Tín ngưỡng, lễ hội dân gian

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp văn hóa sinh thái của người dao quần chẹt tại vườn quốc gia ba vì xã ba vì huyện ba vì (Trang 65)

Trong lịch sử phát triển của loài người, con người luôn phải nương tựa, lệ thuộc vào thiên nhiên để sinh sống. Vũ trụ và thiên nhiên luôn là những bí ẩn mà con người cần giải đáp. Trước thiên nhiên hùng vĩ, bí ẩn, con người dường như trở nên nhỏ bé. Người Dao Quần Chẹt cũng như nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, hoạt động kinh tế cổ truyền chủ yếu là nông nghiệp nương rẫy du canh du cư kết hợp với săn bắn, hái lượm thì việc họ phải chịu những tác động, những sự chi phối của thiên nhiên là tất yếu. Và khi họ không thể giải thích các hiện tượng tự nhiên theo khoa học thì những hiện tượng đó trở thành những thế lực siêu nhiên, siêu phàm với những năng lực đặc biệt có khả năng quyết định đến vận mệnh của họ.

Trong tâm thức của người Dao Quần Chẹt đã được hình thành từ bao đời nay, thế giới được cai quản bởi các vị thần linh. Trong quan niệm của người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì, lực lượng thế giới siêu nhiên vô cùng phức tạp, các lực lượng siêu nhiên này có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống của con người, với những hoạt động của thôn bản. Ngoài việc quan niệm con người có 12 hồn trên các bộ phận cơ thể ra thì đối với thiện nhiên, người Dao Quần Chẹt quan niệm mọi sự vật đều có linh hồn. Người Dao Quần Chẹt quan niệm rằng sông sối, cây cối, núi rừng đều có những loại ma riêng. Những loại ma này cùng với linh hồn của những người chết không bình thường trở thành ma dữ, thường gây hại cho con người, mùa màng và gia súc nên đồng bào phải

thường xuyên cúng bái. Việc thờ cúng các thần linh, các loại ma có liên quan đến tự nhiên biểu hiện sự nhớ ơn và tôn thờ sức mạnh, cầu ban phúc cho con người, gia súc của người Dao Quần Chẹt đến tự nhiên.

Gắn liền với các tín ngưỡng tôn thờ tự nhiên của người Dao Quần Chẹt là những lễ hội cộng đồng. Lễ hội dân gian là một bộ phận đặc sắc không thể thiếu trong kho tàng di sản văn hóa của người Dao Quần Chẹt. Cũng như lễ hội của các tộc người khác, lễ hội của người Dao Quần Chẹt là một sinh hoạt tổng hợp gồm các mặt tinh thần, vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật. Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của tộc người. Lễ hội chiếm một khoảng thời gian khá lớn với nhiều hoạt động phong phú và nó hướng con người tới niềm tin, mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn, sức khỏa dồi dào, mùa màng bội thu… Nội dung chính trong các lễ hội của người Dao Quần Chẹt mang đậm tính nhân sinh, tập trung vào việc cầu tài lộc, cầu mùa, cầu mưa, cầu thần linh, trừ tà ma…

Trình tự diễn ra lễ hội cũng bao gồm hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm hoạt động, nghi thức cầu, cúng, lễ, tế. Phần hội là các sinh hoạt văn hóa văn nghê,trò diễn. Địa điểm diễn ra lễ hội là một không gian rộng lớn trong thôn, nơi có môi trường tự nhiên sạch, trong lành thoáng đãng. Trong lễ hội thầy cúng đọc bài cầu cúng cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sức khỏe mạnh mẽ, dẻo dai. Cầu mong mọi sự yên bình, mọi người an lành, con người thi nhau bảo vệ rừng, môi trường sinh thái, phát triển sản xuất cho người Dao Quần Chẹt hết đói nghèo.

