Trang phục

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp văn hóa sinh thái của người dao quần chẹt tại vườn quốc gia ba vì xã ba vì huyện ba vì (Trang 39)

Cùng với nhà ở, trang phục là một trong những hình thức biểu hiện rõ nét của văn hóa sinh thái. Các hình thức trang phục thể hiện sự hiểu biết về môi trường và khả năng vận dụng những điều kiện cụ thể của môi trường vào công việc thiết kế trang phục của con người.

Văn hóa trang phục: là những ý nghĩa, giá trị của văn hóa tộc người được thể hiện thông qua trang phục. Các thành tố tạo nên văn hóa trang phục

chúng. Trong văn hóa trang phục, đặc biệt là trang phục của người phụ nữ thì bản sắc dân tộc được thể hiện rõ nét, thường xuyên và lâu bền nhất. Người Dao Quần Chẹt đã tạo ra những nét văn hóa tiêu biểu và của riêng họ. Một trong những yếu tố tạo nên đặc trưng của văn hóa Dao Quần Chẹt đó là trang phục. Trang phục của người Dao Quần Chẹt được đánh giá là thấm đẫm văn hóa tộc người, là sản phẩm cần thiết đối với đời sống.Trang phục của người Dao Quần Chẹt chứa đựng những tư tưởng, tình cảm, phản ánh sinh động và chân thực nhiều khía cạnh của văn hóa tộc người cũng như của đời sống người Dao Quần Chẹt. Trên một bộ trang phục đẹp, không thể không nhắc đến sự kết hợp tài tình giữa hoa văn, họa tiết trang trí và màu sắc trên trang phục của người thiết kế. Hoa văn là một dạng thức tái hiện các yếu tố tự nhiên, được ghi chép qua ấn tượng, được sàng lọc và định hình qua tư duy và được biểu hiện qua xúc cảm thẩm mỹ. Tín ngưỡng và tư duy thẩm mỹ của người Dao Quần Chẹt luôn gắn với ngũ sắc. Trong quan niệm dân gian của người Dao Quần Chẹt, ngũ sắc mang tính nguồn gốc thủy tổ của tộc người và sự may mắn. Màu sắc trên trang phục của người Dao Quần Chẹt thể hiện sự hòa hợp với môi trường sống, môi trường tự nhiên. Ngũ sắc rở thành màu sắc chủ đạo được trang trí trên trang phục tạo ra nét độc đáo trong văn hóa mặc của người Dao Quần Chẹt.

Phân loại trang phục của dân tộc Trang phục cổ truyền Thường phục Lễ phục Đồ trang sức Nam phục Nữ phục Y phục trẻ em Thầy cúng Cô dâu Chú rể

STT Thường phục Lễ phục

1 Nữ phục

Khăn đội đầu

Cô dâu

Khăn đội đầu

Áo dài Áo dài

Yếm Yếm

Dây lưng Dây lưng

Xà cạp Xà cạp Quần Quần 2 Nam phục Khăn Chú rể Khăn Áo Áo Quần Quần 3 Y phục trẻ emThầy cúng Mũ, áo dài

Áo Dây lưng

Quần Váy

Các loại trang phục của người Dao Quần Chẹt

Tên gọi Dao Quần Chẹt khiến ta liên tưởng đến bộ trang phục của người phụ nữ. Trang phục thường ngày của người phụ nữ gôm có khăn đội đầu, áo dài, yếm, dây lưng, quần và xà cạp. Khăn đội đầu không có hoa văn trang trí, phải rất khéo léo người phụ nữ Dao Quần Chẹt mới đội lên đầu chiếc khăn có tạo hình như hai chiếc sừng nhọn hai bên. Sau đó dùng chiếc khăn nhỏ có thêu hoa văn ở hai đầu để đội bên ngoài, chiếc khăn này được để từ cằm buộc

lên đỉnh đầu. Áo dài của người phụ nữ Dao Quần Chẹt có màu chàm, không có công thức cắt may nào cụ thể. Nhưng bằng sự khéo léo của mình, khi cắt may cho ai người đó tự ướm mình vào để biết số lượng vải cần dùng. Hai thân trước và hai thân sau của áo đều có hoa văn, họa tiết trang trí. Trên áo có trang trí các hoa văn như xương rồng, cũi lợn, hình cây cối, con người, các môtip hoa văn hình học, hình chim thú, hình sao tám cánh… Hoa văn trên trang phục của người Dao Quần Chẹt không được dệt theo vải mà chủ yếu là họ tự thêu hoặc gắn lên.

Đặc điểm dễ nhận biết trên trang phục của người phụ nữ Dao Quần Chẹt đó là chiếc quần chỉ dài quá gối một chút và được bó sát. Quần cũng được nhuộm màu chàm, dưới gấu có thêu hoa văn. Phụ nữ Dao Quần Chẹt chủ yếu sử dụng các loại trang sức bằng bạc, ít sử dụng đồ trang sức bằng vàng hay đá quý. Các loại trang sức thường được dùng phổ biến như vòng tay, vong chân, vòng cổ, nhẫn, khuyên tai.

