Thực trạng thi hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế dân chủ cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 34)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.Thực trạng thi hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã

Quá trình triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở xã hầu hết các tỉnh được

chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn thí điểm và giai đoạn nhân rộng. Đến nay việc triển khai Quy chế đã diễn ra trên cả nước. Qua khảo sát thực tếở một số tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Quy chế, cùng với việc tham khảo các báo cáo tổng kết của các tỉnh và nhiều bài viết về vấn đề này trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy thực trạng việc triển khai Quy chế đã đạt được những kết quả tốt đẹp, song bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm để khắc phục. Có thể

khái quát về tình hình triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở xã trong thời gian qua

GVHD: Trần Thụy Quốc Thái SVTH: Trương Thanh Tình

2.2.1.1. Chính quyền cấp xã trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủở xã hiện dân chủở xã

Sau hơn 10 năm thực hiện Quy chế, chúng ta nhận thấy: Dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội có được thực thi hay không phụ thuộc vào mức độ phát huy vai trò, chức năng của hệ thống chính trị cấp cơ sở, trong đó chính quyền cơ sở đóng vai trò quyết định.

Theo hướng dẫn của Ban tổ chức - Cán bộ chính Phủ (nay là Bộ Nội vụ), các xã đã thành lập ban chỉ đạo do đồng chí Bí thư Đảng uỷ làm trưởng ban, Chủ tịch

HĐND và Chủ tịch UBND xã làm phó ban, với các uỷ viên khoảng 15 - 16 uỷ

viên. Ngoài ra, các xã còn thành lập các tổ công tác giúp Ban chỉ đạo thực hiện từng mặt công tác.Trong công tác tuyên truyền lấy thôn là đơn vị tổ chức thực hiện. Nhiều xã đã phát tài liệu học tập đến từng hộ gia đình. Qua học tập, cán bộ và nhân dân hiểu rõ hơn nội dung Quy chế dân chủ, đã biểu thị sự đồng tình, nhất trí cao với chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp thảo luận về Quy chế dân chủ. Luôn kiểm tra sát sao việc thực hiện Quy chế ở

tất cả các khâu, cử các uỷ viên uỷ ban trực tiếp phụ trách từng vấn đề, từng hướng công tác ở những địa bàn cụ thể, nhất là những vấn đề bức xúc, nổi cộm, báo cáo kịp thời về ban chỉ đạo để kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm nhằm đưa Quy chế vào thực tiễn một cách có nền nếp.

2.2.1.2. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cấp xã trong việc triển khai Quy chế thực hiện dân chủở xã khai Quy chế thực hiện dân chủở xã

Là một trong những nhân tố cơ bản tạo thành hệ thống chính trị xã hội chủ

nghĩa, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân và một bộ phận quan trọng quá trình thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nền dân chủ mới, bảo đảm bản chất của chế độ xã hội. Trong cuộc vận động thực hiện Quy chế dân chủở xã, vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể là tạo sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong các tầng lớp nhân dân, xây dựng môi trường chính trị - xã hội lành mạnh và tạo điều kiện thuận lợi để động viên người dân tích cực phát huy quyền làm chủ của mình thông qua các hoạt động.

* Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, xây dựng sự đoàn kết nhất trí về chính trị trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, chủ động giải quyết những điểm nóng chính trị - xã hội.

* Phối hợp cùng chính quyền quán triệt, tuyên truyền và triển khai Quy chế, từng bước đưa Quy chế vào cuộc sống.

GVHD: Trần Thụy Quốc Thái SVTH: Trương Thanh Tình

* Cùng cấp uỷ, chính quyền kiểm tra, giám sát, tổng kết việc thực hiện Quy chế.

2.2.2. Tình hình thực hiện các nội dung Quy chế thực hiện dân chủở xã 2.2.2.1. Thực hiện dân biết 2.2.2.1. Thực hiện dân biết

Dân biết là nội dung đầu tiên của Quy chế thực hiện dân chủở xã có thể nói "Dân biết" là điểm khởi đầu của dân chủ, là tiền đề để thực hiện các nội dung của dân chủ. Vấn đề đặt ra là, để người dân thực hiện tốt quyền dân chủ của mình, đồng thời cũng bảo vệ được lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì phạm vi, giới hạn những nội dung mà chính quyền phải thông báo

để nhân dân biết cũng cần được tính toán, xem xét để vừa bảo đảm được những bí mật quốc gia, tránh rối loạn thị trường vừa bảo đảm được quyền dân chủ của nhân dân. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (ban hành kèm theo Nghị định 29 năm 1998)

và Quy chế thực hiện dân chủở xã (ban hành kèm theo Nghị định 79 năm 2003) đã

quy định cụ thể 14 việc chính quyền xã phải thông báo kịp thời và công khai để

nhân dân biết.

Qua hơn 6 năm thực hiện nội dung "dân biết" của Quy chế, xin được đánh

giá ở nội dung sau:

* Sự đánh giá của cán bộ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và người dân về

những nội dung cần được thông báo để dân biết.