Ngoài những lễ hội mang tính đặc trưng như lễ “Cấp sắc”, lễ “Nhảy lửa” thì các lễ hội mang tính cộng đồng của người Dao Quần Chẹt đều hướng về thiên nhiên, các vị thần rừng, sông suối. Điều nay cho thấy trong tín ngưỡng và lễ hội của người DaoQuần Chẹt, những giá trị văn hóa sinh thái

được thể hiện rõ nét. Thông qua việc thờ cúng các lực lượng tự nhiên đã cho thấy con người có mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên. Các giá trị văn hóa sinh thái được thể hiện, lồng ghép đan xen với các giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống khiến cho văn hóa sinh thái được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong thời gian một năm, người Dao Quần Chẹt có bốn lễ lớn. Thứ nhất là lễ Thanh Minh được tổ chức vào đầu mùa xuân nhằm cảm tạ ơn đức của tổ tiên đã phù hộ, che chở cho gia đình trong suốt một năm qua. Thứ hai là lễ Cầu an, lễ Cầu an được tổ chức vào mùa hè. Khi lễ Cầu an diễn ra, mọi thành viên trong gia đình, các hộ trong làng đều một lòng hướng về tổ tiên, các vị thần linh và Bàn Vương để cầu mong cho sự no ấm của bản làng. Thứ ba đó là lễ Giằm tháng bảy được tổ chức vào ngày 14 tháng 7 âm lịch hằng năm. Đây là lễ cúng giao mùa, người Dao Quần Chẹt cầu mong sức khỏe và mùa màng tươi tốt, bội thu. Và thứ tư đó là lễ tết Nguyên Đán.

Nét đặc trưng trong các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội của người Dao Quần Chẹt đó là tục thờ Tản Viên Sơn Thánh. Đệ nhất phúc thần Tản Viên hay còn gọi là Nam thiên thần tổ, vị tổ của bách thần, vị thần đứng đầu trong Tứ bất tử. Tản Viên Sơn Thánh là vị thần có công trị thủy, đánh giặc ngoai xâm, là biểu tượng của khối đoàn kết bộ tộc, khi chết trở thành phúc thần che chở, trừ họa cho nhân dân. Theo truyền thuyết, Đức Thánh Tản Viên ngự ở đỉnh núi Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội. Đức Thánh Tản Viên được thờ tại Đền Và (Đông cung) thuộc xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây – Hà Nội. Tại Đền Và, bài vị Tản Viên Sơn Thánh được thờ cùng với bài vị của Cao Sơn và Quý Minh, tục gọi là Tam Vị Đức Thánh Tản. Theo truyền thuyết kể lại Tản Viên, Cao Sơn và Quý Minh là ba anh em họ. Tản Viên là con ông bác còn Cao Sơn và Quý Minh là hai anh em ruột con ông chú. Ba anh em con chú con bác gắn bó ruột thịt cùng cai quản vùng núi Ba Vì. Ở huyện Ba Vì, Tản

1227m, theo truyền thuyết và Ngọc Phả thì ngôi đền này được xây dựng từ thời An Dương Vương.

Người Dao Quần Chẹt có tục thờ Tản Viên Sơn Thánh từ khi đến sinh sống tại vùng rừng núi Ba Vì. Tản Viên Sơn Thánh là vị thần cai quản vùng núi Ba Vì, người Dao Quần Chẹt sinh sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, họ khai thác sản vật của rừng núi Ba Vì nên việc thờ tự Tản Viên Sơn Thánh là để cảm tạ sự che chở và bảo vệ của Đức Thánh Tản tới cộng đồng người Dao Quần Chẹt nơi đây. Tục cúng thần núi Tản Viên được người Dao Quần Chẹt thường được tổ chức năm lần trong một năm trong các khoảng thời gian: ngày mùng 3 tháng 1, ngày mùng 3 tháng 3, ngày mùng 6 tháng 6, ngày mùng 2 tháng 8 và vào dịp cuối đông tháng 12 theo âm lịch. Thần núi Tản Viên được người Dao Quần Chẹt thờ cúng tại Miếu làng. Miếu làng không chỉ thờ thần núi Tản Viên mà còn thờ các vị thần linh cai quản các quả đồi, các dòng chảy, dòng suối. Mỗi một làng người Dao Quần Chẹt lại có một Miếu thờ. Trong làng của người Dao Quần Chẹt luôn có một thầy Mo, thầy Mo là người trực tiếp chịu trách nhiệm thờ cúng thần núi Tản Viên. Khi đến ngày tổ chức lễ cúng thần núi Tản Viên, các gia dình trong làng tập trung ở nhà ông thầy Mo để chuẩn bị. Vật phẩm cúng thần núi Tản Viên là gà, lợn, rượu, cơm tẻ… Với mỗi làng khác nhau lại có một chu kỳ tổ chức cúng Đại lễ thần núi Tản Viên khác nhau, thời gian giữa các lần Đại lễ là khoảng từ năm năm hoặc mười năm một lần. Đại lễ được tổ chức bởi trưởng làng, do trưởng làng khao vọng. Tục thờ thần núi Tản Viên và các nghi lễ liên quan là một trong những biểu hiện của giá trị văn hóa sinh thái trong đời sống của người Dao Quần Chẹt, thể hiện lòng biết ơn tới thần núi Tản Viên đồng thời cũng là hoạt động thắt chặt mối quan hệ với tự nhiên của người Dao Quần Chẹt

