Nhóm các nhân tố đầu vào của sản xuất

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3.1. Nhóm các nhân tố đầu vào của sản xuất

* Các nguồn lực tự nhiên

Các nguồn tự nhiên là nguồn lực do thiên nhiên ban tặng bao gồm: quy mô, chất lượng đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước, vị trí đại lý khoáng sản… Nhóm yếu tố này quyết định lợi thế nguồn lực tự nhiên của từng địa phương, chúng có mối quan hệ đan xen vào nhau, ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên đến quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trước hết phải làm rõ các yếu tố này để từ đó nhìn nhận được vấn đề thuận lợi cũng như khó khăn trong suốt quá trình chuyển dịch.

Vị trí địa lý thuận lợi, cảnh quan, môi trường…là cơ sở để phát triển các ngành dịch vụ vận tải, du lịch….Tóm lại, tài nguyên thiên nhiên là cơ sở xuất phát tự nhiên quan trọng để hình thành cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế.

Nguồn lực tự nhiên là lợi thế so sánh, là cơ sở để đẩy mạnh một số ngành sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ, cung ứng vốn cho nền kinh tế, thực hiện nhập khẩu máy móc công nghệ hiện đại, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Vị trí địa lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc hình thành cơ cấu kinh tế. Một nước hay một vùng được đánh giá là có khả năng

mở rộng thị trường, tiếp nhận các nguồn lực từ bên ngoài thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch hay không là phụ thuộc vào vị trí địa lý của nó. Với một vị trí địa lý bất lợi thì việc thu hút các nguồn lực bên ngoài, phát huy các nguồn lực bên trong sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế, bởi nó là căn cứ cho việc bố trí ngành sản xuất.

Khí hậu thủy văn là nguồn tài nguyên liên quan và tác nhân ảnh hưởng đến các ngành kinh tế quốc dân. Đáng chú ý là trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố này có ảnh hưởng tới mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, năng xuất, chất lượng sản phẩm.

Tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Đất đai, rừng, nguồn nước, khoáng sản… Sự phân bổ và khai thác tài nguyên có tác dụng quan trọng đối với phát triển các ngành kinh tế. Hiện nay, nguồn tài nguyên đang đứng trước nguy cơ khan hiếm và cạn kiệt. Đây là khó khăn, cũng là thách thức đối với quá trình tăng trưởng kinh tế, hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế. Con đường để khắc phục thực trạng này là dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ, đồng thời tiến hành dò tìm, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và phát triển hteo hướng kinh tế tri thức.

Có thể thấy rằng tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên phong phú, thuận lợi sẽ tạo điều kiện để phát tiển du lịch, ngư nghiệp, nông nghiệp… là cơ sở tự nhiên cho việc hình thành thế mạnh những vùng kinh tế và các ngành kinh tế khác nhau của đất nước. Sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là nhân tố phải tính đến trong quá trình hoạch định chiến lược cơ cấu.

Vậy các nguồn lực tự nhiên là nhân tố đầu tiên có ảnh hưởng mạnh tới thiên hướng tự nhiên của cơ cấu sản xuất của một nền kinh tế. Trong nhiều trường hợp chúng tạo nên cái mà các nhà kinh tế gọi là “lợi thế tuyệt đối”

trong phân công lao động quốc tế của các nền kinh tế. Song để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tập trung nâng cấp khoa học – công nghệ và kỹ thuật nhằm chuyển từ cung cấp các sản phẩm thô sang các sản phẩm của công nghiệp chế biến.

* Nguồn lực con người

Nguồn nhân lực con người từ lâu được xem là yếu tố có ý nghĩa quyết định với quá trình sản xuất. Ở những thời điểm nhất định, việc phân bố nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu của nền kinh tế.

Nguồn nhân lực được xem trên các khía cạnh: quy mô nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và xu hướng biến đổi của nguồn nhân lực.

Quy mô nguồn nhân lực là số lượng lực lượng lao động của xã hội, biểu hiện ở một số người trong độ tuổi, có khả năng và sẵn sàng lao động. Quy mô nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hình thành cơ cấu nền kinh tế. Để cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách có hiệu quả, trong một trình độ khoa học – công nghệ nhất định cần có một lực lượng lao động thích hợp. Nếu quy mô nguồn nhân lực quá nhỏ so với yêu cầu của nền kinh tế như vậy sẽ có một cơ cấu kinh tế với những ngành kinh tế sử dụng ít lao động. Ngược lại, nếu quy mô nguồn nhân lực quá lớn, “ dư thừa lao động”, sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế có khả năng toàn dụng lao động, với những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động sẽ được ưu tiên phát triển. Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế đối ngoại, quy mô nguồn nhân lực không chỉ phụ thuộc vào dân số trong nước mà còn phụ thuộc vào sự di dân và di chuyển lao động quốc tế.

Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh ở các tố chất về sức khoẻ, phẩm chất đạo đức( tính cần cù, siêng năng, yêu lao động, có trách nhiệm với công việc,có tự trọng, có kỷ luật lao động...), trình độ tay nghề, kỹ năng lao động

và kiến thức. Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chất lượng nguồn nhân lực mà càng cao thì những ngành, những lĩnh vực đòi hỏi lao động đã qua đào tạo, có tay nghề càng cao có điều kiện phát triển. Trong các nhân tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực thì trình độ tay nghề, kỹ năng lao động và kiến thức có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mà thành tố này là chất lượng nguồn nhân lực là sản phẩm của quá trình giáo dục đào tạo. Đây cũng chính là lý do để nhiều nhà kinh tế cho rằng đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư không chỉ cho sự phát triển xã hội mà là đầu tư cho sự phát triển sản xuất kinh doanh.

Xu hướng thay đổi của nhân lực là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, sự biến động này không phải lúc nào cũng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Ở các nước phát triển, xu hướng lão hoá dân số đang diễn ra mạnh mẽ, còn ở các nước đang phát triển đang ở vào thời kỳ có mức tăng trưởng dân số cao, nhưng trình độ của nguồn nhân lực lại chưa cao. Ở mỗi nước cần có các biện pháp nhằm điều chỉnh xu hướng thay đổi nhân khẩu sao cho phù hợp với sự phát triển.

Dân số lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế, nó có tác động mạnh tới quá trình hình thành và phát triển quan hệ công nghiệp – nông nghiêp – dịch vụ. Trong đó, lao động là một yếu tố sản xuất trực tiếp trong quá trình sản xuất. Tăng trưởng dân số thường được xem là nhân tố tích cực trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế. Một lực lượng lao động dồi dào có nghĩa là nguồn nhân lực sản xuất nhiều hơn trong khi đó dân số làm tăng tiềm năng của thị trường nội địa. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số có thể làm tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, gây áp lực lên tài nguyên thiên nhiên và nếu khu vực nông nghiệp không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm do dân số tăng thì sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Chính vì

vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có tác dụng kích thích tăng trưởng các ngành, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có ý nghĩa nâng cao chất lượng cơ cấu của nền kinh tế.

Sự tác động của nhân tố dân số và lao động lên quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem xét trên các mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất, kết cấu dân cư và trình độ dân trí, khả năng tiếp thu khoa học

công nghệ mới… là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh trong các ngành hoạt động, là nhân tố thúc đẩy tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất.

Thứ hai, quy mô dân số, kết cấu dân cư và thu nhập của họ có ảnh

hưởng đến quy mô, cơ cấu nhu cầu thị trường. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp và các ngành phục vụ tiêu dùng.

Thứ ba, sự phát triển các ngành nghề truyền thống trong công nghiệp

cũng như trong các ngành kinh tế khác thường gắn liền với tập quán, truyền thống, phong tục cuả một địa phương. Sự phát triển và chuyển hóa các nghề này gắn chặt với đội ngũ nghệ nhân. Sản phẩm của các ngành nghề này hầu hết là các sản phẩm độc đáo, có ưu thế và được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.

Nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người ở từng khác nhau sẽ có những tác động khác nhau lên CDCCKT ngành của địa phương đó.

* Nguồn vốn

Vốn là chìa khóa cho mọi sự phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Quy mô vốn đầu tư luôn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ, phát triển giáo dục, đầu tư cho sản xuất trong các ngành kinh tế… giúp cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khi vốn đầu tư được tăng cường sẽ có tác dụng chuyển dịch lao động

giữa các ngành. Tuy nhiên, đối với các nước đang và kém phát triển, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, lượng vốn đầu tư nhỏ là rào cản ngăn trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Nguồn vốn phục vụ quá trình chuyển dịch quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ được huy động từ trong nước mà còn được huy động từ nước ngoài. Trong điều kiện tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp thì các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài là động lực mạnh mẽ, tạo đà thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Vậy để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cần phải huy động tối đa các nguồn vốn trong nước, bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

* Tiến bộ khoa học công nghệ và kết cấu hạ tầng

Nhân tố này có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế chỉ có thể chuyển dịch theo hướng hiện đại một cách nhanh chóng khi nền kinh tế đã có một tiềm lực khoa học công nghệ nhất định, có khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất sẽ có tác dụng mạnh mẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng xuất, chất lượng hiệu quả của các ngành. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt sự bùng nổ của công nghệ thông tin tạo nên những bước nhảy vọt trong mọi kĩnh vực sản xuất, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước vì thông tin nhanh chóng làm cho sản xuất, kinh doanh được điều chỉnh nhanh nhạy, hợp lý hơn, dẫn đến cơ cấu sản xuất được thay đổi phù hợp hơn với thị trường và lợi ích của từng nước. Tiến bộ khoa học, công nghệ không những chỉ tạo ra khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỷ trọng của chúng trong tổng thể nền kinh tế mà còn tạo ra những nhu cầu mới, đòi hỏi sự xuất hiện của một số ngành công nghiệp công nghệ tiên tiến như: Dầu khí, điện tử… Do đó, có triển

vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, tiến bộ khoa học – công nghệ cho phép tạo ra sản phẩm mới chất lượng cao, chi phí kinh doanh hạ. Vì vậy, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Kết quả làm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung theo hướng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới.

Kết cấu hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Muốn công nghiệp và dịch vụ phát triển thì đầu tiên phải có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Kinh nghiệm của hầu hết các tỉnh có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh ở Việt Nam đều cho thấy, cần có một kết cấu hạ tầng đồng bộ. Vậy muốn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)