Những yêu cầu cải cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Người tiến hành tố tụng trong cơ quan tòa án nhân dân (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 85)

xử vụ án hình sự của những người tiến hành tố tụng hình sự trong cơ quan Toà án nhân dân

Cải cách là một quá trình đổi mới có mục tiêu rõ ràng, có chương trình, yêu cầu cụ thể phải hoàn thành trong một thời gian nhất định với những biện pháp và lộ trình xác định để giải quyết những vấn đề cấp bách trong thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển xã hội phù hợp với quy luật của cuộc sống.

Cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đây là quá trình đổi mới toàn diện hệ thống tư pháp với trung tâm là hoạt động xét xử nhằm mục tiêu làm cho tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp ngày càng thể hiện đầy đủ, đúng đắn bản chất dân chủ, của dân, do dân, vì dân của quyền tư pháp, phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường. Như vậy, cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay cần phải xuất phát từ chính nhu cầu và cũng là mục tiêu của hệ thống tư pháp là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Việc cải cách tư pháp phải nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, đây phải là nền tư pháp dân chủ, của dân, do dân và vì dân.

Đó là nền tư pháp của những người tiến hành tố tụng lăn lộn với dân, hiểu dân chứ không phải là những quan toà xa vời, tạo ra sự cách biệt với dân. Hệ thống tư pháp phải giản tiện, dễ tiếp cận, đúng pháp luật, nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ hai, nền tư pháp đó phải là nền tư pháp công khai, nghiêm minh,

công bằng, nhân đạo, trách nhiệm trước nhân dân. Tư pháp là biểu hiện của công lý, lẽ phải. Do đó cần cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng, nâng cao chất lượng tranh tụng công khai, dân chủ công bằng tại phiên toà, đảm bảo mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng trước cơ quan tư pháp mà tập trung nhất là tại phiên toà xét xử công khai. Mọi thiệt hại do các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện trong hoạt động tư pháp gây ra đều phải bồi thường theo pháp luật.

Thứ ba, yêu cầu đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan của các cơ

quan tư pháp và những người tiến hành hoạt động tư pháp. Giới hạn duy nhất đối với tính độc lập là sự ràng buộc phải tuân thủ pháp luật trong khi thực hiện hoạt động tư pháp. Vì vậy, yêu cầu về tính độc lập, khách quan cần được cụ thể hoá thành các quy định pháp luật, đặc biệt là quy định rõ về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của từng chức danh tư pháp.

Những yêu cầu cải cách cơ bản mang tính mục tiêu trên đây là phù hợp với xu hướng phát triển của Nhà nước ta trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về xây dựng và hoàn thiện nhà nước và pháp luật trong đó có nhấn mạnh đến nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp như Nghị quyết số

08-NQ/TW ngày 21/2/2002 của Bộ Chính trị về "một số nhiệm vụ trọng tâm

công tác tư pháp trong thời gian tới", đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW về

chiến lược cải cách tư pháp. Theo đó, cải cách hệ thống cơ quan tư pháp từ tổ chức đến cơ chế hoạt động, năng lực cán bộ đã được quán triệt và là nhiệm vụ cấp bách của toàn đảng, toàn dân.

Theo Nghị quyết 49-NQ/TW mục tiêu cải cách tư pháp là "Xây dựng

nền tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lư, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân,.., hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao" [9].

Cải cách tư pháp đối với Toà án chính là cải cách hoạt động xét xử để đem lại hiệu quả cao. Hiệu quả của công tác xét xử phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Yếu tố con người: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả và chất lượng xét xử. Để đánh giá chất lượng xét xử của một Toà án cụ thể ta phải căn cứ vào số lượng các bản án bị Toà án cấp trên cải, sửa, huỷ mà bản án là sản phẩm của HĐXX sau khi đã nghiên cứu hồ sơ, tham gia phiên toà. Thẩm phán là người trực tiếp xét xử các vụ án. Là những người được giao nhiệm vụ thực hiện quyền xét xử, bảo vệ công lý. Bản án đúng hay sai, hợp tình, hợp lý hay không phụ thuộc vào năng lực của HĐXX với vai trò chính của Thẩm phán. Năng lực của Thẩm phán quyết định chất lượng xét xử. Do đó, cải cách hoạt động xét xử của Toà án không thể tách rời với việc cải cách quy chế hoạt động của Thẩm phán.

- Yếu tố pháp luật: để những người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án hoàn thành tốt nhiệm vụ xét xử của mình đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất. Về luật nội dung các quy định rõ ràng cụ thể, đồng bộ và đặc biệt là phải phù hợp với thực tế để khi xét xử, Toà án vận dụng không phải băn khoan về sự lạc hậu của các quy định pháp luật. Về luật tố tụng quy định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng chức danh tư pháp để từ đó những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng áp dụng chính xác. Pháp luật về tố tụng có tác động rất lớn đến chất lượng xét xử. Các quy định của luật tố tụng về nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng cần được xác định rõ, thời hạn tố tụng phải hợp lý. Các chế tài tố tụng cũng phải đảm bảo đủ nghiêm khắc.

