Về nội dung của pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế dân chủ cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 48)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1.3. Về nội dung của pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã

Thứ nhất: Hoàn thiện nội dung và phương thức thực hiện những việc cần

thông báo để nhân dân biết.

Quy chế thực hiện dân chủ ở xã hiện hành quy định 14 loại công việc phải thông báo cho dân biết. Với các hình thức cung cấp thông tin để nhân dân biết là: Niêm yết công khai văn bản tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã và các Trung tâm dân cư, văn hoá; Hệ thống truyền thanh của xã, thôn và các tổ chức văn hoá, thông tin,

tuyên truyền cơ sở; tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân xã, tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã, các cuộc họp của Uỷ nhân dân, Uỷ

ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và cuộc họp của thôn; gửi văn bản tới hộ gia đình hoặc trưởng thôn.

Về phạm vi những việc phải thông báo cho dân biết theo quy chế hiện hành

ghi như vậy là chưa hợp lý, vừa thừa, vừa thiếu thể hiện ở chỗ: Các nội dung công việc mà nhân dân cần được biết khá phong phú và phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trịở địa phương trong mỗi thời kỳ, mặt khác cần tạo sự chủ động của chính quyền trong việc lựa chọn những nội dung cần thiết để thông báo cho dân biết nên

GVHD: Trần Thụy Quốc Thái SVTH: Trương Thanh Tình

tại điều 5 của quy chế cần phải mở rộng hơn. Theo tôi cần phải thêm 1 khoản vào cuối điều 5 (khoản 15) là: "Những nội dung khác mà chính quyền xã thấy cần thiết". Về phương thức thông báo công khai các nội dung "Những việc cần thông

báo để nhân dân biết" Quy chế hiện hành chỉ giới hạn ở 5 hình thức như vậy là không phù hợp, chưa tính đến thực tiễn quản lý của chính quyền cơ sở, sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Bởi vì, tới một lúc nào đó, khi mà mọi người dân được sử

dụng các hình thức thông tin hiện đại như việc kết nối mạng Intenet thì cần phải quy

định chính quyền có trách nhiệm đưa cá nội dung đó lên mạng. Mặt khác, hoạt động tuyên truyền các nội dung cần thông báo cho nhân dân biết còn có thể được thực hiện thông qua hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức chuyên môn ở các

như: Hoạt động của văn phòng, Địa chính, Tư pháp hay tổ hoà giải, An ninh…. Do vậy, theo chúng tôi, điều 6 của Quy chế cần phải bổ sung thêm 2 khoản (khoản 6,7) là:

Thông qua các hoạt động chuyên môn, nghip v;

Các hình thc khác mà chính quyn xã thy phù hp.

Thứ hai: Hoàn thiện nội dung và phương thức thực hiện những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.

Quy chế hiện hành quy định 5 loại công việc mà nhân dân ở xã, thôn, bàn và quyết định trực tiếp là phù hợp với thực tế, nhưng về phương thức thực hiện những việc nhân dân quyết định trực tiếp cần phải nghiên cứu để hoàn thiện. Chẳng hạn, khoản 2 và 4 của Điều 9 quy định về tỷ lệ dân dự họp và tỷ lệ nhất trí để một quyết

định có giá trị sẽ là khó khả thi đối với nhiều địa phương hiện nay; mặt khác khoản 2 và khoản 4 Điều 9 Quy chế lại mâu thuẫn nhau.

Khoản 2 Điều 9 quy định: Uỷ ban nhân dân xã ra quyết định công nhận những nội dung đạt tỷ lệ trên 50% số người tham gia cuộc họp hoặc lấy ý kiến tán thành.

Khoản 4 Điều 9 quy định: "Nhân dân có trách nhiệm chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định đã được trên 50% các hộ gia đình của xã hoặc thôn nhất trí".

Như vậy, tại khoản 2 Điều 9 quy định một quyết định có giá trị khi đạt tỷ lệ

trên 50% số người tham gia cuộc họp hoặc lấy ý kiến nhất trí nhưng tại khoản 4

Điều 9 lại quy định các quy định có giá trị thực hiện là đã được trên 50% các hộ gia

đình của xã hoặc của thôn nhất trí. Trong khi số người tham gia cuộc họp hoặc lấy ý kiến và số hộ gia đình của xã hoặc thôn không phải lúc nào cũng như nhau, thậm chí rất khác nhau.

GVHD: Trần Thụy Quốc Thái SVTH: Trương Thanh Tình

Để tránh mâu thuẫn trong một điều luật và tạo điều kiện cho những quyết

định của nhân dân có giá trị thực hiện khoản 4 nên sửa lại là: "Nhân dân có trách nhiệm chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định đã được Uỷ ban nhân dân xã công nhận".

Thứ ba: Hoàn thiện nội dung và phương thức thực hiện những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, chính quyền xã quyết định và những việc nhân dân giám sát, kiểm tra.

