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, trên cơ sở đó các sản phẩm mây tre sẽ được các khách hàng tiềm năng biết đến. Giải pháp này hoàn toàn khả thi từ nguồn vốn kinh phí của Chính Phủ;

- Xúc tiến quảng bá sản phẩm mây tre nên được thực hiện một cách tích cực hơn nữa trên cơ sở hình thành trang chủ INTERENET về các sản phẩm mây tre thông qua Hiệp hội mây tre, đồng thời cơ quan xúc tiến thương mại cần phải đóng vai trò tích cực hơn;

- Nhà nước đứng ra thành lập hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Hiệp hội này có nhiệm vụ theo dõi sản xuất, theo dõi hoạt động xuất khẩu và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nước ngoài, phát hiện kịp thời khó khăn để giải quyết và giúp đỡ các daonh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Tập hợp nguyện vọng và đề xuất của người sản xuất để chính phủ điều chỉnh có chế chính sách cho phù hợp. Hiệp hội sẽ cùng các doanh nghiệp nghiên cứu khai thác thị trường hiện có, mở rộng thị trường mới.

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm đủ mạnh mang thương hiệu Việt Nam có thể cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế;

- Thiết lập được mạng lưới các khách hàng đáng tin cậy trên cơ sở đối tác kinh doanh lâu dài. Đây là những khách hàng có thể bao tiêu sản phẩm mây một cách bền vững và lâu dài trên cơ sở hai bên cùng có lợi;

- Thành lập các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm song, mây trực tiếp, các doanh nghiệp này có khả năng xuất khẩu đến khách hàng cuối cùng để có thể đạt được mức lợi nhuận cao hơn.

- Hệ thống thông tin phản hồi giữa nhà nước và doanh nghiệp: phải liên tục và kịp thời. Trong quan hệ với nước ngoài, cơ quan nhà nước cần có chuyên gia giỏi đánh giá tổng quan được thực tế tình hình cung cầu trên thị trường, từ đó đưa ra dự báo xu hướng cho các doanh nghiệp trong nước bằng các chiến lược, các con số cụ thể, xác định đâu là thị trường tiềm năng có thể xâm nhập. Công việc giám sát thị trường đòi hỏi có cái nhìn tổng quan tới toàn ngành , không vì cái lợi trước mắt mà đưa ra ý kiến chủ quan.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: XUẤT KHẨU MÂY TRE ĐAN CỦA VIỆT NAM (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w