Qua số liệu khảo sát cho thấy( xem bảng 1 dưới đây):

Thứ nhất, tuyệt đại bộ phận cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể xã và người dân cho rằng: 14 nội dung mà Quy chế dân chủ quy định phải thông báo cho dân biết là thực sự cần thiết. Hầu hết các nội dung mà Quy chế dân chủ quy định phải thông báo cho dân biết, được trên 80% số người được hỏi trả lời là "thực sự cần thiết". Nhiều nội dung, tỷ lệ này đạt đến 100% hoặc gần 100%. Tỷ lệ người dân cho rằng: Thông báo điều chỉnh địa giới hành chính là "thực sự cần thiết", thấp nhất cũng đạt 68,78%. Người dân có xu hướng quan tâm những thông tin liên quan

đến lợi ích cụ thể, thiết thân hơn là những thông tin có liên quan nhưng ở tầm xa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"Các quy định của Pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân trong xã", "Chủ trương kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo", "Dự toán, quyết toán thu, chi các quỹ, chương trình dự án, các khoản huy động của

nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng xã (phường)… "Công tác văn hoá -xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn của xã, phường" là những việc được đông đảo nhân dân quan tâm nhất. Trong khi đó, "Điều chỉnh địa giới hành chính", "Xét chọn các dự án đầu tư" lại ít được quan tâm hơn.

GVHD: Trần Thụy Quốc Thái SVTH: Trương Thanh Tình

Thứ hai: Nhu cầu thông tin về 14 nội dung mà Quy chế dân chủ quy định phải thông báo đối với người dân nông thôn có phần cao hơn ở thành thị. Tuy nhiên vẫn theo quy luật chung: Người dân hướng đến lợi ích "sát sườn".

Thứ ba: Tỷ lệ cán bộ đoàn thể đánh giá"Thực sự cần thiết" luôn cao nhất và

ở nhóm người dân là thấp nhất.

Bảng 1: Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân đánh

giá những nội dung cần được thông báo cho dân biết là thực sự cần thiết.

Tỷ lệ %

14 Nội dung cần thông báo để dân biết Lãnh đạo đoàn thể Lãnh đạo đảng, chính quyền Người dân

1.a. Các quy định của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban nhân dân xã và của các cấp trên liên quan đến

địa phương.

100 98,6 95,76

1.b. Các quy định của pháp luật về

thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến dân

100 99,5 96,2

1.c. Quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương về đối tượng, mức thu các loại thuế, phú, lệ phí và các nghĩa vụ khác của nhân dân theo quy

định của pháp luật hiện hành 99,3 97,6 92,11 2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã, (phường) 95,5 92,2 85,43 3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của xã (phường)… 96,2 94,3 88,7

4. Dự toán, quyết toán ngân sách

GVHD: Trần Thụy Quốc Thái SVTH: Trương Thanh Tình

5. Dự toán, quyết toán thu, chi các quỹ, chương trình dự án, các khoản

huy động của nhân dân đóng góp xây

dựng cơ sở hạ tầng xã (phường)…

99,6 96,7 90,30

6. Các chương trình, dự án do Nhà

nước, các tổ chức và các cá nhân đầu

tư, tài trợ trực tiếp cho xã (phường)…

93,1 83,9 83,93

7. Chủ trương kế hoạch vay vốn phát

triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo… 100 97,6 96,15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Điều chỉnh địa giới hành chính xã

(phường và các đơn vị hành chính

liên quan đến xã

84,8 78,3 68,78

9. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ tiêu cực, tham nhũng

của cán bộ xã, thôn

98,4 93,3 90,25

10. Công tác văn hoá - xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn của xã (phường)

99,3 98,1 96,70

11. Sơ kết, tổng kết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã

(phường)

97,0 89,2 85,6

12. Phương án dồn điền đổi thửa phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã

84,6 73,1 70,3

13. Bình xét các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất và xây dựng nhà tình thương, thực hiện chính sách

đối với các gia đình có công, nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm y tế

98,5 95,8 94,9

GVHD: Trần Thụy Quốc Thái SVTH: Trương Thanh Tình

Nguồn : Phát huy dân chủ xã, phường…)

* Về các hình thức công khai thông tin cho nhân dân biết

Chính quyền cơ sở, bằng nhiều hình thức đã nỗ lực truyền thông về 14 nội dung mà Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đã quy định. Đa số người dân được hỏi

đều ghi nhận hiện nay chính quyền xã đã và đang tích cực sử dụng các hình thức thông tin, tuyên truyền để công khai cho dân biết về 14 nội dung mà Quy chế thực hiện dân chủở xã quy định đó là: Niêm yết công khai văn bản tại trụ sở uỷ ban nhân dân xã và các trung tâm dân cư, văn hoá xã, phường; Thông báo qua hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn và các tổ chức văn hoá, thông tin, tuyên truyền cơ sở; Qua tiếp xúc cử tri của Đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường; Qua các kỳ họp của chính quyền, đoàn thểở xã, phường, các cuộc họp của thôn; Gửi văn bản đến hộ gia

đình.

