Truyền dẫn trên mạng HFC

Một phần của tài liệu Mạng ngoại vi và truy nhập (Trang 122)

1 8 Sa4 Sa5 Sa6 Sa7 Sa

3.5.2 Truyền dẫn trên mạng HFC

Sử dụng ghép kênh phân tần số (frequency division multiplexing), nên một mạng HFC cĩ thể tải nhiều dịch vụ khác nhau, bao gồm truyền hình tương tự, truyền hình số (HDTV-High Definition Television), truyền hình theo yêu cầu (VoD-Video on Demand), video số cĩ chuyển mạch, điện thoại, và truyền dữ liệu tốc độ cao. Đường truyền hướng tới và hướng lui đều dùng chung một cáp đồng trục, đây là đường truyền hai chiều trên cùng một mạng từ headend/hub office đến thuê bao, và từ thuê bao đến headend/hub office. Các tín hiệu chiều tới hoặc chiều xuống tải tin tức từ headend/hub office đến thuê bao, như là nội dung video, thoại và dữ liệu internet. Các tín hiệu chiều lui hoặc chiều lên tải tin tức từ thuê bao đến headend/hub office, như các tín hiệu điều khiển STB, dữ liệu cable modem, và thoại. Như vậy, mạng HFC được cấu trúc là khơng đối xứng. Những năm trước đây, kênh chiều lui chỉ được sử dụng cho một vài tín hiệu điều khiển để yêu cầu các bộ phim, hoặc các tín hiệu giám sát trạng thái. Các ứng dụng này địi hỏi băng thơng rất bé. Sau này các dịch vụ cộng thêm đã được đưa vào mạng HFC, như dữ liệu internet và thoại, do đĩ kênh chiều lui được sử dụng nhiều hơn.

Cable Multiple System Operators (MSOs) phát triển các phương pháp để gởi các dịch vụ bằng tín hiệu RF trên cáp quang và cáp đồng trục. Phương pháp nguyên thủy để truyền video trên mạng HFC mà cho đến bây giờ vẫn sử dụng rộng rãi là điều chế các kênh TV tương tự tiêu chuẩn, cũng giống như phương pháp sử dụng để truyền dẫn các kênh truyền hình quảng bá trong khơng gian. Một kênh TV tương tự chiếm băng thơng 6 MHz. Mỗi kênh cĩ một tần số trung tâm làm sĩng mang (ví dụ: kênh 2 cĩ tần số trung tâm là 55,25 MHz), do đĩ khơng cĩ va chạm giữa các kênh liền kề . Các kênh TV số tạo ra một cách truyền video hiệu quả hơn bằng cách dùng mã hĩa

MPEG-2 hoặc MPEG-4 trên các kênh QAM (Quadrature amplitude modulation).

3.5.3 IEEE 802.14

Nhĩm làm việc IEEE 802.14 được hình thành vào tháng 11 năm 1994 để chuẩn hĩa lớp vật lý (PHY layer) và lớp điều khiển truy nhập đa phương tiện (MAC layer) cho các hệ thống HFC.

MAC layer

• Hỗ trợ các dịch vụ cho connectionless và connection-oriented

• Hỗ trợ QoS.

• Hỗ trợ CBR, VBR, ABR.

PHY layer

• 500 thuê bao tại điểm thiết kế tham chiếu.

• Hỗ trợ sub-split (5 MHz÷40 MHz upstream), mid-split (5 MHz÷120 MHz upstream), và high-split (800 MHz÷1000 MHz upstream).

• Sử dụng lại tần số chiều lên.

• Lựa chọn điều chế QAM 64 cho chiều xuống.

• QAM-64 với 6 bit/Hz tạo ra 30 Mbps trong 6 MHz.

• Điều chế QPSK được chọn cho chiều lên để chịu đựng nhiễu lớn.

• Cĩ một vài kênh chiều lên trên một kênh chiều xuống.

Cĩ bốn kỹ thuật điều chế sử dụng 5,12 Msymbols/second cho chiều xuống và một kỹ thuật điều chế sử dụng 1,28 Msymbols/second cho chiều lên.

Tốc độ bit của năm kỹ thuật điều chế này là:

• QPSK: 2 bits/symbol x 5,12 Msymbols/second = 10,24 Mbps.

• 16 QAM: 4 bits/symbol x 5,12 Msymbols/second = 20,48 Mbps.

• 64 QAM: 6 bits/symbol x 5,12 Msymbols/second = 30,72 Mbps.

• 256 QAM: 8 bits/symbol x 5,12 Msymbols/second = 40,96 Mbps.

• QPSK: 2 bits/symbol x 1,28 Msymbols/second = 2,56 Mbps

Một phần của tài liệu Mạng ngoại vi và truy nhập (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)