Trong bộ chứng từ giaonhận hàng không ngoài vận đơn còn có 1 số chứng từ khác hỗ trợ việc giao

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn vận tải bảo hiểm ngoại thương Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (Trang 49)

6 TRẢ LỜI CÂU HỎI

6.1 Trong bộ chứng từ giaonhận hàng không ngoài vận đơn còn có 1 số chứng từ khác hỗ trợ việc giao

Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu tiến hành chuẩn bị hàng hoá và lập một số một số chứng từ cần thiết về hàng hoá để giao hàng cho hãng hàng không.

Thông thường, họ uỷ thác cho người giao nhận hay đại lý hàng không bằng một hợp đồng uỷ thác giao nhận.

Người giao nhận hay đại lý này phải được hãng vận chuyển chỉ định và cho phép khai thác hàng hoá.

Quy trình giao hàng xuất khẩu như sau:

- Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận kèm với thư chỉ dẫn của người gửi hàng để người giaonhận giao hàng cho hãng vận chuyển và lập vận đơn.

Thư chỉ dẫn của người gửi hàng được in sẵn thành mẫu và bao gồm những nội dung chính sau:

Tên và địa chỉ của người gửi hàng; Nơi hàng đến và tuyến đường vận chuyển; Số kiện; Trọng lượng; Kích thước của hàng; Ðặc điểm và số lượng hàng hoá; Giá trị hàng; Phương pháp thanh toán cước phí; Ký mã hiệu hàng hoá; Có hay không mua bảo hiểm cho hàng hoá; Liệt kê các chứng từ gửi kèm.

- Người giao nhận sẽ cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận (FCR-forwarder’s certificate of receipt). Ðây là sự thừa nhận chính thức của người giao nhận là họ đã nhận hàng.

FCR gồm những nội dung chính sau:

Tên, địa chỉ của người uỷ thác; Tên, địa chỉ của người nhận hàng; Ký mã hiệu và số hiệu hàng hoá; Số lượng kiện và cách đóng gói; Tên hàng; Trọng lượng cả bì; Thể tích; Nơi và ngày phát hành giấy chứng nhận.

- Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận (FTC- forwarder’s certifficate of transport), nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng tại

Nội dung chính của FTC gồm:

Tên địa chỉ của người uỷ thác; tên và địa chỉ của người nhận hàng; Ðịa chỉ thông báo; Phương tiện vận chuyển; Từ/qua; Nơi hàng đến; Tên hàng; Ký mã và số hiệu hàng hoá; Trọng lượng cả bì; Thể tích; Bảo hiểm;

Cước phí và kinh phí trả cho; Nơi và ngày phát hành chứng từ.

- Người giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu (FWR-forwarder’s warehouse receipt) nếu hàng được lưu tại kho của người giao nhận trước khi gửi cho hãng hàng không.

FWR gồm những nội dung chính sau:

Tên và người cung cấp hàng; Tên người gửi vào kho; Tên thủ kho; Tên kho; Phương tiện vận tải; Tên hàng;

Trọng lượng cả bì; Tình trạng bên ngoài của hàng hoá khi nhận và ai nhận; Mã và số hiệu hàng hoá; Số hiệu và bao bì.

Bảo hiểm; Nơi và ngày phát hành FWR.

Trên cơ sở uỷ thác của người xuất khẩu, người giao nhận tiến hành tập hợp và lập chứng từ sau đây để chuẩn bị giao hàng cho hãng hàng không.

+ Giấy phép xuất nhập khẩu:

Giấy phép xuất nhập khẩu gồm những nội dung chủ yếu sau:

Tên, địa chỉ của người xuất nhập; Số giấy phép; Ngày cấp;Thời hạn hiệu lực; Cơ sở cấp giấy phép; Loại hình kinh doanh; Cửa khẩu nhập; Hợp đồng số;

Ngày; Dạng hợp đồng; Chi tiết về vận tải; Ðiều kiện và địa chỉ giao hàng; Thời hạn giao hàng; Phương thức thanh toán; Ðồng tiền thanh toán; Tên hàng, chủng loại bao kiện, tên và đặc điểm hàng hoá; Ký mã hiệu hàng hoá;

Số lượng hàng hoá; Ðơn giá; Trị giá; Người và ngày xin cấp giấy phép; Xác nhận của hải quan; Cơ quan duyệt cấp giấy phép ký tên, đóng dấu.

+ Bản kê chi tiết hang hoá:

Ðây là bản khai chi tiết về hàng hoá của người gửi hàng, nhiều khi người ta dùng phiếu đóng gói thay bản kê khai chi tiết.

Tên và địa chỉ của người gửi hàng; Tên hàng; Ký mã hiệu của hàng; Số kiện hàng; Trọng lượng toàn bộ;

Trọng lượng tịnh; Kích thước của hàng hoá; Ô tả hàng hoá; Chữ ký của người lập.

