Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 99)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Thành tựu và nguyên nhân

3.3.1.1. Thành tựu

Trong giai đoạn 2006 - 2014, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, đạt được những thành tựu quan trọng.

Về kinh tế, liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2006 – 2014 tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,4%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm

tỷ trọng nông – lâm – thủy sản. Đến năm 2014, công nghiệp, dịch vụ chiếm gần 90% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Thu ngân sách liên tục tăng nhanh, năm 2014 đạt trên 19,2 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 15,7 nghìn tỷ đồng, GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 64,77 triệu đồng/năm, gấp 20 lần so với khi tái lập tỉnh.

Kinh tế nông nghiệp liên tục tăng trưởng, sản xuất phát triển toàn diện và đúng hướng cơ cấu, cây trồng, vật nuôi chuyển dịch tích cực.

Lĩnh vực công nghiệp có bước tăng trưởng vượt bậc, giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 34,0%/năm, đưa Vĩnh Phúc nằm trong tốp đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp.

Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ cũng đạt mức cao, tăng bình quân 16,6%/năm trong giai đoạn 2006 – 2014.

Các hoạt động xúc tiến đầu tư được đổi mới, nhiều chính sách về cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư được tích cực triển khai như đề án cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2015. Tỉnh quan tâm đầu tư cho các dự án lớn, các ngành kinh tế mũi nhọn, chủ động phát huy nội lực của mọi thành phần kinh tế, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương cho phát triển kinh tế.

3.3.1.2. Nguyên nhân dẫn đến thành tựu

Sở dĩ có được những thành công như vậy là nhờ Đảng bộ tỉnh có sự chỉ đạo đúng đắn, biết chủ động nhạy bén nắm bắt cái mới, chớp thời cơ, đề ra hướng đi đúng,bước đi thích hợp, cách làm sáng tạo.

“Lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng; coi phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng; lấy phát triển du lịch làm mũi nhọn”.

Từ Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 12, nhiệm kỳ 1996 - 2000, Vĩnh Phúc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là phải tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - nông nghiệp - dịch

vụ. Tỉnh ủy đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để cụ thể hóa nhiệm vụ trọng tâm đó. Trong nhiệm kỳ qua (2005 - 2010), Tỉnh ủy đã ban hành nhiều nghị quyết mở đường cho sự phát triển vượt bậc của Vĩnh Phúc; trong đó, có các nghị quyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ. Cụ thể hóa các nghị quyết này, các cấp ủy Ðảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả hàng loạt các chương trình, đề án trọng điểm.

Ðiểm nổi bật trước tiên là các cấp ủy tỉnh Vĩnh Phúc đã sớm khai thác thế mạnh nổi trội của tỉnh về đất đai, lợi thế về giao thông đường bộ, đường sắt và cảng hàng không và nằm cận kề Thủ đô Hà Nội để đầu tư phát triển, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Chỉ tính trong năm năm qua, tỉnh đã thu hút hơn 500 dự án mới, trong đó có 113 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 1,85 tỷ USD; 394 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký 20.497,8 tỷ đồng.

Sớm thực hiện chính sách “tam nông”

Từ tháng 12 - 2006, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 03 về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Vĩnh Phúc đã đi trước cả nước về thực hiện chính sách “tam nôn”. Tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới hỗ trợ nông dân; huy động các nguồn lực đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Chỉ riêng giai đoạn 2006-2010, kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh cho khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 2.300 tỷ đồng. Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, nhất là các công trình trọng điểm, các tuyến giao thông chính, hạ tầng đô thị và nông thôn.

Trong nhiệm kỳ qua, Ðảng bộ Vĩnh Phúc xác định coi phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nông dân, xây dựng nông thôn mới, từng bước khắc phục sự chênh lệch giữa các vùng, các địa phương về đời sống, thu nhập. Trong quá trình CNH, HÐH, Vĩnh Phúc chủ trương phát triển công nghiệp làm nền tảng để tạo sự tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển của các khu vực kinh tế khác, tạo thêm nhiều việc làm mới, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch phần lớn lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang làm công nghiệp; thu được ngân sách cao để tăng tích lũy, tăng đầu tư phát triển, nhất là tái đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ nông dân, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống nông dân. Trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các cấp ủy Ðảng, chính quyền các cấp đã biết dựa vào dân, phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân; thường xuyên tổng kết thực tiễn để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, xây dựng các cơ chế, chính sách mới cho phù hợp, đúng pháp luật, bảo đảm lợi ích của nhân dân