Quy chế hiện hành quy định 9 loại việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến để

chính quyền xã quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định và 11 việc nhân dân giám sát kiểm tra là không thực tế bởi vì: Trong điều kiện hiện nay trình độ

nhận thức của nhân dân còn hạn chế nhiều người dân không đủ năng lực để tham

gia đóng góp ý kiến kiểm tra giám sát cho những công việc mang tính chuyên môn sâu, mặt khác trình độ, kỹ năng lãnh đạo, điều hành của cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập. Chính vì vậy cần xác định rõ những công việc nào cần thiết phải thực hiện dân chủ trực tiếp rộng rãi đến mọi người dân, những công việc nào không nhất thiết phải

như vậy. Theo chúng tôi hiện nay dân chủ trực tiếp chỉ nên giới hạn ở những công việc có liên quan đến quyền lợi sát sườn của mỗi người dân, như: Các khoản đóng

góp, các hoạt động tự quản và kiểm tra, giám sát chính các hoạt động này. Những hoạt động liên quan đến sự phát triển chung của cả cộng đồng xã, phường, những công việc đòi hỏi các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ… nên quy định thực hiện dân chủ đại diện.

Việc quy định các phương thức kiểm tra, giám sát (điều 13) cũng chưa thực sự chuẩn xác. Bời vì, khoản 4: "Bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do Hội

đồng nhân dân xã bầu" thực ra đây là sự đánh giá của nhân dân đối với một số chức danh của chính quyền xã, hay khoản 5: "Phát hiện những cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền làm chủ… tham nhũng…" là kết quả của hoạt động kiểm tra, giám sát chứ không phải là phương thức kiểm tra, giám sát. Để bảo đảm sự chuẩn xác về

nội dung của điều luật, theo chúng tôi khoản 4,5 điều 13 nên tách thành một điều luật mới.

Thứ tư: Hoàn thiện nội dung và phương thức thực hiện xây dựng cộng đồng

dân cư thôn.

Thôn, làng, ấp, bản, xóm, tổ dân phố… là nơi sinh sống của cộng đồng dân

cư, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư và là nơi tổ chức cho nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ

GVHD: Trần Thụy Quốc Thái SVTH: Trương Thanh Tình

Thôn không phải là một cấp hành chính. Các đơn vị này được ra đời do lịch sử hình thành các điểm dân cư và do quy mô dân sốở các điểm dân cư đó lớn mạnh không ngừng. Điều này làm nảy sinh các vấn đề về quản lý. Chính quyền xã,

phường không thể "với" nổi đến hàng chục ngàn dân trải trên một địa bàn rộng,

trong khi cơ sở vật chất, phương tiện giao thông, liên lạc còn sơ sài. Do vậy, các cán bộ thôn, ấp, xóm, bản, tổ dân phố được coi như là "Cánh tay nối dài" để chính quyền cơ sở "với tới", người dân. Trưởng thôn có vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền tải các quyết định của chính quyền đến với người dân và thu nhận ý kiến phản hồi của người dân đến với chính quyền.

- Theo Quy chế hiện hành quy định Trưởng thôn là người được nhân dân bầu ra tại Hội nghị nhân dân thôn và được Chủ tịch UBND xã ra quyết định công nhận;

Trưởng thôn có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại điều 17 của Quy chế. Tuy nhiên Quy chế hiện hành chưa xác định rõ về phẩm chất, năng lực, độ tuổi, uy tín của Trưởng thôn cũng như quy trình bầu Trưởng thôn. Theo chúng tôi nên bổ sung

vào điều 17 Quy chế nội dung sau:

Trưởng thôn là người từ 21 tuổi trở lên, có sức khoẻ và phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, được đa số nhân dân trong thôn bầu ra tại Hội nghị nhân dân và được Chủ tịch UBND xã ra quyết định công nhận.

Quy định như vậy sẽ giúp lựa chọn được những Trưởng thôn xứng đáng,

hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một trong những hoạt động chủ yếu của thôn là những hoạt động mang tính tự quản. Nhân dân trong thôn xây dựng hương ước, quy ước. Là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thoả

thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hoá trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý

Nhà nước bằng pháp luật. Để cho các quy ước, hương ước phù hợp, cụ thể với điều kiện của từng địa phương và dễ đi vào đời sống của người dân ở cơ sở cần tránh hiện tượng hình thức, kém hiệu quả của các quy ước, hương ước như hiện nay.

Quy chế thực hiện dân chủ ở xã hiện hành quy định "thôn, tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước về công việc nội bộ của cộng đồng dân cư…" sẽ dẫn tới tình trạng quá tải các quy ước và nếu mỗi thôn, tổ dân phố xây dựng đủ 8 loại quy

ước như Thành phố Hà Nội và một số tỉnh đang làm, thì số lượng quy ước ở mỗi xã,

phường sẽ lên tới con số hằng nghìn… vì vậy Điều 18 "Quy chế" nên quy định thôn, tổ dân phố xây dựng các quy ước để giải quyết các vấn đề bức xúc, thiết thực

GVHD: Trần Thụy Quốc Thái SVTH: Trương Thanh Tình

của họ mà không cần quy định hướng khác các thôn, tổ dân phố phải có các quy

ước cùng loại như nhau.