+ Bản lược khai hang hoá:

Là một bản kê khai tóm tắt về hàng hoá chuyên chở. Lược khai hàng hoá do người giao nhận lập khi hàng có nhiều lô hàng lẻ gửi chung một vận đơn (trường hợp gom hàng).

Lược khai hàng hoá bao gồm những nội dung chính sau:

Tên, địa chỉ người gửi; Tên, địa chỉ người nhận; Số thứ tự của vận đơn; Tên hàng; Ký mã hiệu; Trọng lượng;

Số kiện hàng của từng vận đơn; Nơi đi; Nơi đến.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ:

Là chứng từ ghi nơi sản xuất của hàng hoá do người xuất khẩu kê khai, ký và được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận (ở Việt Nam là phòng thương mại và công nghiệp).

Giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm chững nội dung chủ yếu sau:

Tên và địa chỉ của người gửi hàng; Tên và địa chỉ của người nhận hàng; Phương tiện và tuyến vận tải; Mục đích sử dụng chính thức; Số thứ tự của lô hàng; Mã và số hiệu bao bì; Tên hàng và mô tả hàng hoá; Số lượng hàng hoá; Trọng lượng hàng hoá; Số và ngày của hoá đơn thương mại; Cam đoan của người xuất khẩu về hàng hoá;

Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

+ Tờ khai hang hoá XNK (khai hải quan)

Là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo, xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia. + Vận đơn hàng không, hoá đơn thương mại (xem phần chứng từ hàng không)... Sau khi làm song thủ tục với hãng hàng không, sân bay và thanh toán các chi phí, người giao nhận sẽ gửi chứng từ kèm theo hàng hóa gồm:

- Các bản còn lại của MAWB và HAWB - Hoá đơn thương mại

- Giấy chứng nhận xuất xứ - Phiếu đóng gói

- Lược khai hàng hoá

Và các chứng từ cần thiết khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Người giao nhận sẽ giao lại bản gốc số 3 cho người gửi hàng (MWAB hoặc HAWB) cùng thông báo thuế và thu tiền cước cùng các khoản chi phí cần thiết có liên quan.

6.2 Cước phí hàng quý hiếm là hàng đặc biệt, vàng, trang sức thuộc nhóm hàng nào? Tính cước ra sao ?

Vàng bạc trang sức được xếp vào tính cước hàng hóa đặc biệt . Cước được tính khoảng 200% so với cước bách hóa thông thường .

Đối với vàng bạc hàng được đóng theo nhu cầu làm hàng đặc biệt , qui cách đóng hàng riêng và vận chuyển riêng .

Yêu cầu về mua bảo hiểm cho hàng .

6.3 Ưu và nhược điểm tính tính cước theo FAK và ULD?

Cước FAK là cước tính chung cho tất cả các loại hàng đóng trong container Ưu điểm là dễ tính , đơn giản .

Nhược điểm là không công bằng đối với những hàng rẻ ít giá trị mà phải tính cước cao .

Cước ULD là cước tính cho đơn vị container , pallet không quan tâm đến hàng hóa bên trong .

Ưu điểm dành cho doanh nghiệp đại lý gửi hàng nhiều , trọn container .

Nhược điểm nếu hàng ít không đủ container , pallet thì vẫn phải chịu cước của 11 đơn vị container hoặc pallet .

6.4 Nhân tố ảnh hưởng đến cước có nhắc đến khối lượng giao lưu hàng hóa là gì? Giải thích rõ, và nó ảnh hưởng ra sao? hàng hóa là gì? Giải thích rõ, và nó ảnh hưởng ra sao?

Khối lượng giao lưu hàng hóa là khối lượng hàng vận chuyển và luân chuyển của hàng hóa .

Khối lượng giao lưu hàng hóa ảnh hưởng đến việc xét tính cước cho đại lý , doanh nghiệp để nhận ưu tiên trong vận chuyển hàng hóa như trường hợp cách tính cước giảm đến 30% cho khách hàng doanh nghiệp , đại lý gửi .

Ngoài ra còn căn cứ dựa vào khối lượng hàng xuất nhập giữa các khu vực quốc tế để qui định giá cước từ khu vực này đến khu vực khác .

6.5 Phân biệt sự giống và khác nhau trong tổ chức và hoạt động của2 tổ chức ICAO và IATA? 2 tổ chức ICAO và IATA?

Hiệp hội các hãng vận tải hàng không quốc tế (IATA)

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)

Mục đích hoạt động

- Cung cấp phương tiện cho sự hợp tác giữa các doanh nghiệp vận tải hàng không tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào dịch vụ vận tải hàng không quốc tế.