Vĩnh Phúc đã chọn được hướng đi đúng cho quá trình phát triển, đó là coi phát triển công nghiệp làm nền tảng và thu hút đầu tư nước ngoài là động lực trong phát triển kinh tế như Nhật Bản nửa sau thế kỷ XIX và của Đài Loan nửa đầu thế kỷ XX. Đồng thời Vĩnh Phúc có chính sách trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư đến hoạt động tại tỉnh, coi sự thành công của các nhà đầu tư cũng là thành công của tỉnh Vĩnh Phúc và mong muốn các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều gặt hái được thành quả. Vì thế, khi các nhà đầu tư vào đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi đặc biệt, chẳng hạn các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp là 15% thay vì 28%, miễn thuế nhập khẩu đối với các dự án thuộc danh mục phụ tùng, cơ khí điện tử, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu vật tư, linh

kiện trong vòng 5 năm kể từ ngày đi vào sản xuất đối với các dự án đầu tư vào các địa bàn kinh tế xã hội khó khăn…

Đồng thời nhận thức rõ và phát huy lợi thế so sánh, có biện pháp tích cực để tiến hành CNH, HĐH. Tỉnh luôn quan tâm tới việc phát huy nguồn lực con người.

Sau khi tái lập, Vĩnh Phúc đã rất chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau nhiều năm xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp, đến nay Vĩnh Phúc đã quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp của tỉnh và cụm công nghiệp các huyện, thành phố. Tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, các tập đoàn kinh tế lớn, vốn vay, tài trợ và lớn nhất là đóng góp của nhân dân, tỉnh đã đầu tư nâng cấp, xây mới và đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng bao gồm: Hạ tầng giao thông vận tải, cung cấp nước sạch, điện lực, thủy lợi, bưu chính viễn thông một số dự án công nhiệp, dịch vụ chủ lực… từng bước hạn chế những khó khăn, tạo ra bước phát triển vượt bậc.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khách quan khác:

Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế công nghiệp, ngành kinh tế quan trọng ở nước ta hiện nay, gần thủ đô Hà Nội, gần khu tăng trưởng kinh tế phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). Tất cả những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, truyền thống văn hóa xã hội đã tạo cho Vĩnh Phúc lợi thế đặc biệt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của địa phương.

Vĩnh Phúc có nguồn nhân lực dồi dào, vốn vẫn được coi là miền đất học, con người Vĩnh Phúc sáng dạ, có khả năng tiếp thu nhanh trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Những năm vừa qua, tỉnh đã rất chú trọng

việc xây dựng các trường đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và giúp các tỉnh bạn.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1. Hạn chế 3.3.2.1. Hạn chế

Từ khi tái lập năm 1997 đến nay, nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc bước đầu được cấu trúc lại theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Qua quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh trong thời gian qua đã ghi nhận những thay đổi nhất định trong cơ cấu GDP. Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh vẫn còn không ít mặt hạn chế.

Tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh chưa thực sự ổn định, vững chắc, từ đó dẫn tới tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế còn thay đổi nhiều, cơ cấu ngành còn mất cân đối. Nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, nhiều nguồn lực và tiềm năng kinh tế của tỉnh chưa được huy động và sử dụng tốt. Chất lượng hoạch định chính sách còn hạn chế là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chính sách tổ chức thực hiện thiếu tính khả thi và không đạt mục tiêu của chính sách.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp, nhất là các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước… Lĩnh vực dịch vụ phát triển chậm, chất lượng còn thấp, chưa tương xứng với phát triển công nghiệp. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập, nhu cầu đầu tư cho hạ tầng rất lớn song khả năng đáp ứng của ngân sách còn hạn chế.

Trong nông nghiệp bôc lộ nhiều hạn chế bất cập. Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ; việc dồn điền đổi thửa còn chậm nên hạn chế việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới hoá vào sản xuất, chậm hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung.

Trình độ lao động nông nghiệp không đồng đều, tỷ lệ lao động là người già và trẻ em có xu hướng tăng, gây khó khăn cho ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Việc hình thành các vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá và khu chăn nuôi tập trung còn chậm; nguyên nhân chủ yếu do công tác tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng, cơ chế quản lý chưa được đổi mới cho phù hợp.