Việc phê duyệt hương ước, quy ước theo Quy chế hiện hành là rất phức tạp"

…Hương ước, Quy ước được nhân dân ở thôn bàn bạc và thông qua tại Hội nghị nhân dân. Trưởng thôn gửi hương ước, quy ước đã được thông qua lên Uỷ ban nhân dân xã. Sau khi thống nhất với Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có Công văn đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hương ước, quy ước Phòng Tư pháp, Phòng

Văn hoá - Thông tin cấp huyện có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm định hương ước, quy ước trước khi phê duyệt" (Điều 18). Theo chúng

tôi, nên để cho xã, phường phê duyệt các hương ước, quy ước trên cơ sở tuân thủ các quy định về quy trình xây dựng, quán triệt các nguyên tắc chỉ đạo và không trái với các quy định trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước.

Thứ năm: Thể chế hoá một số nội dung quy định của Quy chế thực hiện dân chủở xã làm cơ sở pháp lý xử lý các hành vi vi phạm.

Mặc dù trong điều khoản thi hành của Nghị định 79/CP đã quy định "Cán bộ, công chức chính quyền các cấp và nhân dân có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh những quy định trong Quy chế này" (Điều 21). Nhưng trên thực tế, những

người không chấp hành quy định đặt ra vẫn chưa có hình thức xử lý thích hợp. Do vậy, hiệu lực và hiệu quả của Quy chế chưa cao. Theo chúng tôi, cần phải có các chế tài xử lý đối với những cơ quan và cá nhân cán bộ, không tạo điều kiện cho việc thực hiện Quy chế. Đồng thời, cũng cần có chế tài xử lý những công dân không chấp hành các quyết định đã được tập thể, cộng đồng bàn bạc thông qua, cũng như

những đối tượng lợi dụng Quy chế dân chủ để cản trở công việc của chính quyền, gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

GVHD: Trần Thụy Quốc Thái SVTH: Trương Thanh Tình

KẾT LUẬN

Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ở Việt Nam hiện nay là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, yêu cầu của quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế, yêu cầu của cải cách nền hành chính Nhà nước. Nghiên cứu đề tài Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ở Việt Nam hiện nay, Luận văn đã tập trung giải quyết các nội dung chính sau đây:

1. Quyền dân chủ là tổng hợp các quyền của nhân dân trong mối quan hệ với

Nhà nước và các chủ thể khác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được Pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện.

Quy chế thực hiện dân chủ ở xã là văn bản quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chính quyền, các đoàn thể ở cấp xã và của nhân dân trong việc thực hiện các nội dung của Quy chế. Do vậy, Quy chế thực hiện dân chủ ở xã

có đối tượng và phạm vi điều chỉnh riêng, có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, ngăn chặn và đầy lùi các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, góp phần xây dựng xã hội mới tiến bộ.

Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã là xây dựng hoàn chỉnh, đầy đủ, nâng cao chất lượng, tính khả thi và tính lâu dài của Pháp luật thực hiện dân chủ ở

xã trong thực tiễn với các tiêu chí: Tiêu chí về tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, về quy tác kỹ thuật pháp lý và đặc biệt là tiêu chí về hình thức và tiêu chí về

nội dung của Pháp luật thực hiện dân chủở xã.

2. Quy chế thực hiện dân chủở xã lần đầu tiên được ban hành kèm theo Nghị định 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998, đã được sửa đổi, bổ sung thay thế bằng Quy chế thực hiện dân chủ ở xã Ban hành kèm theo Nghị định 79/2003/NĐ-CP ngày

7/7/2003. Đây là văn bản pháp luật hiện hành về thực hiện dân chủ ở xã ở Việt Nam.

Quá trình thực hiện các nội dung của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đã đạt

được những kết quả đáng khích lệ: Là công cụ phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, tăng cường đoàn kết, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh;

ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền tự

do dân chủ của nhân dân, khắc phục tình trạng suy thoái, quan lưu, tham nhũng, góp

phần vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định

GVHD: Trần Thụy Quốc Thái SVTH: Trương Thanh Tình

Tuy nhiên, hiện nay trước những đòi hỏi khách quan của tình hình mới, Quy chế thực hiện dân chủở xã đang dần bộc lộ những hạn chế, bất cập: Giá trị pháp lý của văn bản thấp (Quy chế ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ) dẫn đến nhiều địa phương và người dân còn xem nhẹ việc phải thực hiện nội dung của Quy chế; còn thiếu những nội dung và phương thức thực hiện những việc dân biết, dân bàn, dân giám sát kiểm tra; một số quy phạm chưa chuẩn xác, khó áp dụng; việc xây

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế dân chủ cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)