- Thúc đẩy sự phát triển thương mại hàng không, thúc đẩy vận tải hàng không an toàn, thường xuyên và kinh tế.

- Trợ giúp các công ty hàng không đạt được sự cạnh tranh hợp pháp và thống nhất giá cả.

- Đưa ra các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn hàng không, thống nhất hoạt động HKĐQT.

- Thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không.

- Đảm bảo sự bình đẳng của các quốc gia trong hoạt động HKĐQT.

Phạm vi hoạt động

-Lập kế hoạch điều phối các quá trình phân bổ và trao đổi khe tại các sân bay đông đúc trên toàn thế giới;

-Áp dụng nguyên tắc công bằng, minh bạch và không phân biệt đối xử. Tham vấn với các hãng hàng không và các công ty điều phối viên sân bay;

-Hướng dẫn lập kế hoạch toàn cầu quản lý và xuất bản các tiêu chuẩn công nghiệp trong (WSG) nhằm cung cấp hướng dẫn về quản lý tại các sân bay;

-Cung cấp một loạt các giải pháp cho nhu cầu an ninh và tiện lợi của ngành công nghiệp hàng không;

-Cung cấp dịch vụ tư vấn và đào tạo trong nhiều lĩnh vực quan trọng đối với ngành hàng không.

- Soạn thảo các CƯQT về hàng không dân dụng.

- Giải thích các điều ước Quốc tế về hàng không dân dụng trong các trường hợp có tranh chấp về giải thích.

- Đưa ra các khuyến nghị đề cập tới tiêu chuẩn dịch vụ kỹ thuật hàng không – nguồn bổ trợ của luật hàng không.

- Giúp đỡ các quốc gia thành viên. - Phát triển lĩnh vực kỹ thuật hàng không.

- Cung cấp trang thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực hàng không.

- Đào tạo phi công, nhân viên kỹ thuật khí tượng hàng không.

- Quy hoạch tổng thể ngành hàng không.

- Ủy ban đề cử

- Ủy ban công nghiệp

viên của ICAO.

- Hội đồng: Gồm 33 đại diện từ 33 quốc gia.

- Ủy ban không lưu: gồm 15 thành viên. Vai trò đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không

- Thúc đẩy sự phát triển thương mại hàng không, cung cấp phương tiện để phối hợp hành động giữa các doanh nghiệp vận tải hàng không quốc tế.

- Giúp đại diện cho ngành công nghiệp hiểu rõ về các vấn đề vận chuyển bằng đường hàng không; thay mặt các hãng hàng không thành viên xác minh các dịch vụ hàng hóa và đại lý du lịch trên toàn thế giới.

- Tạo diễn đàn cho các hãng hàng không để giải quyết vấn đề lập lịch trình.

- Hướng dẫn về quản lý tại các sân bay; tư vấn pháp lý chuyên nghiệp và giải thích cho các cá nhân thành viên theo yêu cầu.

- Bảo đảm, thúc đẩy an toàn và phát triển có trật tự ngành Hàng không dân dụng quốc tế trên toàn cầu.

- Bảo đảm sự công bằng, minh bạch giữa các quốc gia trong giao lưu HKQT.

- Đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên thế giới về vận tải hàng không an toàn, điều hoà, hiệu quả và kinh tế.

- Khuyến khích các kỹ thuật thiết kế và khai thác tàu bay nhằm các mục đích hoà bình.

6.6 Ở Việt Nam hiện nay, có công ty nào cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không? Liên hệ như thế nào? chuyển hàng hóa hàng không? Liên hệ như thế nào?

Công Ty TNHH On Time Worldwide Logistics (Việt Nam)

Lầu 8, Tòa nhà E.Town 2, 364 Cộng Hòa, P13, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh .

(08 ) 38122358

Hotline: 0913.195.195

anh.tran@sgn.ontime-express.com

One Time Express Ltd - Tập đoàn giao nhận vận chuyển quốc tế chuyên nghiệp với các dịch vụ:

- Vận chuyển đường biển, đường hàng không. - Van chuyen noi dia .

- Thủ tục hải quan. - Dịch vụ kho bãi.

On Time là thành viên của các Hiệp Hội uy tín trong ngành Logistics bao gồm : IATA, VIFFAS, WCA, VCCI, LVA.

Website: www.ontime-express.com

Công Ty TNHH Tư Vấn & Dịch Vụ Phương Lâm

106/5A Phan Tây Hồ, P.7, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

VPGD: 373/31 Lý Thường Kiệt, P. 9, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh .

(08 ) 39900882. Hotline : 0918.594.850 info@phuonglamcs.com

Đại lý giao nhận bằng các phương thức: - Vận tải đa phương thức

- Vận tải đường biển

- Vận tải đường hàng không Website: phuonglamcs.com

Công Ty TNHH Giao Nhận Vương Miện

441/15B Điện Biên Phủ, P. 25, Q. Bình Thạnh,Tp. Hồ Chí Minh .

(08 ) 35127133

ntlinh.zoovn@gmail.com

đường hàng không, dịch vụ khai thuê hải quan, dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu, v.v\...

Dịch vụ giao nhận hàng siêu trường, siêu trọng đi & đến các cảng trên thế giới. Website: www.crownlogisticsvn.com

Con Thoi - Công Ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Con Thoi

351/31 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh,Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM)

(08 ) 54452260

0903751981 và 0909607046 info@shuttlecargo.com.vn

Đơn vị Vận chuyển & CPN hàng hóa chuyên nghiệp trong nước và quốc tế bằng đường bộ, đường biển và hàng không, với các mặt hàng: Hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, may mặc, máy móc, hàng dự án .

Cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất! Website: www.shuttlecargo.com.vn

Công Ty TNHH MTV Thương Mại Dịch Vụ Vận Chuyển NAVA

60/26 Quốc Lộ 13, P. 26, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM)

(08 ) 62588089 info@navacargo.com

Cung cấp dịch vụ Giao nhận vận chuyển bằng đường không, đường bộ, đường biển,.. và các dịch vụ vận tải khác.

Website: navacargo.com

Số 778/07 Nguyễn Kiệm, P. 4, Q. Phú Nhuận,Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM)

( ) 109006097 info@goldtimes.vn trungdv@goldtimes.vn

Thời Gian Vàng - Đơn vị Bưu Chính hùng mạnh với các dịch vụ nổi bật: - Chuyên phát nhanh trong nươc

- Chuyển phát nhanh quốc tế

- Chuyển hàng đường bộ trong nước - Dịch vụ phát hẹn giờ

Chất lượng, tiết kiệm tối đa thời gian & chi phí, Thời Gian Vàng luôn là Đối tác tin cậy của bạn!

Website: goldtimes.vn

Công Ty Chuyển Phát Nhanh Hợp Nhất - TpHCM - Sài Gòn

364 Cộng Hòa, P.13. Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh .

( ) 0902747036, 0988515895 hopnhatsaigon@gmail.com

Chuyên giao nhận trong nước và quốc tế:

+ Chuyển phát nhanh: giao - nhận - tận nơi 63/63 tỉnh, thành phố. + Chuyển phát đường bộ: giao - nhận - tận nơi 63/63 tỉnh, thành phố. + Chuyên tuyến: Mỹ, China,Japan , Malaysia, Singapore, Campuchia …

+ Đặc biệt nhận hàng từ Mỹ, China, Japan, Campuchia bằng đường hàng không và đường biển

Website: youtu.be/bzES4EGwuU8

Công Ty TNHH Giao Nhận TMDV Rồng Á Châu ASIA DRAGON LOGISTICS

24/12/8 Đường 10, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức,Tp. Hồ Chí Minh .

(08 ) 54431936 Hotline: 0909 36 56 16 asiadragonlogistics@gmail.com

Chuyên cung cấp dịch vụ vận tải đường không gồm: Vận chuyển hàng hoá đa phương thức trong nước và quốc tế, DV giao nhận hàng hoá tận nơi (Door to Door, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, chuyển phát nhanh hàng hóa, v.v\... Website: adl.vn

Công Ty TNHH DV Vận Tải Gió Mới NEW WIND EXPRESS

26A1 Bùi Thị Xuân , P. 2, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh .

(08 ) 54490626 - Hotline : 0902.35.36.76 newwind@giomoi.com.vn

Đại lý giao nhận và vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước

Website: newwindexpress.com

20/4 Nguyễn Hữu Thoại, P. 19, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh .

(08 ) 35180499 betty@npco.vn

Chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển, giao nhận hàng hóa trong nước và Quốc Tế bao gồm: Vận chuyển hàng lẻ đi các nước trên thế giới, Dịch vụ khai thuê hải quan, Dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển, Dịch vụ kho bãi, đóng gói, vận chuyển nội địa, Dịch vụ giao nhận tận nơi trên phạm vi toàn cầu Website: npco.vn

6.7 Ba phương tiện chứa hàng là pallet, igloo và container khác nhau như thế nào? Khi nào nên sử dụng phương tiện nào để vận nhau như thế nào? Khi nào nên sử dụng phương tiện nào để vận chuyển hàng hóa?

Về cơ bản thì pallet không phải là một phương tiện để chứa hàng mà để dựng hàng hóa và vận chuyển từ địa điểm này dến địa điểm khác trong kho hàng hay khoang

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn vận tải bảo hiểm ngoại thương Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w