Ngoài ra, sự phân công công việc trong Toà án cũng có ý nghĩa rất quan trọng (ví dụ: Tỷ lệ giữa Thẩm phán và Thư ký, các phương tiện kỹ thuật đảm bảo cho phiên toà,...).

hình tố tụng của Việt Nam vẫn theo mô hình kết hợp tranh tụng với xét hỏi. HĐXX phần lớn dựa vào những tài liệu do cơ quan điều tra cung cấp thu thập. Do đó, hiệu quả xét xử của Toà án phụ thuộc rất nhiều vào kết quả xây dựng hồ sơ của cơ quan điều tra. Nếu hồ sơ của cơ quan điều tra không tốt không đầy đủ thì công tác xét xử gặp nhiều khó khăn. Chất lượng điều tra, chức năng công tố tốt sẽ nâng cao chất lượng xét xử của Toà án.

Việc cải cách toàn bộ hệ thống tư pháp nói chung và cơ quan Toà án nói riêng xét cho đến cùng vẫn xuất phát từ mục tiêu đó là hiệu quả trong công tác xét xử của Toà án. Làm sao cải cách để bản án Toà án tuyên luôn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo được quyền tự do của công dân. Vị trí, vai trò của những người tố tụng hình sự trong cơ quan Tòa án như đã phân tích cũng cho thấy Thẩm phán là nhân vật trung tâm của Toà án nên chất lượng xét xử của Toà án phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tư cách của bản thân mỗi người Thẩm phán. Do đó trên cơ sở những cải cách đối với Toà án như trên đã phân tích thì các chức danh tiến hành tố tụng trọng cơ quan Tòa án cũng cần phải có những phương hướng cải cách sao cho phù hợp với sự đổi mới của cơ quan xét xử cụ thể:

- Nâng cao nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành tố tụng trong tranh tụng: Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả xét xử các vụ án nói chung và hoạt động tranh tụng tại các phiên toà hình sự nói riêng là một trong những yêu cầu cấp thiết, một nội dung quan trọng của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Tranh tụng tại phiên toà là hoạt động của Thẩm phán, Hội thẩm và các chủ thể khác (Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, người bị hại) nhằm làm sáng tỏ vụ án, bảo đảm xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Vì vậy, công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta không thể tách rời với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả tranh tụng tại phiên toà.

Tranh tụng tại phiên toà hình sự là cuộc điều tra công khai, là quá trình tranh tụng dân chủ, khách quan và bình đẳng giữa các bên. Hoạt động này có vai trò quyết định đối với toàn bộ quá trình tố tụng hình sự, là một trong những cơ sở quan trọng giúp HĐXX giải quyết đúng đắn vụ án. Khi thực hiện chức năng xét xử mình, những người tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm phải làm sáng tỏ tất cả các tình tiết của vụ án (bao gồm cả các tình tiết buộc tội, các tình tiết gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo) nhưng không phải để buộc tội hay bào chữa đối với bị cáo mà để thực hiện chức năng xét xử nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Từ đó để ra phán quyết đúng đắn về vụ án. Với vai trò là người trọng tài "cầm cán cân công lý" để phân xử giữa bên buộc tội và bên bào chữa, Thẩm phán phải có thái độ vô tư, khách quan và công minh. Xuất phát từ chức năng và vai trò của Toà án, trong quá trình xét xử vụ án, các thành viên của HĐXX không được biểu lộ chính kiến của mình về bất cứ vấn đề gì thuộc nội dung vụ án cũng như các chứng cứ đang xem xét tại phiên toà.

- Về trình độ, năng lực công tác: Khi nói đến xét xử là nói đến hoạt động áp dụng pháp luật. Công việc của những người tiến hành tố tụng là tìm ra sự thật khách quan của vụ án để đưa ra những phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Do đó, cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu về pháp luật, những Thẩm phán có khả năng điều hành phiên toà một cách khoa học. Trước hết yêu cầu là cần phải có kiến thức pháp luật, phải có tính độ cử nhân luật. Ngoài những kiến thức pháp luật cơ bản, còn phải học qua một khoá học đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử cho Thẩm phán, nghiệp vụ thư ký Tòa án. Ngày nay, do yêu cầu phát triển của xã hội nên chất lượng hoạt động xét xử ngày càng phải nâng cao, việc đào tạo sau đại học đối với những người tiến hành tố tụng đang là nhu cầu khuyến khích ở nước ta. Mục tiêu cơ bản của việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ ngành Tòa án là

nhằm trang bị, cập nhật cho họ tất cả các kỹ năng hành nghề cần thiết nhất. Đó là những phương pháp khoa học, kinh nghiệm và kỹ năng áp dụng pháp luật, đặc biệt là pháp luật tố tụng vào việc giải quyết vụ án. Từng chức danh, từng cá nhân tiến hành tố tụng trong hệ thống Tòa án còn phải được đào tạo cơ bản có hệ thống, phải có chuyên môn nghiệp vụ sâu rộng trong lĩnh vực của mình phụ trách. Ngoài ra còn phải có những kiến thức hiểu biết về: kinh tế, văn hoá, ngoại ngữ, tin học.