Sách Sưu thần ký của Cao Bản thời Tấn có ghi chép: “Ngườn Man kéo vỏ cây lấy sợi, dùng quả nhuộm màu, thích quần áo ngũ sắc…” Như vậy, tư duy màu sắc gắn liền với nhiều mặt đời sống xã hội của người Dao và nó đã được xuất hiện trên trang phục của người Dao. Người Dao còn có sự ảnh hưởng của Nho giáo, nhiều học giả đã đưa ra giả thuyết rằng năm màu trên trang phục của người Dao là tượng trưng cho ngũ hành, là biểu hiện của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi sự kết hợp màu và họa tiết trang trí trên trang phục của người Dao đều mang triết lý của cuộc sống.

Ngoài linh hồn trên thân thể con người, người Dao Quần Chẹt cũng quan niệm cây cối, sông suối, rừng núi cũng đều có những loại ma riêng. Những loại ma này cùng với linh hồn của những người chết không bình thường trở thành ma dữ, thường gây hại cho con người, mùa màng và gia súc

nước, rừng núi được biểu hiện khá rõ nét, dày đặc và thành kính trên trang phục lễ hội, sinh hoạt của người Dao Quần Chẹt cũng như của thầy cúng. Những biểu tượng đó luôn được người Dao Quần Chẹt trân trọng, trau truốt mang theo bên mình mọi nơi, mọi lúc.

Cuộc sống của người Dao Quần Chẹt giữa thiên nhiên bao la, rộng lớn đất trời cùng với sự hiện diện của muôn loài sinh vật đã trở thành chủ đề cho những trang trí trên trang phục của người Dao Quần Chẹt. Khi con người hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận tình yêu và cuộc sống, vốn có nguồn cảm xúc dồi dào, các hình tượng thiên nhiên được in đậm trong trí nhớ, trở thành ấn tượng sâu sắc trong tâm thức. Cỏ cây, hoa lá gắn liền với người Dao bởi họ luôn tìm trong cỏ cây, hoa lá đó sự sống, sự che chở, bảo vệ. Hơn nữa cây cỏ hoa lá còn là nguồn dược liệu quý gắn liền với cuộc sống người Dao Quần Chẹt. Cỏ cây đem đến cho người Dao Quần Chẹt sức khỏe, sự sống, sự tồn vong. Vì vậy, hình ảnh cỏ cây hoa lá luôn được tái hiện một cách sinh động, có hồn trên từng đường kim mũi chỉ thêu nên trang phục của người Dao Quần Chẹt.

Cùng với hình tượng cỏ cây, hoa lá thì chim thú cũng là người bạn thân thiết của cư dân sinh sống nơi núi rừng. Mỗi hình trang trí của một con vật lại được kết cấu đa dạng trong sự sắp xếp thành cụm hoa văn phúc hợp. Có những hình ảnh chim thú đứng đơn lẻ nhưng đi cùng với nó lại là những họa tiết trang trí bổ sung khác như cây cối hoặc chim thú nhỏ khác. Biểu tượng chim thú được diễn tả cùng cây cỏ, hoa lá và con người đã khẳng định thêm tình yêu thiên nhiên, môi trường của người Dao Quần Chẹt. Hình chim thú thấp thoáng trong sự rậm rạp của cây cối, rừng già cho thấy sự quan sát tinh tế và sự giao cảm giữa con người và thiên nhiên. Sự sống được đồng bào người Dao Quần Chẹt nâng niu, gìn giữ và bảo vệ, người Dao coi thiên nhiên là lẽ sống, trở thành thông điệp được truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những giá trị văn hóa sinh thái luôn hiện hữu và được nhắc nhở trong cuộc

sống của người Dao Quần Chẹt trong mọi mặt của đời sống, ngay từ những điều bình dị nhất.

Trên trang phục cổ truyền của người Dao Quần Chẹt, bên cạnh hoa văn hình cây cỏ, muông thú thì hoa văn hình người cũng giữ một vị trí quan trọng. Hoa văn hình người thường được sắp đặt ở vị trí cao nhất. Ở vị trí đó con người sống trong thiên nhiên,cỏ cây, chim thú với muôn màu sắc. Hình ảnh con người không bao giờ xuất hiện đơn lẻ mà thường thành nhóm và đan xen với các họa tiết cây cỏ, chim thú. Điều này cho thấy sự mong ước gắn kết các nhóm người, gắn kết trong cộng đồng người Dao Quần Chẹt và sự hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên. Các giá trị văn hóa sinh thái đã được người Dao Quần Chẹt đúc kết qua nhiều đời, nhiều thế hệ, thể hiện rõ nét trên trang phục thường ngày cũng như trang phục lễ hội của người Dao Quần Chẹt.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp văn hóa sinh thái của người dao quần chẹt tại vườn quốc gia ba vì xã ba vì huyện ba vì (Trang 39)