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT

TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ

3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI

Việt Nam là một đất nước có nhiều tộc người sinh sống và có sự đa dạng về các loại địa hình khác nhau. Những tộc người cư trú tại các khu vực có diều kiện tự nhiên giống nhau có thể hình thành nên những nền văn hóa tương đồng, tồn tại song hành với nhau. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng, quyết định và chi phối của tự nhiên đến đời sống con người. Con người tác động ngược trở lại tới tự nhiên thông qua văn hóa sinh thái.

Người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – Hà Nội có nguồn gốc từ Trung Quốc, họ đã di cư đến vùng Vĩnh Yên, Phú Thọ nước ta từ khoảng thế kỷ thứ XVII, XVIII rồi dần di chuyển lên sinh sống tại vùng núi Ba Vì hiện nay. Qua quá trình thích nghi với điều kiện tự nhiên tại khu vực rừng núi Ba Vì, người Dao Quần Chẹt đã hình thành nên những mối quan hệ mật thiết, khăng khít với tự nhiên, môi trường. Biểu hiện cho mối quan hệ mật thiết đó chính là những giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt. Những giá trị văn hóa sinh thái này góp phần điều chỉnh, quy định hành vi ứng xử của con người với môi trường tự nhiên.

3.1.1 Các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt thể hiện tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên

Để đáp ứng được những nhu cầu trong sinh hoạt của mình, người Dao Quần Chẹt cần có những lượng vật chất để tồn tại. Người Dao Quần Chẹt phải

khai thác các sản vật từ tự nhiên, khu vực rừng núi Ba Vì. Không chỉ có việc khai thác tự nhiên, người Dao Quần Chẹt còn có những hoạt động mang tính chủ động cải tạo tự nhiên theo hướng tích cực, phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Đối với mỗi tộc người khác nhau, tùy thuộc vào trình độ nhận thức của tộc người đối với việc tác động vào tự nhiên mà hình thành nên những quan niệm khác nhau trong mối quan hệ tự nhiên – con người. Có những quan niệm cho rằng con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, có quan niệm lại cho rằng thiên nhiên là tùy ý con người khai thác sử dụng… Nhưng người Dao Quần Chẹt tại Ba Vì lại có tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên. Điều này cho thấy trong nhận thức của cộng đồng Dao Quần Chẹt đã hiểu rất rõ vai trò của tự nhiên với cuộc sống của con người. Con người không phải là kẻ thống trị vạn vật mà chỉ là một phần trong tự nhiên mà thôi. Chung sống hài hòa, thiết lập mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ giữa con người với tự nhiên là điều cấp thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cộng đồng. Tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên là một giá trị văn hóa sinh thái truyền thống nổi bật, hình thành từ lâu đời, được truyền thụ qua nhiều thế hệ của người Dao Quẩn Chẹt. Tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên đã làm cho con người có một lối sống sinh thái lành mạnh, có sự tôn trọng và bảo vệ các điều kiện tự nhiên cần cho sự sống, không gây ảnh hưởng tới môi trường. Để tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác con người phải chung sống hòa hợp với tự nhiên.

Tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên của người Dao Quần Chẹt thể hiện rõ nét trên các giá trị văn hóa của họ, cả trong những giá trị vật thể và phi vật thể. Ngôi nhà ở hay bộ trang phục của người phụ nữ Dao Quần Chẹt là minh chứng cho sự chung sống hòa hợp với thiên nhiên của họ. Thông qua việc nghiên cứu kiến trúc, kết cấu ngôi nhà ở đã cho thấy sự thích ứng của người Dao Quần Chẹt với môi trường sống, họ biết cách làm sao tạo ra sự thuận tiện nhát trong sinh hoạt nhưng vẫn hài hòa giữa tự nhiên, tận dụng mà cũng là ứng phó với tự nhiên. Hoa văn trang trí, màu sắc hay kiểu dáng của bộ nữ

phục người Dao Quần Chẹt lại thể hiện óc thẩm mỹ cao, sự thực dụng và trình độ hiểu biết về tự nhiên của họ, tất cả như hòa cùng với dòng chảy sự sống của tự nhiên.

3.1.2 Các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt góp phần bảo vệ, cải tạo tự nhiên theo hướng tích cực

Được hình thành từ lâu đời, trao truyền qua nhiều thế hệ, các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt ăn sâu vào các sinh hoạt của cộng đồng và tiềm thức mỗi con người. Có những giá trị văn hóa sinh thái hiện hữu dễ dàng nhận thấy được, nhưng cũng có những giá trị tiền ẩn, sâu xa. Thông qua lối sống, phong tục tập quán hay những quy định bất thành văn về việc ứng xử với tự nhiên tồn tại trong trong cộng đồng góp phần điều chỉnh, định hướng cho hành vi của con người. Hay nói cách khác, các giá trị văn hóa sinh thái giúp cho người Dao Quần Chẹt có lối sống sinh thái lành mạnh, thân thiện với tự nhiên hơn. Từ việc có những cách ứng xử hài hòa với tự nhiên, người Dao Quần Chẹt đã có những hành động bảo vệ môi trường. Trong lao động sản xuất, việc làm nương rẫy người Dao Quần Chẹt không đốt rừng, hủy hoại hệ sinh thái nữa mà có những biện pháp bảo vệ tự nhiên như chỉ khai thác rừng non, định canh định cư làm nương rẫy ở một khu vực, trồng mới các khu vực rừng đã khai thác… Văn hóa sinh thái là kết quả của quá trình người Dao Quần Chẹt tác động và cải biến tự nhiên. Các giá trị của văn hóa sinh thái là những mặt tích cực góp phần tạo ra cho người Dao Quần Chẹt có một môi trường sống tốt đẹp, hài hòa hơn với tự nhiên. Môi trường tự nhiên được bảo vệ, các nguồn tài nguyên được khai thác có biện pháp bảo tồn song song giúp đảm bảo không phá hoại hệ sinh thái, gìn giữ được các nguồn lực cho những thế hệ mai sau.

3.1.3 Các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Văn hóa sinh thái yêu cầu con người trong các hoạt động sản xuất phải có sự kết hợp hài hòa với tự nhiên. Lợi ích của con người dựa trên lợi ích của xã hội. Các giá trị văn hóa sinh thái có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh tế của người Dao Quần Chẹt. Muốn cộng đồng phát triển thì việc đầu tiên cần quan tâm đó là nâng cao đời sống vật chất của cộng đồng đó bằng cách phát triển kinh tế. Đối với cộng đồng Dao Quần Chẹt có hoạt động kinh tế chủ đạo là nông nghiệp nên việc phụ thuộc vào tự nhiên là tất yếu. Phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo các nguồn lực không bị suy thoái. Hay nói cách khác, bảo vệ tự nhiên song song với việc khai thác giúp con người sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên lâu hơn, khoa học hơn, vừa đáp ứng nhu cầu của con người lại giúp cải thiện tự nhiên theo hướng tích cực hơn. Không chỉ có vậy, các tri thức dân gian của người Dao Quần Chẹt nằm trong những bài thuốc cổ truyền là nội dung của văn hóa sinh thái tộc người đã phát triển trở thành nghề thuốc. Người Dao Quần Chẹt dựa vào nghề bốc thuốc và chữa bệnh có thể tạo ra của cái vật chất, đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Việc đời sống vật chất của cộng đồng được nâng cao, kinh tế phát triển tạo ra nguồn vốn, nguồn quỹ trong cộng đồng phục vụ cho việc phát triển xã hội. Nguồn quỹ này có thể được sử dụng trong việc xây

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp văn hóa sinh thái của người dao quần chẹt tại vườn quốc gia ba vì xã ba vì huyện ba vì (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)