Trong số các hình thức truyền thông nêu trên, hầu hết cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân đều đánh giá là phù hợp nhưng phù hợp nhất là các hình thức thông báo tại các cuộc tiếp xúc cử tri của Đại biểu Hội đồng nhân dân xã,

phường; Các cuộc họp của chính quyền, đoàn thể, thôn vì tại đây người dân được trực tiếp trao đổi với cán bộ về nội dung thông báo, được giải thích những điều chưa

hiểu, chưa thông. Việc thông báo bằng hình thức " Niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân và các Trung tâm dân cư, văn hoá, xã phường", hay "Gửi văn bản tới hộ gia

đình hoặc trưởng thôn" cho phép người dân tiếp cận và nghiên cứu kỹ văn bản bất kỳ lúc nào. Hệ thống loa truyền thanh có sức mạnh là thông tin nhanh và rộng khắp

đến nhiều người, là những hình thức thường được sử dụng.

Như vậy, đại đa số đối tượng được hỏi đều xác nhận rằng, chính quyền cơ sở đã sử dụng nhiều hình thức truyền thông phù hợp. Do vậy, khoảng 60,4% đến

96,7% người dân được hỏi, trả lời là đã được chính quyền thông báo 14 nội dung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quy định trong Nghị định 79/CP: Cụ thể là: Công tác văn hoá xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội - 96,7%; Các quy định của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban nhân dân xã, phường và của cấp trên liên quan đến địa phương - 95,8%;

Quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương về đối tượng, mức thu các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác của nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành - 94,7%; Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các

và tổ chức thực hiện các công trình thuộc các chương trình, dự án của

Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân

GVHD: Trần Thụy Quốc Thái SVTH: Trương Thanh Tình

công việc liên quan đến dân - 93,5%; Chủ trương kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; Bình xét các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, xây dựng nhà tình thương, thực hiện chính sách đối với các gia đình có công, sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm y tế - 93,1%.

Những nội dung ít được người dân biết là chính quyền đã công khai thông báo, gồm: Điều chỉnh địa giới hành chính, kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ tiêu cực, tham nhũng của cán bộ xã, thôn; Các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và các cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã, phường. Tuy vậy, cũng có trên 60% người dân cho biết các nội dung nói trên đã được thông báo công khai.

Như vậy có thể thấy rằng hầu hết các nội dung cần thông báo cho "dân biết" theo

quy định trong Nghị định 79/CP đã được cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương thực hiện.

Một điều đáng lưu ý là tỷ lệ người dân thành thị khẳng định chính quyền

phường đã thông báo 14 nội dung theo quy định tại Nghị định 79/CP lại thấp hơn

nhiều so với người dân nông thôn. Điều này do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn việc "Dồn điền, đổi thửa phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã" chỉ có ở nông thôn. Mặt khác, người dân nông thôn cư

trú ở địa phương nào thì cũng"Trồng cấy, chăn nuôi", ngay trên địa phương đó, tức là những lợi ích, kinh tế - xã hội gắn liền với nơi cư trú. Trong khi đó, nhiều người

dân đô thị, sống ở phường nhưng việc làm, thu nhập, các quyền lợi và sinh hoạt chính trị lại ở cơ quan, xí nghiệp, đơn vị độc lập với phường. Vì vậy, người ta ít

quan tâm đến thông báo từ phường.

Bên cạnh các hình thức tuyên truyền nêu trên, nhiều địa phương cũng đã áp dụng các phương thức phổ biến khá phong phú như: Tổ chức các cuộc tìm hiểu về

nội dung Quy chế, lồng ghép các nội dung của Quy chế với các hoạt động khác của các tổ chức như: Hội nông dân, phụ nữ; công tác tư pháp, hoà giải… Đây là cách

làm hiệu quả, tiết kiệm thời gian làm cho quan hệ giữa các tổ chức chính trị, xã hội với nhân dân chặt chẽ hơn.

* Những hạn chế của việc thực hiện "dân biết".

Mặc dù đã có sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể trong việc tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Quy chế để người dân thực hiện quyền được "biết" của mình song thực tế vẫn còn có những hạn chế, bất cập như:

Th nht: Hệ thống truyền thông ở cơ sở còn nhiều hạn chế như: Vẫn còn một tỷ lệ đáng kể cán bộ chính quyền cho rằng việc thông báo đến dân 14 nội dung

GVHD: Trần Thụy Quốc Thái SVTH: Trương Thanh Tình

ngũ cán bộ cơ sở hạn chế về năng lực truyền thông do còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưa có khả năng lựa chọn, tóm tắt, cụ thể hoá, đơn giản hoá các văn bản do cấp trên gửi xuống đã dẫn đến tình trạng người dân không hào hứng khi đọc, khi

nghe các văn bản do địa phương đưa ra và không nắm vững các nội dung. Các văn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế dân chủ cơ sở ở việt nam hiện nay (Trang 34)