- Về đạo đức: Những phạm trù đạo đức được vận dụng trong quá trình xét xử các vụ án hình sự cũng là vấn đề rất cần bàn, bởi phạm trù đạo đức tác động trực tiếp tới niềm tin nội tâm của những người tiến hành tố tụng giải quyết vụ án. Những phạm trù đạo đức thể hiện ở mọi giai đoạn tố tụng hình sự, ở hoạt động của mọi chủ thể tham gia tố tụng, trong đó có những người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án nhân dân. Xét xử là giai đoạn quyết định của quá trình tố tụng, được tiến hành công khai, có tranh tụng, do đó, chỉ một biểu hiện nhỏ vi phạm pháp luật hay vi phạm các chuẩn mực đạo đức thì dễ tạo ấn tượng không tốt cho người dân, từ đó làm giảm niềm tin vào công lý và pháp luật. Điều đó đòi hỏi người tiến hành tố tụng ngoài việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật phải tôn trọng các nguyên tắc và giá trị đạo đức. Các giá trị đạo đức được thể hiện ở sự công bằng, vô tư khách quan và lương tâm của người xét xử. Trong xét xử các vụ án hình sự, công bằng là sự đánh giá tương xứng giữa hành vi phạm tội và trách nhiệm trước pháp luật của người phạm tội. Hình phạt được tuyên đối với bị cáo phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm xã hội của tội phạm và nhân thân của người phạm tội. Những người tiến hành tố tụng vừa phải có trách nhiệm xử lý nghiêm minh người phạm tội nhưng vẫn phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Vô tư và khách quan là đòi hỏi về mặt pháp luật cũng như về đạo đức nhưng vô tư không có nghĩa là bàng quan và dửng dưng với số phận con người.

Sự vô tư của HĐXX thể hiện qua việc đảm bảo sự bình đẳng của các bên. Trong mô hình tố tụng nghiêng về xét hỏi như Việt Nam hiện nay, sự áp đặt định kiến của những người xét xử rất dễ xảy ra và điều đó sẽ bất lợi cho bị cáo nếu Thẩm phán không ý thức hết được trách nhiệm của mình trước số phận con người. Sự vô tư và khách quan của những người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án nhân dân còn thể hiện ở chỗ không bị mặc cảm bởi những ấn tượng ban đầu về vụ án hay nhân thân bị cáo cũng như những đương sự khác có lợi trong vụ án. Vì nếu những cảm giác hay ấn tượng ban đầu đó mà không dựa trên những sự kiện thực tế của vụ việc thì những người tiến hành tố tụng rất rễ mắc sai lầm. Điều đặc biệt quan trọng, không thể xét xử vô tư, khách quan khi HĐXX có những hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức như nhận hối lộ để xét xử sai lệch với sự thật. Một vấn đề có ý nghĩa quan trọng về giá trị đạo đức là lương tâm người tiến hành tố tụng. Lương tâm của một người với trọng trách cầm cán cân công lý cần phải thể hiện ở mức độ cao. Đó chính là lương tâm người Thẩm phán nhân danh công lý mà chúng ta thường nói đến. Lương tâm của những người tiến hành tố tụng đòi hỏi họ lựa chọn quyết định một cách trong sáng, sẵn sàng khắc phục những sai sót, mạnh dạn nhận và sửa chữa sai lầm của mình. Lương tâm còn đòi hỏi tính nguyên tắc của nghề nghiệp bởi vì trước mắt họ là pháp luật, là niềm tin và công lý của người dân. Phạm trù lương tâm luôn đi đôi với phạm trù nghĩa vụ của những người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án. Nghĩa vụ đạo đức của những người tiến hành tố tụng này được thể hiện ở việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm công bằng và nghiêm minh, thể hiện sự vô tư khách quan, bảo vệ uy tín của Toà án. Ngoài những phân tích trên, phạm trù đạo đức còn thể hiện ở tính nhân đạo, trung thực, dũng cảm và thanh liêm. Tính nhân đạo không đồng nghĩa với việc xét xử nhẹ tội phạm và người phạm tội so với hành vi nghiêm trọng của họ, mà là xét xử một cách tương xứng tội trạng

đến đâu thì chịu hình phạt đến đó. Ở khía cạnh này, nhân đạo gắn liền phạm trù công bằng. Những người tiến hành tố tụng luôn luôn chỉ tuân theo một tiêu chí:

Một phần của tài liệu Người tiến hành tố tụng trong cơ quan tòa án nhân dân (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)