Chương trình giống cây trồng vật nuôi chưa khai thác hết tiềm năng. Nguyên nhân do việc cụ thể hoá nội dung Nghị quyết số 06/2007/NQ-HĐND của HĐND tỉnh chậm, mặt khác do các đơn vị, địa phương chưa chủ động đề xuất các nội dung, dự án cụ thể để tổ chức thực hiện.

Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán vẫn chiếm tỷ lệ cao gây rất nhiều khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Nhận thức của hộ chăn nuôi về vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật còn hạn chế, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về phòng chống dịch bệnh, là nguy cơ tiềm ẩn tái phát và lây lan dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm, long móng lở mồm gia súc, tai xanh ở lợn.

Một số chính quyền cấp cơ sở chưa thực sự quan tâm đến công tác thú y, còn có tư tưởng chủ quan và thường giao thẳng cho cán bộ thú y cơ sở, thiếu kiểm tra đôn đốc…Hệ thống thú y cơ sở tuy đã được kiện toàn nhưng cán bộ thú y vẫn kiêm nhiệm nhiều việc của địa phương; trình độ, năng lực của nhiều cán bộ còn yếu, địa bàn nhiều xã rộng, nên việc quản lý, giám sát dịch bệnh, tham mưu tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch thực hiện chưa tốt.

Các HTX, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phát triển tuy có cao hơn năm trước nhưng vẫn còn sản xuất manh mún, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý điều hành của cán bộ còn yếu. Năng suất lao động trong nông nghiệp – nông thôn thấp, đời sống của một bộ phận nông dân còn nhiều khó khăn.

3.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Những tồn tại trên đều có nguyên nhân chung là chưa có chính sách đầu tư và phát triển hợp lý để triển khai thực hiện và cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan liên quan dưới sự chỉ đạo chung của tỉnh.

Công tác lập quy hoạch còn chậm, chất lượng quy hoạch chưa cao; việc điều chỉnh, bổ sung, cập nhật quy hoạch chưa kịp thời; Năng lực quản lý, thực hiện quy hoạch còn yếu. Công tác chuẩn bị đầu tư chậm. Hệ thống cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa đồng bộ và còn nhiều vướng mắc.

Biên chế cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện, thiết bị, kinh phí hoạt động cho ngành nông nghiệp chưa đáp ứng với nhiệm vụ chuyên môn.

Tổ chức bộ máy quản lý về nông nghiệp, nông thôn đang trong quá trình hoàn thiện còn nhiều bất cập, hiệu quả hoạt động chưa cao, nhất là cấp huyện và cấp xã. Số lượng cán bộ thiếu và yếu cả về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nhà nước.

Nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng về VSATTP nông – lâm - thuỷ sản còn hạn chế; một số nơi chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức; Bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP nông lâm thuỷ sản các cấp còn mỏng, điều kiện và phương tiện, kinh phí hoạt động còn hạn chế; vai trò giám sát của cơ quan QLNN các cấp, của cộng đồng về VSATTP chưa được phát huy; hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP còn thiếu, chưa đồng bộ, còn chồng chéo trong việc phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị…

Ngoài ra, cũng còn do một số nguyên nhân khách quan như:

Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới (lạm phát, giảm phát, giá cả biến đổi bất thường, tỷ lệ thất nghiệp cao…).

Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất đặc thù, có tính rủi ro cao do chịu tác động trực tiếp của các điều kiện tự nhiên (đặc biệt là trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu mà nước ta được cảnh báo là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và nặng nề nhất); thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn và có nguy cơ bùng phát...

Một số chính sách về xuất nhập khẩu nông sản hàng hoá của Chính phủ gây nên những biến động về thị trường và tâm lý tiêu dùng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp trong nước.

Tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh còn thấp, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao.

Chương 4

QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC GIAI

ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN 2030

4.1. NHỮNG NHÂN TỐ MỚI ẢNH HƯỞNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC

4.1.1.Bối cảnh mới của đất nước và ảnh hưởng

Nhìn tổng thể bối cảnh trong nước, Vĩnh Phúc và các tỉnh, thành phố khá có những thuận lợi cơ bản:

Trước hết, đó là sự ổn định về chính trị - xã hội, đường lối mới của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhà

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)