B. PHẦN NỘI DƯ NG
2.4.1. Các yếu tố khách quan
- về cấu trúc các dạng bài tập toán trong chương trình toán 3:
Qua tìm hiểu số lượng bài toán trong sách giáo khoa toán 3 cho thấy: trung bình sau mỗi bài học là 3 bài tập, ngoại trừ các tiết luyện tập thì số lượng nhiều hơn một đến hai bài. Trong số các bài toán ấy tập trung chủ yếu vào hai dạng chủ yếu:
+ Bài tập thực hiện phép tính. + Bài toán có lời văn
Ngoài ra còn một số dạng như so sánh, điền dấu, số thích họp vào ô
Sau mỗi bài học đều có bài toán có lời văn cho học sinh giải hầu hết đó là những bài tập củng cố các thuật toán nhằm minh họa cho một qua tắc cụ thế. Vì vậy trong đầu bài toán, các dữ kiện, quan hệ được trình bày tường minh, trực tiếp. Khi giải bài các bài toán này, học sinh chỉ cần đựa vào các thuật toán để giải. Ngoài ra còn có các bài toán có lời văn chứa đựng các yếu tố suy luận, các giữ kiện không tường minh mà việc giải quyết đòi hỏi học sinh phải huy động các phương tiện hỗ trợ để biến đồi đề bài chiếm một tỉ lệ nhỏ. Vì cơ hội để học sinh tiếp xúc với dạng toán này là không nhiều nên khi gặp những bài toán ở dạng này học sinh thường không có kĩ năng phân tích đề bài, xây dựng mô hình và xác lập kế hoạch giải. Các bài tập ở đây chủ yếu đi vào rèn kĩ năng tính nà chưa phát huy hết các dạng toán đòi hỏi sự hỗ trợ của các thao tác tóm tắt bằng mô hình ít được quan tâm nên ở một số học sinh kĩ năng lập và sử dụng mô hình còn thấp.
- Hoạt động giáo viên:
Việc giải toán có lời văn cho học sinh: Giáo viên tuy đã có nhiều cố gắng, đạt được một số thành công song cũng còn những điêm hạn chế nhất định. Chưa hiểu sâu sắc nội dung chương trình toán 3 cũng như yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của toán 3 nói chung: nội dung và phương pháp luyện tập giải toán có lời văn cho học sinh lóp 3 nói riêng, từ đó chất lượng giải toán, hướng dẫn cho học sinh chưa cao. Trong giảng dạy giáo viên chưa giúp cho học sinh thực sự có được “quy trình” giải bài toán có lời văn, chưa giúp cho các em có được kĩ năng thực hành giải toán theo tiêu chuẩn đối với học sinh lóp 3.
Khi giáo viên giảng bài chỉ có thông tin một chiều nên khó nắm bắt sự hiểu bài của học sinh.
Khi ra đề toán giáo viên chưa lật đi lật lại vấn đề, dự kiến bài toán nên học sinh không tư duy sáng tạo mà chỉ cần nhớ máy móc là đủ.
Việc sử dụng đồ dung trực quan để hướng dẫn học sinh giải toán chưa phát huy hết tác dụng
Trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng mô hình đế giải bài tập toán chưa được chú ý đúng mức. Giáo viên thường coi nhẹ, cho rằng tóm tắt bằng sơ đồ là không cần thiết, rắc rối hơn tóm tắt bằng lời. Chính vì vậy dẫn đến việc lập và sử dụng mô hình đế giải bài toán có lời văn còn rất hạn chế.